Tải file tài liệu tại đây:

  1. File bài giảng của cô Bưởi
  2. Đề cương thảo luận chi tiết

Câu 1: Phân biệt lãnh đạo và quản lí. Trình bày những nội dung cơ bản của hoạt động lãnh đạo quản lý ở cơ sở. Người lãnh đạo quản lý cần có những phẩm chất gì để làm việc có hiệu quả? Liên hệ thực tiễn các vấn đề trên ở cơ sở các anh chị hiện nay?
I. Phân biệt lãnh đạo và quản lý:
Khái niệm hoạt động lãnh đạo, quản lý:
·         Khái niệm  hoạt động  lãnh đạo: Hoạt động lãnh đạo là hoạt động của người lãnh đạo mang tính định hướng, gây ảnh hưởng, tạo niềm tin, thuyết phục người khác để họ đồng thuận với người lãnh đạo cùng thực hiện mục tiêu đề ra
·         Khái niệm hoạt động quản lý: Quản lý mang tính kỹ thuật, quy trình, được quy định rõ trong khuôn khổ các thể chế xác định. Nhà quản lý sử dụng quyền lực để điều hành người khác

Quản lý Lãnh đạo
Định hướng Lên kế hoạch, lập ngân sách Hoạch định chiến lược, tầm nhìn
Tổ chức Tổ chức và tuyển dụng
Hướng dẫn và kiểm soát
Tạo ra các ranh giới, rào cản
Tạo văn hóa và giá trị chung
Giúp người khác tiến bộ
Giảm rào cản, ranh giới
Quan hệ Tập trung vào mục tiêu-định vị, thiết lập hàng hóa dịch vụ Tập trung vào con người, truyền lửa và khích lệ con người
Tính cách Hành động theo kiểu ông chủ
Giữ khoảng cách tình cảm
Máy móc
Tuân thủ
Chỉ dẫn
Tạo điều kiện cho mọi người
Có mối liên hệ tình cảm
Khoáng đạt, quan tâm
Khích lệ, phá cách
Lắng nghe
Kết quả Duy trì sự ổn định, tạo văn hóa hiệu quả Tạo sự thay đổi và văn hóa hội nhập

II. Trình bày những nội dung cơ bản của hoạt động lãnh đạo quản lý ở cơ sở.
– Khái niệm hoạt động LĐQL: là quá trình tác động qua lại giữa chủ thể LĐQL với đối tượng QL để đạt mục tiêu.
. Khái niệm cấp cơ sở: cấp cơ sở là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.
Nội dung cơ bản của hoạt động LĐQL ở cơ sở gồm:
a) Hoạch định:
+ Dự báo
+ Xác định mục tiêu
+ Lập kế hoạch:
– xây dựng chương trình hành động
– lập kế hoạch hành động cho từng mục tiêu, từng bộ phận và theo thời gian:
– Một là: kế hoạch hoạt động thường kỳ của cơ sở, bao gồm: (hành động, kinh phí, con người)
– Hai là: kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu
b) Tổ chức thực hiện:
+ Huy động, bố trí, sử dụng nguồn lực: tài chính và vật tư, thiết bị.
+ Thiết lập và củng cố, đổi mới bộ máy tổ chức, quản lý.
+ Hoạt động đối ngoại.
c) Kiểm tra, đánh giá:
+ Xây dựng và điều hành chế độ kiểm tra
+ Xây dựng và điều hành chế độ đánh giá.
+ Xây dựng truyền thống, văn hoá cấp cơ sở.
c) Người lãnh đạo quản lý cần có những phẩm chất gì để làm việc có hiệu quả :
Khả năng gây ảnh hưởng đến người khác: thuyết phục người khác nghe theo sự chỉ dẫn của mình. Điều này đòi hỏi sự khéo léo, tài ngoại giao và một số kỹ năng làm việc với con người.
Khả năng khơi dậy sự tự tin: bằng cách làm gương và/hoặc đặt ra chuẩn mực cao.
Tính kiên định: rất quan trọng khi một tập thể có sự khác biết về chính kiến và quan điểm.
Tính đáng tin cậy: không bao giờ khiến tập thể thất vọng.
Lòng chính trực: không nhượng bộ trong việc giữ vững các chuẩn mực đã đề ra.
Một quá trình phấn đấu và thành công: một người lãnh đạo giỏi thường luôn dễ nhận ra khi nhìn vào bề dày thành tích mà họ đã gặt hái được. Điều này tạo sự tôn trọng ở cấp dưới, đồng thời cũng mang lại sự tự tin cho bản thân lãnh đạo.
Công bằng: luôn vô tư, không thiên vị một phía nào.
Biết lắng nghe: hơn là chỉ biết áp đặt và lấn lướt trong mọi cuộc thảo luận.
Nhất quán: không bẻ cong các giá trị hay quy tắc để chiều theo hoàn cảnh.
Quan tâm chân thành đến người khác: yêu quý, hòa đồng với mọi người.
Bộc lộ sự tin tưởng vào tập thể: luôn luôn sẵn sàng trao lại quyền lực, quyền hạn và trách nhiệm cho tập thể.
Đánh giá công trạng đúng người: thay vì cho rằng tất cả công trạng đều của người lãnh đạo.
Sát cánh bên tập thể: không chối bỏ trách nhiệm khi gặp khó khăn.
Cung cấp thông tin kịp thời cho tập thể: không tỏ ra “bí mật” để chứng tỏ mình quan trọng.
III. Liên hệ thực tiễn ở đơn vị:
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát năm 2015, có nội dung kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới về tài chính trong đảng và Đảng uỷ viên phụ trách tài chính Đảng uỷ.
1. Xây dựng mục tiêu:
+ Dự báo: kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục những sai phạm (nếu có) trong lĩnh vực tài chính đảng.
+ Xác định mục tiêu: kiểm tra tài chính đảng của các tổ chức đảng cấp dưới (chi bộ 01 và chi bộ công an) và đảng uỷ viên phụ trách tài chính đảng uỷ (đ/c Nguyễn Thị A)
+ Lập kế hoạch thực hiện:
– Yêu cầu, mục đích kiểm tra.
– Nội dung, thành phần đoàn kiểm tra.
– Đối tượng kiểm tra.
– Cập nhật thông tin mới nhất về quy định tài chính trong đảng làm cơ sở kiểm tra.
– Trình phê duyệt kế hoạch kiểm tra cho Bí thư đảng uỷ phường.
2. Tổ chức thực hiện:
+ Huy động nguồn lực:
– Nhân lực: UBKT đảng uỷ phường, đại diện cấp uỷ chi bộ + đ/c phụ trách tài chính 02 chi bộ. Riêng đảng uỷ viên phụ trách tài chính đảng uỷ, sẽ tiến hành với sự có mặt của Bí thư đảng uỷ hoặc Phó bí thư đảng uỷ.
– Vật lực: mẫu biên bản, sổ thu – chi tài chính, báo cáo thu – chi tài chính của các đơn vị.
– Tài lực: nguồn kinh phí cho công tác kiểm tra, giám sát của đảng uỷ phường (dự toán từ đầu năm 2015)
+ Phối hợp nguồn lực:
– Nội dung, quy trình và thời gian thực hiện theo kế hoạch đã phê duyệt.
– Cấp uỷ chi bộ phối hợp cùng UBKT.
3. Kiểm tra, đánh giá:
+ Căn cứ vào kế hoạch đã xây dựng, các bộ phận, cá nhân tiến hành thực hiện, báo cáo những khó khăn phát sinh cho chủ nhiệm UBKT theo dõi, chỉ đạo.
4. Điều chỉnh:
+ Kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh để đảm bảo thực hiện theo kế hoạch đã phê duyệt.
+ Khắc phục các phát sinh ngoài dự kiến: thất lạc các chứng từ, chi chưa đảm bảo quy định…
+ Lưu hồ sơ, các biên bản để làm cơ sở khi cần thiết.

By ThanhVL

Leave a Reply