Tải file tài liệu tham khảo ở đây: Đề cương thảo luận chi tiết

Câu 1: Anh chị hãy phân tích vị trí vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam?Liên hệ thực tiễn ở cơ sở
A. CHỦ ĐỀ: Vị trí, vai trò của Mặt Trận Tổ Quốc
B. TRỌNG TÂM:
1. Khái niệm Mặt Trận Tổ Quốc
2. Vị trí, vai trò, chức năng hoạt động của Mặt Trận Tổ Quốc
C. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Khái niệm : Mặt trận tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, tổ chức CT-XH, tổ chức XH và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp XH, các dân tộc tôn giáo và người VN định cư ở nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều đó khẳng định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận không thể thiếu được của hệ thống chính trị nước ta.
* Vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:
Vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được quy định rõ trong Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Cương lĩnh xây dựng đã nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) được Đại hội XI của Đảng thông qua cũng ghi rõ:”Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên vừa là người lãnh đạo Mặt trận…”1.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một phần của hệ thống chính trị. Điều này xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, xuất phát từ thể chế chính trị: nước ta là nước dân chủ, mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Đây còn là vấn đề lịch sử, vấn đề tuyền thống từ khi có Đảng là có Mặt trận. Sau khi giành được chính quyền, Đảng, chính quyền, Mặt trận là những bộ phận hợp thành hệ thống chính trị. Tuy vai trò, vị trí, chức năng và phương thức hoạt động có khác nhau nhưng đều là công cụ để thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân và cùng có chung một mục đích là phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình độc lập thống nhất, dân chủ, giàu mạnh, có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế.
“Mặt trận Tổ quốc là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân” – điều đó xác định rõ hơn vị trí của Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo Mặt trận.
* Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:
Mặt trận Tổ quốc có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ nhân dân thực hiện việc hiệp thương và phối hợp thống nhất hành động giữa các thành viên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh.
Vai trò của Mặt trận không phải tự Mặt trận khẳng định mà do chính nhân dân, chính lịch sử thừa nhận. Thắng lợi huy hoàng của Cách mạng Tháng Tám 1945 gắn liền với sự nghiệp của Mặt trận Việt Minh. Thành tích của Mặt trận Việt Minh chính là sự kế tục sự nghiệp cách mạng đã được chuẩn bị từ trước của Hội Phản đế đồng minh (1930-1936) và của Mặt trân Dân chủ Đông Dương (1936-1939). Tiếp theo Mặt trận Việt Minh là Mặt trận Liên Việt đã góp phần đưa cuộc tháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi. Kế tục Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời đã đoàn kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã cùng với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam đoàn kết nhân dân cả nước làm tròn sứ mệnh lịch sử vẻ vang: giải phóng miền Nam bảo vệ miền Bắc, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Từ khi đất nước thống nhất, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta còn tồn tại lâu dài các giai cấp tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo. Với nền kinh tế nhiều thành phần có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất nhưng cơ cấu, tính chất, vị trí của các giai cấp trong xã hội đã thay đổi nhiều cùng với những biến đổi to lớn về kinh tế – xã hội. Mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội là quan hệ đoàn kết, hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều tổ chức xã hội – nghề nghiệp ra đời. Sự phát triển của khoa học – công nghệ, sự giao lưu văn hóa không ngừng đã tác động đến lối sống và nếp nghĩ của mọi tầng lớp mọi người trong xã hội.
Như vậy, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với nền dân chủ ngày càng phát triển thì vai trò của Mặt trận và các đoàn thể ngày càng được mở rộng. Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…”2. Do đó, nâng cao vai trò của Mặt trận trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội là một yêu cầu khách quan, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Liên hệ thực tiễn :
Chính quyền Quận và Mặt Trận Tổ Quốc tại Quận 12, hàng năm có vận động chi hỗ trợ chăm lo cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn tại địạ bàn vào các dịp lễ Quốc tế Thiếu Nhi, , trung thu yêu thương hoạt động Mừng Đảng Mừng Xuân.Bên cạnh đó, MTTQ còn vận động đóng góp quỹ người nghèo bằng 1 ngày công của CB/CNVC của Quận để giúp đỡ , chăm lo cuộc sống của những người khó khăn đúng lúc, kịp thời.

Câu 2: Anh chị hãy phân tích quyền và trách nhiệm của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam và liên hệ việc thực hiện các nội dung này ở địa phương này

A. CHỦ ĐỀ : Nghiệp vụ công tác Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam
B. TRỌNG TÂM:
Quyền và trách nhiệm của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam
Nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
C. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Điều 2 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định nhiệm vụ của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam là:
-Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân.
– Tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và Pháp Luật.
-Giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước.
-Tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước.
– Tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.
– Tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới.
*Liên hệ thực tiễn:
Mặt Trận Tổ Quốc ở địa Quận 12 là cơ quan nhà nước, đại diện dân cử và cán bộ công chức Nhà nước.Bên cạnh đó MTTQ động viên nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.MTTQ cũng lắng nghe lấy ý kiến của nhân dân trong địa bàn để kiến nghị với Đảng và Nhà Nước.

Câu 3:Anh, (chị) hãy phân tích vị trí vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam và mục tiêu xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn hiện nay

C. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Khái niệm về giai cấp công nhân :
Giai cấp công nhân nước ta có vị trí vai trò to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, dưới sự lãnh đạo Đảng.Trong giai đoạn hiện nay, vị trí vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam được thực tiễn công cuộc đổi mới khẳng định:Giai cấp công nhân nước ta có sứ mệnh lịch sử to lớn: Là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng Sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.
1. Vị trí, vai trò của giai cấp công nhânVN:
Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam:Là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, lớp công nhân đầu tiên xuất hiện gắn liền với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897) và thực sự trở thành giai cấp công nhân Việt nam từ thời kỳ khai thác thuộc địa của thực dân Pháp lần thứ hai (1924-1929). Cùng với quá trình phảt triển của cách mạng, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành bộ phận của đội ngũ giai cấp công nhân quốc tế. Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có đặc điểm riêng:
Thứ nhất: Sinh ra và lớn lên từ một nước vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, có truyền thống yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc, dù còn non trẻ, nhỏ bé, song giai cấp công nhân đã sớm trở thành giai cấp duy nhất được lịch sử, dân tộc thừa nhận và giao phó sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ sau các phong trào cứu nước theo lập trường Cần Vương, lập trường tư sản và tiểu tư sản thất bại.
Thứ hai: Ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, vừa mới lớn lên, đã tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân quốc tế, nhanh chóng trở thành lực lượng chính trị tự giác và thống nhất, được Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục, đã sớm giác ngộ mục tiêu lý tưởng, chân lý của thời đại: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân Viêt Nam luôn có tinh thần và bản chất cách mạng triệt để.
Thứ ba: Giai cấp công nhân nước ta xuất thân từ nông dân lao động, bị thực dân phong kiến bóc lột, bần cùng hóa nên có mối quan hệ máu thịt với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác. Qua thử thách của cách mạng, liên minh giai cấp đã trở thành động lực và là cơ sở vững chắc cho khối đại đoàn kết dân tộc.
Thứ tư: Từ khi trở thành giai cấp cầm quyền, giai cấp công nhân Việt Nam luôn phát huy bản chất cách mạng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, luôn là lực lượng đi đầu và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng và phát triển nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức hiện đại.
Thứ năm: Quá trình “trí thức hoá” giai cấp công nhân diễn ra mạnh mẽ, từng bước hình thành giai cấp công nhân trí thức Việt Nam.
-Mục tiêu xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn hiện nay:
+ Một là, xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức công dân, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa dân tộc.
+Hai là, xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phát triển nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng,có cơ cấu đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, ngày càng được tri thức hóa, có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, có giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tác phong công nghiệp và tinh thần kỷ luật cao.

Câu 4: Phân tích quan điểm: “Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và sự nỗ lực vươn lên của bản thân mỗi người công nhân, sự tham gia đóng góp tích cực của người sử dụng lao động”. Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác vận dộng công nhân ở cơ sở?

A. CHỦ ĐỀ : Nghiệp vụ công tác công đoàn và vận động công nhân ở cơ sở
B. TRỌNG TÂM:
-Khái niệm giai cấp công nhân Việt Nam.
-Quan điểm xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam
C. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1 Một số khái niệm:
Khái niệm: Giai cấp công nhân Việt Nam như sau: Giai cấp công nhân Việt Nam là một tập đoàn người mà lao động của họ gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hiện đại, thu nhập chủ yếu của họ bằng làm công ăn lương; là lực lượng sản xuất chủ yếu và là lực lượng lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
*Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam: hội nghị TW 6 (khóa X) đã xác định sứ mệnh lịch sử của GCCN Việt Nam như sau: “là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiền phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.
*Quan điểm xây dựng giai cấp công nhân: Nghị quyết số 20/NQ-TW về “tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hội nghị TW 6 (khóa X) đã khẳng định: “Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và sự nỗ lực vươn lên của bản thân mỗi người công nhân, sự tham gia đóng góp tích cực của người sử dụng lao động; trong đó, sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước có vai trò quyết định, Công đoàn có vai trò quan trọng trực tiếp”. Tức là:
– Xây dựng GCCN lớn mạnh là trách nhiệm của hệ thống chính trị toàn xã hội phải tham gia xây dựng, trong đó, sự lãnh đạo của Đảng vả quản lý của Nhả nước có vai trò quyết định, Công đoàn có vai trò quan trọng trực tiếp:
+ Vai trò của Đảng và quản lý của Nhả nước: Thực hiện có hiệu quả chiến lược về GCCN gắn với chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm các chủ trương, chính sách lớn về đào tạo, trí thức hóa công nhân: về chuyển một bộ phận lớn lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp vả dịch vụ; về vấn đề xuất khẩu lao động, kể cả ở các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh ở nước ngoài; vấn đề tạo nguồn để phát triển Đảng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, trong quản lý sản xuất kinh doanh xuất thân từ công nhân; vấn đề nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân,…
– Phát huy mạnh mẽ vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước để giai cấp công nhân là nòng cốt, cùng với giai cấp nông dân vả đội ngũ trí thức, tăng cưởng liên minh công nhân – nông dân tri thức, thực sự là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Phát huy mạnh mẽ vai trò của MTTQ Việt Nam vả các tổ chức chính trị – xã hội trong xây dựng giai cấp công nhân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
– Tăng cường lãnh đạo nhà nước trong xây dựng và thực thi các chính sách, pháp luật để xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh; giải quyết có hiệu quả những vắn đề bức xúc của giai cấp công nhân. Chú ý hơn nữa công tác bồi dưỡng, phát triển đảng trong công nhân. Có cơ chế, chính sách đẩy mạnh việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sừ dụng những cán bộ ưu tú xuất thân từ công nhân, nhất là công nhân trực tiếp sản xuất, tăng dần tỷ lệ cán bộ xuất thân từ công nhân trong bộ máy lãnh đạo các cấp của Đảng nhà nước, công đoàn và các tổ chức chính trị-xã hội khác. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng vả tạo cơ hội phát triển cho những cán bộ trẻ, cán bộ thanh niên có năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức tốt xuất thân từ công nhân.
– Lãnh đạo Đảng và Nhà nước các cấp phải thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của công nhân và công đoàn, tôn trọng và phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của tổ chức công đoàn. Chú trọng lãnh đạo tạo điều kiện để công đoàn phát huy tốt vị trí, vai trò của mình.
– Tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo vả sức chỉến đẩu của tổ chức cơ sở Đảng trong các doanh nghiệp.
– Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và chỉ đạo thực hiện kiên quyết; bổ sung quy định chế tài cụ thể, đủ mạnh trong các luật đã thực hiện nghiêm việc thành lập, hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng và các tổ chức chính trị – xã hội tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; đồng thời coi trọng tuyên truyền, vận động, thuyết phục, khuyến khích các chủ doanh nghiệp của tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đồng tình, ủng hộ, tạo điều kiện để tổ chức đảng và các tổ chức chính trị -xã hội thành lập, hoạt động thuận lợi.
Có chính sach động viên về vật chất, khuyến khích về tinh thần đối/v đội ngũ CB Đng ở DN. Đẩy mạnh công tác đào tạo , bồi dường nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh ch/trị, nhiệt tình, tâm huyết và kỹ năng công tác cho cán bộ đảng ở DN, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt dộng của tổ chức Đng, góp phần xây dựng giai cấp CN lớn mạnh, xây dựng DN thịnh vượng.
+ Vai trò của Công đoàn: Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức CĐ cảc cấp. Nghiên cứu việc quy định cơ cấu đại diện CĐ vào thường vụ cấp ủy ở những nơi có nhiều khu công nghiệp, đông CN.
Các cấp CĐ cần huớng mạnh hoạt động về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt đông chủ yếu, lấy CN, viên chức, lao động làm đối tượng vận động, lấy chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cùa CN, viên chức, người lao động, xây dựng quan hệ lao động hiền hòa, ổn định, tiến bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội làm mục tiêu hoạt động.
CĐ cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền,giáo dục nâng cao giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, ý thức tự lực, tự cường, tinh thần cảnh giác cách mạng, kién định con đuờng xă hội chủ nghĩa cho CN; tập hợp trí tuệ của CN để tham gia xây dựng, bổ sung, sừa đổi và thực hiện chính sách, pháp luật.
Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CĐ cơ sở, nhất là chủ tịch CĐ cơ sở ở DN của tư nhân và DN có vốn đầu tư nước ngoải, về trình độ chính trị, hiểu biết chinh sách, pháp luật lao động vi kỹ năng công tác.
– Xây dựng GCCN vững mạnh là sự vươn lên của mỗi người CN: nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai cấp và bản lĩnh chính trị, ý thức công dân, tinh thần dân tộc, gắn bó thiết tha với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, với chế độ xã hội chủ nghĩa, ỷ chí vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hâu, tỉnh thần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tinh thần phấnn đấu vươn lên ngang tầm thời đại trong điều kiện phát triển kinh tế tri thửc và hội nhập kinh tế quốc tế, quyết tâm chiến thắng trong cạnh tranh, tinh thần đấu tranh xây dựng tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động, lương tâm nghề nghiệp,… cho CN.
• Sự tham gia đỏng góp tích cực của nguời sử dụng lao động: Đề cao trách nhiệm của nguời sử dụng lao động trong việc chăm lo lợi ích, đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân; tính tự giác của người sử dụng lao động và của công nhân trong thực hiện chinh sách, pháp luật
* Giải pháp:
Để xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân lớn mạnh cần phải đẩy mạnh công tác vận động cỏng nhân, đặc biệt là cấp cơ sở. Tập trung thực hiện các nội dung sau:
– Bảo đảm việc làm, đời sống cho công nhân vả người lao động.
– Nâng cao năng lực cán bộ các đoản thể nhân dân đáp ứng yêu cầu vận động công nhân trong thời kỷ đổi mới.
– Thực hiện tổt Quy chế dẫn chủ ở cơ sở.
– Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng ở cơ sở, đề cao trách nhiệm của chính quyền, phát huy vai trò của tổ chức cống đoàn và các tổ chức chính trị xã hội khác trong công tác vận động công nhân.

Câu 5: Anh chị hãy phân tích vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh? Liên hệ thực tiễn ở cơ sở

A. CHỦ ĐỀ: Nghiệp vụ công tác Đoàn Thanh Niên và Vận Động Thanh Niên Ở Cơ Sở
B. TRỌNG TÂM:
Vị trí ,vai trò của thanh niên và của tổ chức Đoàn
C. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Điều 44 Điều lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam xác định rõ: “ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng,thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt trong phong trào thanh niên ; là trường học xã hội chủ nghĩa; đại diện cho quyền lợi của thanh niên; phụ trách Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh.”
– Vị trí, vai trò của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đoàn phối hợp với các cơ quan nhà nước các đoàn thể nhân dân, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội. Hệ thống chính trị ở Việt Nam bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức, đoàn thể chính trị – xã hội, trong đó có Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò là người lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn xã hội. Nhà nước giữ vai trò là người quản lý, điều hành xã hội theo Hiến pháp và pháp luật. Mối quan hệ của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong hệ thống chính trị được thể hiện ở các nội dung cơ bản:

a) Thứ nhất, mối quan hệ của Đoàn đối với Đảng: Đoàn là đội dự bị tin cậy của Đảng, là người kế tục trung thành sự nghiệp, lý tưởng cách mạng của Đảng, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam. Tổ chức Đoàn đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp toàn diện và tuyệt đối của Đảng. Mục tiêu, lý tưởng của Đoàn chính là phấn đấu, thực hiện thắng lợi mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn. Đảng định hướng chính trị cho mọi hoạt động, nguyên tắc tổ chức của Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. Đảng chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ trẻ có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho Đảng. Đoàn tham mưu, đề xuất với Đảng về những vấn đề liên quan đến thanh niên và công tác thanh thiếu nhi, tham gia xây dựng, bảo vệ và tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, đóng góp ý kiến cho đảng viên và sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng.
Mối quan hệ giữa Đảng và Đoàn là một quan hệ gắn bó chặt chẽ. Đảng vững mạnh, kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng là điều kiện phát triển thuận lợi của tổ chức đoàn vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chứa sẽ đem lại sức sống, bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng. Phải coi công tác xây dựng, củng cố tổ chức đoàn là bộ phận hữu cơ, tất yếu là đi trước một bước trong công tác xây dựng đảng theo đúng tinh thần Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25-7-2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là các cấp ủy đảng và đảng viên cần nhận thức đầy đủ và thực hiện quan điểm của Đảng: “Xây dựng Đoàn vững mạnh là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, là xây dựng Đảng trước một bước”, là quá trình xây dựng và chuẩn bị đội dự bị tin cậy bổ sung lực lượng cho Đảng.
b) Thứ hai, mối quan hệ của Đoàn với Nhà nước
– Tổ chức đoàn chịu sự quản lý chung của Nhà nước đối với toàn xã hội; mọi hoạt động của Đoàn nằm trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước thông qua hệ thống tổ chức, bộ máy chính quyền các cấp ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Luật Thanh niên (được Quốc hội thông qua tháng 11-2005 và có hiệu lực từ tháng 7-2006). Nhà nước ban hành các cơ chế, chính sách liên quan đến thanh niên, tạo điều kiện cho các tổ chức của thanh niên phát huy hết khả năng, năng lực của tuổi trẻ để cống hiến, xây dựng đất nước. Nhà nước bảo đảm nguồn kinh phí phương tiện làm việc và hoạt động cho Đoàn.
– Đoàn Thanh niên là chỗ dựa vững chắc, tham gia đóng góp xây dựng, bảo vệ chính quyền nhân dân các cấp; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động đoàn viên thanh niên xung phong, tình nguyện đi đầu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trực tiếp tham gia có hiệu quả vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đoàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, thông qua hệ thống tổ chức đoàn các cấp từ Trung ương đến cơ sở để đề cử những đại biểu ưu tú nhất đại diện cho quyền lợi và tiếng nói của tuổi trẻ vào Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp. Vận động, tuyên truyền, giáo dục đoàn viên trở thành những công dân tốt, gương mẫu, có ích cho xã hội; tích cực, tự giác thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
– Đối với các ban, ngành, tổ chức đoàn phối hợp, liên kết hoạt động trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, dựa trên đường lối, quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về công tác thanh niên, tạo sức mạnh đồng bộ trong công tác đoàn và phong trào thanh thiếu niên.

c) Thứ ba, đối với các tổ chức là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
– Đoàn tích cực, chủ động liên kết, phối hợp hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức, nhằm quy tụ sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết, giáo dục thanh thiếu niên. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – một liên minh chính trị rộng lớn, tập hợp, xây dựng lực lượng đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đoàn phối hợp và thống nhất hành động với các tổ chức thành viên khác trong Mặt trận, góp phần thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

d) Thứ tư, đối với Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
– Đảng trực tiếp giao cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách, dìu dắt, giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Tại Chương IX, Điều lệ Đoàn ghi rõ: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy và phấn đấu trở thành đoàn viên Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, người công dân tốt của đất nước. Ban Chấp hành Đoàn các cấp có trách nhiệm xây dựng tổ chức đội, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thiếu nhi, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các đoàn thể và tổ chức kinh tế – xã hội, chăm lo, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động của Đội.

3. Tính chất cơ bản của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
– Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có các tính chất cơ bản sau:
a) Tính chính trị
– Tổ chức đoàn do Đảng và Bác Hồ sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện, do đó, Đoàn lấy mục tiêu, lý tưởng của Đảng làm mục tiêu phấn đấu của tổ chức mình. Mục tiêu tổng quát đó đã được thông qua tại Đại hội XI của Đảng (2011) là phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Là thành viên của hệ thống chính trị, trong quá trình xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, mỗi bước đi của Đoàn đều có sự lãnh đạo, dìu dắt của Đảng. Do đó, giữa tổ chức đoàn với Đảng có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ, không thể tách rời: đó là sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện và tuyệt đối của Đảng cả trên phương diện tư tưởng, chính trị và tổ chức đối với Đoàn Thanh niên.
– Đảng đưa ra Cương lĩnh, chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển đất nước và hoạch định chiến lược công tác cán bộ cho cả hệ thống chính trị, được cụ thể hoá vào Hiến pháp và pháp luật thành những điều luật cụ thể để mọi công dân, mọi tổ chức trong xã hội thực hiện dưới sự chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước. Do đó, Đoàn Thanh niên phải là lực lượng xung kích đi đầu thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
– Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho tổ chức và hành động; đồng thời đứng vững trên lập trường tư tưởng của giai cấp công nhân, lấy nguyên tắc tập trung dân chủ, phê bình và tự phê bình là những vấn đề cốt lõi, nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và sinh hoạt đảng. Vì vậy, tổ chức đoàn với tư cách là tổ chức quần chúng gần Đảng nhất, là đội dự bị tin cậy của Đảng cũng đứng vững trên những quan điểm, lập trường, nguyên tắc cơ bản trên trong quá trình tổ chức và hoạt động của tổ chức mình.

b) Tính tiên tiến
– Với tư cách là đội dự bị tin cậy của Đảng, là người chủ tương lai của nước nhà, mỗi đoàn viên của Đoàn là những hạt nhân nòng cốt trong mọi sinh hoạt, công tác, hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và phong trào thanh thiếu nhi. Tính tiên tiến thể hiện trước hết ở tinh thần: đâu Đảng, Tổ quốc cần thanh niên có; việc gì khó thanh niên làm với quyết tâm và lòng hăng say của tuổi trẻ nguyện làm theo lời Bác dạy:
Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển,
Quyết chí ắt làm nên.
– Tính tiên tiến thể hiện ở ngay mục tiêu, lý tưởng của Đoàn, ngay trong hành động, việc làm của mỗi đoàn viên, thanh niên, nói đi đôi với làm, học đi đôi với hành; đồng hành cùng thanh niên trong mọi lĩnh vực hoạt động, tiên tiến trong học tập vì ngày mai lập thân, lập nghiệp. Tính tiên tiến còn thể hiện ở việc xung phong, xung kích, tình nguyện, tự nguyện, tự giác trong tất cả các hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội, tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tính tiên tiến còn thể hiện trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc và kế tục truyền thống cách mạng của các thế hệ cha ông đi trước; dám đương đầu đấu tranh với các quan điểm sai trái, đi ngược lại lợi ích của Đảng, Nhà nước và dân tộc, kiên quyết bảo vệ Đảng, chính quyền và tư tưởng Hồ Chí Minh, bênh vực, bảo vệ chân lý, chống lại những thói hư, tật xấu trong xã hội, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh thiếu nhi.
– Mặt khác, tính tiên tiến còn phải được thể hiện rõ nét trong công tác tuyên truyền, phổ biến và bảo vệ pháp luật chấp hành nghiêm pháp luật, trong đó liên quan trước hết đến lĩnh vực: văn hoá giao thông, văn hoá công sở, văn hoá giao tiếp, ứng xử và cải cách hành chính…

c) Tính quần chúng (xã hội)
– Thanh niên là lực lượng to lớn trong xã hội, luôn chiếm tỷ lệ bình quân khoảng 1/3 dân số, do đó tỷ lệ thanh niên có mặt trong các giai tầng của xã hội là rất lớn. Song phải khẳng định rằng, thanh niên có vị trí, vai trò quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh -quốc phòng. Ở đâu có thanh niên, ở đó có sự định hướng chính trị, giúp đỡ, tư vấn, đồng hành cùng thanh niên của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam.

– Tính quần chúng của tổ chức đoàn thể hiện rất rõ ở những hoạt động của công tác đoàn, Hội và phong trào thanh thiếu niên. Những hoạt động đó không chỉ lan tỏa đến những đoàn viên, hội viên mà còn ảnh hưởng đến cả những thanh niên chưa có điều kiện trở thành đoàn viên, hội viên.
– Tính quần chúng còn được thể hiện ở chỗ Đoàn là thành viên tập thể của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, đóng vai trò nòng cốt, định hướng chính trị cho hoạt động của Hội. Đoàn có mối quan hệ phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và xã hội nghề nghiệp… để tạo nguồn lực, điều kiện, góp phần cho các hoạt động.

* Liên hệ thực tiễn:
Mỗi 1 người đoàn viên trong Chi Đoàn Cơ Quan Quận Đoàn 12 đều có tinh thần, đóng góp tích cực, sức trẻ để chi đoàn vững mạnh, trong tháng 03/2016 Chi đoàn có sinh hoạt chủ điểm với chủ đề “ Tự hào và phát huy truyền thống vẻ vang 85 năm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.Đồng thời tặng quà cho các bạn đoàn viên là nữ trong chi đoàn nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
– Thực hiện công trình thanh niên gắn với kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Tặng dụng cụ học tập cho các em học sinh lớp phổ cập phường Thạnh Xuân.Bên cạnh đó, Chi đoàn Cơ Quan Quận Đoàn còn tổ chức tặng báo mực tím, báo khăng quàng đỏ cho các em học sinh trung tâm học tập công đồng phường Thạnh Lộc .
– Đối với Đảng: Đoàn hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của CHI bo CQ QDoan, là đội dự bị tin cậy của Đảng, nguồn cung cấp cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng.

Câu 6: Anh chị hãy phân tích chức năng nhiệm vụ của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam? Liên hệ thực tiễn ở cơ sở

A. CHỦ ĐỀ: : Nghiệp vụ công tác Hội Phụ Nữ và Vận Động Phụ Nữ Ở Cơ Sở
B. TRỌNG TÂM:
Chức năng và nhiệm vụ của Hội
C. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Chức năng:
+ Đại diện cho quyền bình đẳng, dân chủ, lợi ích chính đáng và hợp pháp của phụ nữ tham gia quản lý nhà nước.
+ Hội đoàn kết, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ nâng cao hiểu biết về giới và trình độ về mọi mặt để góp phần thành công trong việc xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chăm lo quyền lợi phụ nữ.
Nhiệm vụ:
+ Động viên phụ nữ tự lực, tự cường nâng cao hiểu biết về giới về luật pháp, chính sách và trình độ mọi mặt. Tham gia tích cực các chương trình phát triển kinh tế – xã hội đất nước.
+ Tham gia xây dựng, kiểm tra giám sát việc thực hiện Hiến pháp, pháp luật, chính sách của Nhà nước có liên quan đến quyền lợi đời sống của phụ nữ.
+ Hướng dẫn, giúp đỡ phụ nữ hiểu biết về nuôi dạy con, giữ gìn giá trị đạo đức, truyền thống tốt đẹp của người Phụ Nữ Việt Nam, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc
+ Đoàn kết hợp tác rộng rãi với phụ nữ các nước trong khu vực và trên thế giới vì sự bình đẳng.
• Liên hệ thực tiễn :
Cán bộ công nhân viên nữ tại Nhà Thiếu Nhi trực thuộc Hội Phụ Nữ Quận 12. Hội này bảo vệ quyền và lợi ích làm việc cho CB –CNV nữ . Bên cạnh đó , còn chăm lo quan tâm đến đời sống của CB – CNV .Ngày Quốc tế phụ nữ ngày 08/03 Hội Phụ Nữ có tổ chức với công đoàn khối thăm và tặng cho cáccán bộ công nhân viên nữ, bên cạnh đó có tổ chức hoạt động hội thao, và các hội thi như cắm hoa,ẩm thực.

Câu 7: Anh chị hãy phân tích nhiệm vụ của Hội cựu chiến binh ở cơ sở?Liên hệ việc thực hiện nhiệm vụ này ở đại phương cơ quan anh chị?

A. CHỦ ĐỀ: Công tác Hội Cựu chiến binh và vận động cựu chiến binh ở cơ sở
B. TRỌNG TÂM:
Nhiệm vụ của Hội Cựu chiến binh ở cơ sở ( sgk 130,131)
C. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
*Khái niệm: (SGK /125)
Hội Cựu chiến binh là một tổ chức chính trị – xã hội, thành viên của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và được đối xử bình đẳng như các thành viên khác trong hệ thống chính trị.
Công tác vận động cựu chiến binh là một trong những công tác vận động quần
chúng quan trọng của Đảng, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, của toàn thể xã hội, trong đó Hội cựu chiến binh là nòng cốt nhằm tập hợp, đoàn kết, phát huy sức sáng tạo của cựu chiến binh, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
*Chức năng (SGK/126)
Hội Cựu chiến binh Việt Nam có chức năng chủ yếu:
– Tham mưu giúp cấp ủy đảng và làm nòng cốt tập hợp, đoàn kết, vận động hội viên cựu chiến binh thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước.
– Hội Cựu chiến binh có chức năng đại diện cho ý chí, nguyện vọng của các
cựu chiến binh và là nòng cốt của các phong trào cựu chiến binh.
*Nhiệm vụ của Hội Cựu chiến binh ở cơ sở (SGK/130, 131)
– Đối với tổ chức cơ sở hội nói chung:
+ Tham gia xây dựng và bào vệ Đảng, chính quyền, thực hiện pháp lệnh về dân chủ ở xã, phường; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia giám sát và phản biện xã hội; giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở.
+ Bồi dưỡng về phẩm chất và năng lực cho hội viên.
+ Hướng dẫn hoạt động của hội viên và vận động cựu chiến binh thực hiện các nhiệm vụ, các chương trình, phong trào của Hội.
+ Chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh ở cơ sở.
+ Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên, tổ chức giúp nhau khi
gặp khó khăn, phát triển kinh tế gia đình.
+ Xây dựng tổ chức hội cơ sở vững mạnh.
– Đối với tổ chức hội ở cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp nói riêng:
+ Tập hợp, đoàn kết, hướng dẫn, động viên cựu chiến binh giữ gìn và phát huy
bản chất truyền thống “ Bộ đội Cụ Hồ”.
+ Nâng cao ý thức trách nhiệm chính trị, tích cực góp phần xây dựng và thực
hiện các chương trình kế hoạch công tác, sản xuất, kinh doanh của cơ quan, đơn vị.
+ Chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, thực hiện pháp
luật về dân chủ ở cơ quan đơn vị.
+ Gương mẫu chấp hành các quy tắc chế độ công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ
chức trách người cán bộ, công nhân viên chức.
+ Chăm lo giúp đỡ nhau về tinh thần và vật chất.
*Phân tích: ( các nghiệp vụ – SGK/131 – 136)
Đoàn kết, vận động các thế hệ cựu chiến binh giữ gìn và phát huy ban chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực tham gia xây dựng bảo vệ Đảng, chính quyền thực hiện pháp lệnh về dân chủ ở xã, phường; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia giám sát và phản biện xã hội; giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở.
+ Đoàn kết, tập hợp, vận động các thế hệ cựu chiến binh là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Hội nhằm góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đồng thời là một nhân tố quan trọng để xây dựng và phát triển Hội không ngừng lớn mạnh, thực hiện thắng lơi các nhiệm vụ của Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
+ Tổ chức cơ sở hội cần có các hình thức động viên, khuyến khích cựu chiến binh tích cực tham gia giáo dục thế hệ trẻ, trước hết là con em mình để làm tốt công tác phát triển Đảng ở địa phương, đơn vị;
+ Tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền trước hết phải
bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân chấp hành chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương.
+ Động viên cựu chiến binh tích cực tuyên truyền vận động nhân dân và bản thân, gia đình gương mẫu thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tích cực tham gia xây dựng, củng cố quốc phòng, an ninh ở địa phương
Bồi dưỡng về phẩm chất và năng lực ; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị cho cựu chiến binh
Bồi dưỡng về phẩm chất và năng lực ; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị cho cựu chiến binh
+ Thứ nhất, bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chin trị cho cựu chiến binh.
+ Thứ hai, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch lành mạnh cho hội viên
+ Thứ ba, không ngừng nâng cao trình độ kiến thức mọi mặt cho cựu chiến binh.
+ Ngăn ngừa và khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì truệ, công thần, không chịu học tập tiếp thu cái mới
Chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh ở cơ sở Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên, tổ chức giúp nhau khi gặp khó khăn, phát triển kinh tế gia đình.
+ Đẩy mạnh các phong trào và các cuộc vận động do Hội Cựu chiến binh phát động, hướng mạnh vào phong trào phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh và bền vững.
+ Động viên cựu chiến binh tích cực tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
+ Hội Cựu chiến binh cần kết hợp với tổ chức chính trị – xã hội, các cơ quan chức năng đẩy mạnh các phong trào, các cuộc vận động giúp nhau “xóa đói giảm nghèo”, “xóa nhà dột nát”, “xây dựng nhà tình nghĩa”, “đi tìm đồng đội”, giúp đỡ gia đình cựu chiến binh bị nhiễm chất độc màu da cam, anh chị em thương binh, gia đình liệt sĩ.
Xây dựng tổ chức hội vững mạnh và nâng cao chất lượng tổ chức và hiệu quả hoạt động của Hội.
+ Đa dạng hóa hình thức vận động, tập hợp cựu chiến binh. Hình thức vận động quan trọng nhất là thông qua các phong trào hành động cách mạng của Hội.
+ Chủ động đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và hình thức tập hợp, sinh hoạt hội viên
+ Làm tốt công tác củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở hội, kịp thời bổ sung đội ngũ cán bộ hội, tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ hội ở cơ sở.

Câu 8: Anh chị hãy phân tích nghiệp vụ của Hội Nông dân việt Nam? Liên hệ thực tế ở cơ sở

A. CHỦ ĐỀ: Nghiệp vụ Công Tác Hội Nông Dân Và Vận Động Phụ Nữ Ở Cơ Sở
B. TRỌNG TÂM:
Những hoạt động của Hội nông dân ở cơ sở
C. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Khái niệm:
Nông dân ở nước ta là những người lao động, sống ở nông thôn, nghề nghiệp chính là sản xuất nông nghiệp và nguồn sống chủ yếu dựa vào các sản phẩm lao động từ nông nghiệp.
Công tác vận động nông dân là toàn bộ công tác tổ chức, giáo dục, hướng dẫn nông dân của Đảng nhằm phát huy sức mạnh to lớn của nông dân thực hiện mục tiêu lý tưởng của Đảng.
2. Những hoạt động của Hội nông dân ở cơ sở: sgk :67-71
a. Chăm lo lợi ích của nông dân
– Cải thiện dân sinh đó là: cải thiện nâng cao đời sống trước hết là đời sống vật chất.
+ Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân
– Thực hiện dân chủ
b. Tuyên truyền, giáo dục xây dựng người nông dân mới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
– Phải tiến hành công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng sâu rộng trong nông dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
– Giáo dục bồi dưỡng đạo đức lối sống, phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa, tình nghĩa, nhân hậu, thuỷ chung, có ý thức làm chủ và ý thức trách nhiệm cộng đồng, phát huy người tốt việc tốt, lối sống con người mới, chống những lề thói cổ hủ, lạc hậu.
– Giáo dục bồi dưỡng văn hoá, khoa học công nghệ, tay nghề cho nông dân.
c. Tổ chức phong trào nông dân thi đua thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội- an ninh quốc phòng
– Các nhiệm vụ kinh tế xã hội an ninh quốc phòng đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp công nhân, nông dân và cả nước.
– Trong thực tế đây là việc khó vận động bởi mặc dù liên quan đến lợi ích của nông dân nhưng chưa liên quan cụ thể ngay.
Bác Hồ của chúng ta có dạy: “Chúng ta phải ghi tạc vào đầu cái chân lý này: dân rất tốt. Lúc họ đã hiểu thì việc gì khó khăn mấy họ cũng làm tốt được, hy sinh mấy họ cũng không sợ. Nhưng trước hết cần phải chịu khó tìm đủ cách giải thích cho họ hiểu rằng: những việc đó là vì lợi ích của họ mà phải làm”.
• Liên hệ thực tiễn :
Người lao động ở quận 12, công việc chủ yếu là nông nghiệp.Muốn cải thiện đời sống cho người nông dân thì Hội Nông dân đã vận động người dân tham gia vào hội để có được một số lợi ích cho người nông dân. Ví dụ sản phẩm nông nghiệp người nông dân trồng ra ào ạ , tới thời kì thu hoạch đem bán ra thị trường , giá thị trường thì rẽ mà không có người mua, nhờ có Hội nông dân đã liên kết với HTX nông nghiệp trồng rau sạch chuẩn việt GAP và có đầu ra ổn định, giúp người nông dân tiêu thụ được sản phẩm mà họ làm ra.Người nông dân cải thiên được đời sống ,nuôi được gia đình họ, Xã hội cũng phát triển theo.

By ThanhVL

Leave a Reply