Bố cục bài viết:

  1. Các tài liệu sử dụng.
  2. Lý thuyết trọng tâm
  3. Bài đọc tham khảo
  4. Câu hỏi thảo luận


I. Các tài liệu sử dụng: các bạn có thể download các file đính kèm làm tài liệu phục vụ mục đích học tập như sau:

  1. Bài giảng triết học
  2. Bài giảng CNTB hien dai- Thay Kieu Anh Vu 
  3. Bài giảng Kinh tế chính trị – Thầy Vũ
  4. Bài giảng Kinh tế chính trị
  5. Bài giảng Sứ mệnh lịch sử của Giai cấp công nhân
  6. Bài giảng về Chủ nghĩa xã hội
  7. Thời kỳ quá độ đi lên CNXH
  8. Bài đọc thêm: Nhận thức về CNTB Hiện đại – GS Vu Van Hien
  9. Bài đọc thêm: Sự thích nghi của chủ nghĩa tư bản hiện đại và thời cơ
  10. Bài đọc thêm: Nhận diện bản chất của chủ nghĩa tư bản ngày nay
  11. Đề cương chi tiết câu hỏi thảo luận lần 1
  12. Đề cương chi tiết câu hỏi thảo luận lần 2
  13. Đề cương chi tiết câu hỏi thảo luận lần 3

II. Lý thuyết trọng tâm

NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

I. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VÀ KHẢ NĂNG QUÁ ĐỘ LÊN CNXH BỎ QUA CHẾ ĐỘ TBCN Ở MỘT NƯỚC CÓ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÒN LẠC HẬU

1. Quan điểm của Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ và khả năng quá độ lên CNXH từ một nước có trình độ phát triển kinh tế còn lạc hậu

* Quan điểm của Mác

– Chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ được thay thế bằng một chế độ kinh tế – xã hội mới có trình độ phát triển cao hơn, tiến bộ hơn – Đó là chủ nghĩa cộng sản.

* Những đặc trưng kinh tế – xã hội cơ bản của chủ nghĩa cộng sản:
+ Lực lượng sản xuất xã hội phát triển cao.
+ Chế độ người bóc lột người bị thủ tiêu, chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất được thiết lập.
+ Sản xuất nhằm thoả mãn nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội.
+ Nền sản xuất được tiến hành theo một kế hoạch thống nhất trên phạm vi toàn xã hội và sản xuất hàng hoá bị loại trừ.
+ Sự phân phối sản phẩm bình đẳng.
+ Xoá bỏ sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay, xoá bỏ giai cấp.

– Giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản là thời kỳ quá độ lâu dài, khó khăn và phức tạp.
+ Cần phải có một thời gian lâu dài để lực lượng sản xuất phát triển mạnh tạo ra năng suất lao động cao.
+ Xoá bỏ sự thống trị của giai cấp địa chủ và giai cấp tư sản là một việc làm lâu dài.
+ Việc xây dựng một xã hội mới do người lao động làm chủ cần có thời gian lâu dài để nâng cao trình độ của người lao động và thay đổi tập quán cũ.

– Những nước đang ở giai đoạn tiền tư bản chủ nghĩa có thể tiến lên thẳng chủ nghĩa cộng sản, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

* Quan điểm của Lênin

– Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội – giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản – là một tất yếu khách quan.
Đây là thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đang giãy chết và chủ nghĩa cộng sản đang phát sinh nên bao gồm những đặc trưng của cả hai kết cấu kinh tế xã hội này.
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ vô cùng khó khăn, phức tạp và có thể lâu dài.

– Các dân tộc lạc hậu có thể bỏ qua chủ nghĩa tư bản để qúa độ lên thẳng chủ nghĩa xã hội nếu tích tụ đủ các điều kiện bên trong và bên ngoài gồm:
+ Thực hiện thành công cuộc cách mạng xã hội thiết lập chính quyền công, nông.
+ Được sự ủng hộ kịp thời của cách mạng xã hội chủ nghĩa từ một nước hoặc một số nước tiên tiến.
+ Sự liên minh giữa giai cấp vô sản đang nắm chính quyền với đại đa số nông dân.

* Tư tưởng Hồ Chí Minh

– Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội là xu thế tất yếu của thời đại và có khả năng bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
– Thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam là cuộc cách mạng lâu dài, gian khó và phức tạp.

2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thời kỳ quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN

– Trên cơ sở nền tảng lý luận Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản là xu thế khách quan.
– Điều kiện trong nước và bối cảnh quốc tế hiện nay là những tiền đề cho Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
+ Tiền đề khách quan:
• Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ.
• Xu thế toàn cầu hoá, đặc biệt là toàn cầu hoá về kinh tế.
+ Tiền đề chủ quan:
• Tinh thần bất khuất và chủ nghĩa yêu nước dân tộc.
• Sự thống nhất tập trung trong lòng dân, ý Đảng về mục tiêu xây dựng CNXH.
• Những kết quả tích cực từ công cuộc đổi mới đến nay.

II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH

* Quan điểm của Lênin:

– Quy luật chung về kinh tế của thời kỳ quá độ lên của nghĩa xã hội đối với mọi dân tộc là nền kinh tế nhiều thành phần. Khi vận dụng quy luật khách quan này, không nên máy móc mà cần phải sáng tạo cho phù hợp hoàn cảnh đặc thù của từng dân tộc trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội.
Cụ thể với thời kỳ quá độ của nước Nga Xôviết, gồm những thành phần kinh tế :
+ Kinh tế nông dân gia trưởng;
+ Sản xuất hàng hoá nhỏ;
+ Chủ nghĩa tư bản tư nhân;
+ Chủ nghĩa tư bản nhà nước;
+ Chủ nghĩa xã hội.

* Tư tưởng Hồ Chí Minh:

– Mặc dù đi theo quy luật chung nhưng Việt Nam cần có con đường phát triển riêng của mình cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
– Nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tồn tại nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất và nhiều thành phần kinh tế.
* Các TPKT trong vùng tự do trước năm 1954 ở Việt Nam:Kinh tế địa chủ; Kinh tế quốc doanh; Kinh tế HTX có tính chất nửa CNXH; Kinh tế cá nhân; Kinh tế tư bản tư nhân; Kinh tế tư bản quốc gia
* Sau năm 1954 khi nền kinh tế miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội gồm: sở hữu nhà nước (sở hữu toàn dân), sở hữu hợp tác xã, sở hữu tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản) và tương ứng với các hình thức sở hữu đó là nền kinh tế nhiều thành phần:Kinh tế quốc doanh;Kinh tế hợp tác xã;Kinh tế cá thể, tiểu chủ;Kinh tế tư bản tư nhân; Kinh tế tư bản Nhà nước.
* Quan điểm Đại hội Đảng lần thứ VI:
Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong TKQĐ đi lên xây dựng CNXH tại Việt Nam là tất yếu khách quan.
Gồm các thành phần kinh tế XHCN và thành phần kinh tế tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước.
* Quan điểm Đại hội Đảng lần thứ VII:Kinh tế Việt Nam trong TKQĐ đi lên xây dựng CNXH gồm: 3 hình thức sở hữu cơ bản về TLSX:sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân và 4 thành phần kinh tế: Kinh tế quốc doanh;Kinh tế tập thể;Kinh tế cá thể;Kinh tế tư bản tư nhân.
* Quan điểm Đại hội Đảng lần thứ VIII:
Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
Gồm 5 thành phần kinh tế:Kinh tế Nhà nước; Kinh tế hợp tác; Kinh tế cá thể tiểu chủ; Kinh tế tư bản tư nhân; Kinh tế tư bản Nhà nước.
Trong đó, kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo
* Quan điểm Đại hội Đảng lần thứ IX:Gồm 6 thành phần kinh tế: Kinh tế Nhà nước; Kinh tế tập thể; Kinh tế cá thể, tiểu chủ; Kinh tế tư bản tư nhân; Kinh tế tư bản Nhà nước; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Các thành phần kinh tế là những bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
* Quan điểm Đại hội Đảng lần thứ X: Gồm 5 thành phần kinh tế: Kinh tế Nhà nước; Kinh tế tập thể; Kinh tế tư nhân; Kinh tế tư bản nhà nước; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế.
* Quan điểm Đại hội Đảng lần thứ XI: Gồm 4 thành phần kinh tế: Kinh tế Nhà nước; Kinh tế tập thể; Kinh tế tư nhân; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
* Quan điểm Đại hội Đảng lần thứ XII : Gồm 4 thành phần kinh tế: Kinh tế Nhà nước; Kinh tế tập thể; Kinh tế tư nhân; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật

III. NHỮNG NHIỆM VỤ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA TKQĐ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM

1. Thực hiện phát triển lực lượng sản xuất

– Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên môi trường
– Yêu cầu của nhiệm vụ này là xây dựng thành công cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; chuyển đổi nước ta từ một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp hiện đại, có năng suất lao động xã hội cao, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ , công bằng, văn minh”.

2. Từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới tiến bộ, phù hợp với yêu cầu phát triển trình độ lực lượng sản xuất mới

– Phát triển nền kinh tế thị trường ĐH XHCN với nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, nhiều hình thức tổ chức kinh doanh, nhiều hình thức phân phối, nhiều thành phần kinh tế.
– Các thành phần kinh tế đều là những bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

3. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế
– Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại là cần thiết vì sẽ tạo điều kiện khai thác triệt để các lợi thế của nền kinh tế quốc dân và khắc phục hiệu quả những bất cập của một nền kinh tế lạc hậu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
– Đây là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cạnh tranh lẫn nhau; tác động tích cực lẫn tiêu cực; nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức.
III. Bài đọc tham khảo:

1. Nhận diện bản chất của chủ nghĩa tư bản ngày nay
22:38′ 12/4/2013
TCCSĐT – Đứng trước những thay đổi của chủ nghĩa tư bản, nhiều người cho rằng xã hội tư bản hiện nay không còn giống xã hội tư bản thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX như C. Mác – Ph. Ăng-ghen và V.I. Lê-nin mô tả nữa. Người ta tuyên bố học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác đã cáo chung và rằng, chủ nghĩa tư bản đã phát triển lên một bước mới và không còn là nó nữa.

Người ta nói đến một xã hội “hậu tư bản”, một “chủ nghĩa tư bản nhân dân” hay “chủ nghĩa tư bản xã hội”, trong đó phúc lợi ngày càng được chia đều cho mỗi người. Điều đó có nghĩa là xã hội hiện nay không còn phân chia ra kẻ bóc lột và người bị bóc lột; quy luật giá trị thặng dư không còn là quy luật tuyệt đối của xã hội hiện đại. Vậy xã hội tư bản ngày nay có biến đổi hoàn toàn như những học giả tư sản cố tình chứng minh hay không? Chủ nghĩa tư bản ngày nay có thực sự là “chủ nghĩa tư bản xã hội” hay không? Quy luật giá trị thặng dư có còn là quy luật tuyệt đối của xã hội tư bản hiện đại hay không? Để nhìn nhận về vấn đề này, thiết nghĩ cần phân tích hết sức khách quan trên cả ba mặt của quan hệ sản xuất: quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý và phân phối sản phẩm.

1. Để biện minh cho luận điểm của mình các học giả tư sản cho rằng, khoa học ngày nay đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, kinh tế hiện đại cũng đang chuyển dần sang kinh tế tri thức. Vì vậy, vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất không còn đóng vai trò quan trọng như đã có trong các thế kỷ trước; sở hữu trí tuệ đã thay thế vai trò của sở hữu tư liệu sản xuất trong việc đưa loài người tiến lên; chủ thể của sự phát triển và tiến bộ khoa học là các nhà khoa học chứ không phải các ông chủ tư sản.

Trên thực tế, những sáng chế phát minh khoa học và công nghệ được nảy sinh trong trí não một nhà phát minh nào đó, chỉ anh ta biết và thuộc sở hữu của anh ta. Song một sáng chế phát minh ở dạng như vậy mới chỉ dừng lại là một tiềm năng sản xuất. Để trở thành một lực lượng sản xuất mới, phát minh đó phải trải qua một quá trình ứng dụng, thử nghiệm nhiều lần trước khi có thể sản xuất đại trà. Tất cả quá trình đó đòi hỏi phải có sự đầu tư, nhiều khi rất tốn kém. Nếu nhà phát minh có tiền, họ tự mình làm thử nghiệm, công bố kết quả, đăng ký sở hữu trí tuệ rồi đứng ra sản xuất theo công nghệ mới thì người đó vừa là nhà tư bản vừa là nhà phát minh. Tuy nhiên, trong xã hội tư bản có rất ít trường hợp như vậy. Phần lớn các nhà khoa học, các nhóm nghiên cứu do không có tiền để đầu tư, thử nghiệm nên buộc phải bán sản phẩm trí tuệ của mình như một thứ hàng hóa cho nhà tư bản. Nhà tư bản sử dụng hàng hóa đó như một công cụ hữu hiệu để tăng năng xuất lao động, tăng giá trị thặng dư cho mình. Như vậy, lúc đầu, sáng chế, phát minh, thuộc sở hữu của nhà khoa học nhưng thông qua hành vi mua và bán trên thương trường, những sáng kiến, phát minh sau đó đã thuộc sự sở hữu của các nhà tư bản. Điều đó có nghĩa là những phát minh trong lĩnh vực khoa học và công nghệ chỉ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp dưới hình thức là tư bản mà thôi.

Trường hợp khác, nếu nhà khoa học bán những phát minh, sáng chế, tức là bán hàng hóa sức lao động trí óc của mình cho nhà tư bản nhằm kết hợp với các thiết bị nghiên cứu trong các xí nghiệp khoa học do nhà tư bản tổ chức, thì phát minh sáng chế đó ngay khi mới ở trong đầu nhà khoa học đã thuộc quyền sở hữu của nhà tư bản. Như vậy, trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, không thể có việc sở hữu trí tuệ thay thế cho sở hữu tư liệu sản xuất trong quá trình tạo ra giá trị thặng dư.

Mặt khác, trong xã hội hiện đại, do đòi hỏi khách quan, trình độ văn hóa và nghề nghiệp của người công nhân cao hơn trước rất nhiều. Cũng có trường hợp do tính chuyên nghiệp đặc thù của một khâu sản xuất do một người công nhân nào đó đảm nhiệm mà anh ta có thể mặc cả với ông chủ. Từ đó, các học giả tư sản cho rằng, ngày nay quyền lực của nhà tư bản đối với công nhân đã giảm đi bởi vì công nhân cũng có trí tuệ của mình và sở hữu nó như một sự đối trọng với sở hữu tư bản; rằng mối quan hệ giữa giới chủ và giới thợ đã thay đổi, mối quan hệ đó là quan hệ bình đẳng, thậm chí có quan điểm cho rằng do người công nhân sở hữu trí tuệ nên họ có ưu thế hơn so với chủ sở hữu tư liệu sản xuất. Các quan điểm trên là hoàn toàn xuyên tạc bởi lẽ, chừng nào xã hội hiện đại vẫn là chế độ tư bản thì mọi quyền lực chi phối vẫn thuộc về giai cấp nào nắm giữ tư bản, đó là giai cấp tư sản chứ không có gì thay đổi. Giai cấp tư sản vẫn là giai cấp thống trị và người công nhân vẫn chỉ là người làm thuê cho ông chủ tư sản mà thôi.

2. Ở thời C. Mác, sự tách rời giữa tư bản tiền tệ và tư bản sản xuất ở các công ty cổ phần đã có song chưa nhiều. Nó mới chỉ là những hiện tượng kinh tế mới xuất hiện ở những ngành kinh doanh lớn. Còn ngày nay, công ty cổ phần đã trở thành phổ biến, không chỉ ở các công ty lớn, mà cả ở các công ty vừa và nhỏ. Trong các công ty cổ phần không chỉ các nhà tư bản có cổ phần, mà những người công nhân cũng có cổ phần. Đương nhiên, lợi tức cổ phần được chia bình đẳng cho mọi cổ phiếu. Song do lượng cổ phiếu ít ỏi, người công nhân không thể nắm quyền chi phối hoạt động của công ty. Mặt khác, ngày nay trong các công ty cổ phần, xuất hiện tương đối phổ biến một tầng lớp giám đốc, điều hành, quản lý. Trên thực tế, những giám đốc đó vẫn là người làm thuê cho tư bản bởi lẽ, họ điều hành công ty dưới sự lãnh đạo của hội đồng quản trị. Tuy nhiên, bên cạnh những giám đốc là người làm thuê, cũng có một lượng không nhỏ những giám đốc đồng thời là chủ tư bản, họ sở hữu trong tay một tỷ lệ cổ phiếu không nhỏ, có thể giữ địa vị khống chế. Như vậy, các giám đốc và chủ tư bản đan xen, xâm nhập lẫn nhau, hình thành một hình thức tư bản tập thể.

Cũng không như trước đây, các công ty cổ phần cũng hoàn toàn không mang tên một ông chủ nào nữa. Điều hành công ty là những liên minh tạm thời của những nhà tư bản. Điều đó, làm cho công nhân và nhân viên của các hãng trong công ty nhiều khi không biết ông chủ thực sự của mình là ai. Ngược lại, các ông chủ cũng không biết công nhân của mình là ai. Trong các hệ thống đó, dường như giữa chủ tư bản, công nhân và nhân viên làm thuê không còn ranh giới nữa; tư bản làm quản lý, giám đốc làm chủ sở hữu và công nhân cũng được chia lợi tức cổ phiếu như nhà tư bản, mọi người đều trở thành tư sản và đều phải lao động và chẳng ai bóc lột ai nữa.

Trên thực tế, không phải thu nhập của mọi tầng lớp đều như nhau, do lượng cổ phiếu khác nhau nên xét về thu nhập thực tế, công nhân vẫn là công nhân, nhà tư bản vẫn là nhà tư bản. Giai cấp tư sản vẫn là giai cấp bóc lột, vẫn sống nhờ vào lao động làm thuê. Chỉ có khác là trong một công ty hiện đại, người ta không thể biết được chính xác giá trị thặng dư do người công nhân nào sản xuất và nộp cho ông chủ tư bản cụ thể nào.

3. Ngày nay, với sự xuất hiện những nhà máy tự động hóa cao, làm xuất hiện huyền thoại về “nhà máy không người”. Từ đó, các học giả tư sản lại xuyên tạc, phủ nhận học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác từ góc độ khác. Họ cho rằng, ngày nay, máy móc hiện đại đã thay thế lao động sống. Ở những nhà máy tự động, “nhà máy không người” không có lao động sống và do đó không còn bóc lột giá trị thặng dư nữa.

Trong phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư, C. Mác đã phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa: lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Vận dụng lý luận đó vào quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, C. Mác phát hiện ra tư bản bất biến và tư bản khả biến. Trong quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, với tính chất là lao động cụ thể, lao động của người công nhân đã chuyển nguyên vẹn giá trị cũ của máy móc, nguyên nhiên liệu vào sản phẩm lao động mới và làm cho sản phẩm đó có một giá trị sử dụng xác định. Tuy nhiên, vẫn là quá trình lao động đó, nhưng với tính chất lao động trừu tượng, người công nhân đã sáng tạo ra một giá trị mới, trong đó có giá trị thặng dư. Như vậy, dù cho máy móc, các tư liệu lao động có hiện đại, có vai trò quan trọng, nếu không có chúng thì quá trình sản xuất không diễn ra thì giá trị thặng dư vẫn chỉ do lao động sống của công nhân sản xuất chứ không phải do máy móc tạo ra.

Mặt khác, máy móc không thể tự chạy mà phải có người công nhân vận hành cho nó chạy và theo dõi quá trình vận hành đó để xử lý lỗi khi gặp sự cố kỹ thuật. Nói cách khác, vẫn phải có lao động sống của người công nhân làm nhiệm vụ giám sát, điều hành trong quá trình tự động hóa của máy móc. Hơn nữa, để một dây chuyền tự động hoạt động, cần phải có một bộ phận nhân viên lo đầu vào sản xuất, tiếp liệu đúng thời hạn và chất lượng; một bộ phận nhân viên khác lo đầu ra sản phẩm, quảng bá, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm. Nếu các bộ phận này không làm tốt thì nhà máy không thể hoạt động được. Như vậy, không thể có cái gọi là “nhà máy không người” bởi trong quá trình sản suất vẫn không thể thiếu được lao động của người công nhân với tư cách là lao động sống.

Từ những phân tích trên chúng ta có thể kết luận về hình thức quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày nay đã có những biến đổi nhất định. Song về bản chất, quan hệ sản xuất trong xã hội tư bản hiện đại vẫn không có gì thay đổi, vẫn là chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất mà thôi. Điều đó cũng có nghĩa quy luật giá trị thặng dư vẫn là quy luật tuyệt đối của xã hội tư bản hiện đại./.

TS. Đỗ Văn Nhiệm
Học viện Chính trị

2. Nhận thức về Chủ nghĩa Tư bản hiện đại

Thứ nhất, cần xem xét Chủ nghĩa Tư bản trong bối cảnh thời đại chúng ta
C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra một dự báo có sức thuyết phục cao về tính chất không vĩnh hằng của Chủ nghĩa Tư bản ngay khi nó đang còn non trẻ và tràn đầy nhựa sống. V.I. Lê nin cũng đã có những phát kiến mới vào thời điểm chế độ tư bản bộc lộ đường nét đầu tiên của sự rạn nứt và dấu hiệu cằn cỗi. Lê nin tiên đoán khả năng xuất hiện “cơn đau đẻ” cho một xã hội mới, Người đưa ra kết luận quan trọng: Chủ nghĩa Tư bản dường như đã phát triển tới tột cùng, còn ánh rạng đông của Chủ nghĩa Xã hội thì bắt đầu loé sáng. Sự dự báo đó đã đúng. Thế giới đã đổi khác.
Nhưng Chủ nghĩa Tư bản ở những năm đầu của thế kỷ XXI đã nổi lên những hiện tượng mới, không như cách nhìn cũ của chúng ta. Chủ nghĩa Tư bản tỏ ra vẫn còn sức sống nhất định. Mâu thuẫn nội tại của Chủ nghĩa Tư bản hiện không quyết liệt đến mức dẫn tới tình thế cách mạng.
Trước tình hình ấy, một số người đã sai lầm gắn nó với tính chất tiên nghiệm của quan điểm Mác xít – Lêninnít. Họ cho rằng, sự dự báo về buổi hoàng hôn của Chủ nghĩa Tư bản là quá sớm, những giải thích về sự tiêu vong của nó là sai lầm. Cũng có người lại coi những biến động của Chủ nghĩa Xã hội, cũng như những thay đổi của Chủ nghĩa Tư bản hiện nay là ngẫu hứng của lịch sử.
Thực ra, nếu tính đến những kinh nghiệm lịch sử và những thực tế đang diễn ra của thời đại, thì mọi biểu hiện của Chủ nghĩa Tư bản hiện đại đều có thể cắt nghĩa. Chủ nghĩa Tư bản vẫn còn tồn tại. Điều này không có gì khó hiểu. Dù chúng ta lấy điểm xuất phát của nó là giai đoạn công trường thủ công vào nửa cuối thế kỷ XVI, thì chế độ tư bản đến nay cũng mới tồn tại khoảng trên 450 năm, như vậy chưa phải đã lâu nếu so sánh với thời gian tồn tại của chế độ phong kiến, và trước đó là của chế độ chiếm hữu nô lệ. Bởi vậy, thái độ nôn nóng, mong đợi sự diệt vong chóng vánh của chế độ tư bản là thiếu căn cứ lịch sử.
Một điều nữa chúng ta cũng cần lưu ý: Chúng ta quả thật chưa đánh giá hết khả năng co giãn của cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa, cũng như tính linh hoạt của những người kinh doanh tư bản biết di động, tiến thoái, đồng thời vẫn còn giữ được vị trí của họ. Chủ nghĩa Tư bản hiện đại đã đi rất xa trong quá trình toàn cầu hoá sản xuất xã hội và nhất thể hoá kinh tế. Sự điều tiết của tư bản tư nhân đối với các quá trình kinh tế quyện chặt với sự điều tiết của nhà nước tư sản thông qua công cụ luật pháp – hành chính – kinh tế – xã hội hết sức đa dạng. Một cơ chế siêu quốc gia đặc biệt, có chức năng điều tiết mâu thuẫn chính trị và kinh tế của Chủ nghĩa Tư bản, đã được thiết lập. Mặc dù cơ chế này chưa hoàn chỉnh, nhưng nó cũng đã góp phần giải quyết một số trục trặc của Chủ nghĩa Tư bản.
Vì vậy, khi đánh giá Chủ nghĩa Tư bản hiện đại, cần cân nhắc cả hai mặt. Một mặt,đúng là những khuyết tật của nó, những mâu thuẫn của nó, những cặn bã của nó, vẫn chưa mất đi. Nhưng mặt khác, năng lực phát triển và tự cải tạo của nó, khả năng thích ứng của nó với điều kiện mới, rõ ràng không nhỏ.
Thứ hai, về việc điều chỉnh của Chủ nghĩa Tư bản
Nói đến điều chỉnh của Chủ nghĩa Tư bản, trước tiên cần nhất trí việc điều chỉnh hình thức và phạm vi thống trị của nó. Không nên khẳng định rằng hiện nay, phạm vi thống trị của Chủ nghĩa Tư bản bị thu hẹp. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, do sự thay đổi điều kiện chính trị và kinh tế quốc tế, đặc biệt do nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc giành được độc lập chính trị, hệ thống thuộc địa cũ đã bị sụp đổ.
Nhưng các nước đế quốc đã thực hiện chính sách thực dân mới, bề ngoài công nhận độc lập chính trị của các nước vốn là thuộc địa, nhưng trên thực tế, đã dùng mọi thủ đoạn để kiểm soát gián tiếp các nước này về kinh tế và chính trị. Xuất khẩu hàng hoá, xuất khẩu tư bản, cho vay, việc trợ…. là những thủ đoạn quan trọng để các nước đế quốc mở rộng sự thâm nhập vào các nước đang phát triển. Phạm vi khống chế của Chủ nghĩa Tư bản, về thực chất, chưa giảm mà có phần tăng lên, nhất là sau những biến động ở Liên Xô trước đây và ở Đông Âu. Tất nhiên, sự khống chế và thống trị của Chủ nghĩa Tư bản hiện nay khác trước nhiều.
Yếu tố nữa cần nhận rõ là việc điều chỉnh để kéo dài sự tồn tại của Chủ nghĩa Tư bản, mà trọng tâm là điều tiết kinh tế, là sự can thiệp của nhà nước tư sản vào các quá trình kinh tế – xã hội để tạo điều kiện cho sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự thích nghi của những quan hệ sản xuất. Việc điều chỉnh ở đây xuất phát từ bản thân chế độ tư bản là chính. Chủ nghĩa Tư bản phải cố gắng tự giải quyết một phần mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cùng những di chứng của nó trong lòng xã hội tư sản.
Tất nhiên, cũng cần phải hiểu mặt khác là, Chủ nghĩa Tư bản phải tự điều chỉnh còn do nguyên nhân bên ngoài, do điều kiện quốc tế đã thay đổi; sự xuất hiện và phát triển không ngừng của Chủ nghĩa Xã hội, sự sụp đổ nhanh chóng của hệ thống thuộc địa đã làm cho Chủ nghĩa Tư bản không thể tồn tại tự nó nữa mà phải vì nó, muốn tồn tại được, buộc nó phải khác đi.
Nguồn gốc và hình thức của việc điều chỉnh của Chủ nghĩa Tư bản còn liên quan chặt chẽ với những nét đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay. Giai cấp tư sản và chính phủ của nó phải cố gắng giải quyết một vấn đề kinh tế trọng tâm do cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đặt ra; nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả sản xuất; tổ chức lại khu vực nhà nước rộng lớn để mở rộng môi trường cạnh tranh; giảm bớt mọi chi phí xã hội, kể cả những chi phí thiết yếu; kích thích các nguyên tắc tư bản chủ nghĩa hoạt động có hiệu lực.
Sự thay đổi cách thức điều chỉnh ở các nước tư bản chủ nghĩa phản ánh xu hướng thích nghi của Chủ nghĩa Tư bản thế giới trước tình hình mới. Trong mọi trường hợp, việc giải quyết những vấn đề gay cấn của Chủ nghĩa Tư bản đều được trả lời bằng chi phí lấy từ túi dân nghèo trong nước hoặc từ các nước chậm phát triển. Đó cũng là quy luật của Chủ nghĩa Tư bản.
Thứ ba, về mâu thuẫn cơ bản của Chủ nghĩa Tư bản
Một trong những cống hiến quan trọng của C.Mác là vạch rõ mâu thuẫn cơ bản của Chủ nghĩa Tư bản; mâu thuẫn giữa hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa với sự xã hội hoá cao của sức sản xuất. Đúng là kinh tế tư bản chủ nghĩa có những mâu thuẫn gay gắt và xã hội có nhiều đối kháng nghiêm trọng. Nhưng tới nay, chưa thể khẳng định rằng những mâu thuẫn gay gắt đó là thường xuyên liên tục và ngày càng có xu hướng tăng lên. Về cả hai mặt của mâu thuẫn cơ bản nói trên cũng đã có những biến đổi nhất định.
Thay đổi hình thức sở hữu: Sự phát triển của cơ chế chiếm hữu tư nhân từ thời tự do cạnh tranh đã dần được thay thế bằng cơ chế kinh tế có mang những yếu tố kế hoạch đáng kể. Chủ nghĩa Tư bản hiện đại phải được nhìn nhận như một thực tế, trong đó sự phát triển của lực lượng sản xuất được thực hiện, các hình thức truyền thống của quan hệ sản xuất đã đan xen với các hình thức độc quyền nhà nước được sản sinh bởi quá trình xã hội hoá sản xuất. Đó chính là sự thống nhất phức tạp giữa điều chỉnh và thị trường, giữa chế độ quản lý kinh tế hỗn hợp.
Trong tiến trình xuyên quốc gia hoá và toàn cầu hóa nền kinh tế, trong việc các nhà nước tư bản tìm kiếm các biện pháp điều tiết nền kinh tế, hình thức sở hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất đã có những thay đổi đáng kể, quan hệ sản xuất ở các nước tư bản chủ nghĩa đã được xã hội hoá hơn trước, vì thế, trong một chừng mực nhất định, có sự thích ứng hơn với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Ngày nay, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đương nhiên là vẫn tồn tại và có những mặt gay gắt nhưng ở mặt khác, mâu thuẫn đó không còn những đường nét và ranh giới rõ ràng như trước. Trong Chủ nghĩa Tư bản hiện đại, nhà nước tư sản chiếm hữu và phân phối từ 30% – 60% thu nhập quốc dân. Đây không đơn thuần là sự chiếm hữu tư nhân nữa, mà phần nào đã mang tính chất xã hội.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhận rõ, mặc dù Chủ nghĩa Tư bản có phần thành công nhất định trong điều tiết kinh tế nhưng cũng chỉ là thành công nhất thời. Mâu thuẫn cố hữu của Chủ nghĩa Tư bản không thể thay đổi. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua đã khẳng định điều đó.
Thay đổi từ phía những người lao động. Khác với những năm cuối thế kỷ vừa qua, hiện nay giai cấp công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, phần đông đã trả công theo giá trị sức lao động. Sở dĩ như vậy vì giai cấp tư sản có thể dùng một phần siêu lợi nhận để mua chuộc; vì phong trào công nhân có tổ chức chặt chẽ trở thành một lực lượng hùng mạnh là đối trọng đáng kể đối với giai cấp tư sản; vì để mở rộng sản xuất, Chủ nghĩa Tư bản cũng rất cần tăng số “cầu” của dân cư, tăng quy mô tiêu dùng cá nhân. Những điều này dẫn tới sự thay đổi đáng kể trong đời sống những người lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Tình trạng nghèo khổ vẫn còn, nhưng không phải phổ biến ở phần lớn những người công nhân làm thuê; đang phát triển một cách tự phát cái mà Lê nin gọi là “ý thức công liên chủ nghĩa”, không cảm thấy trực tiếp ách áp bức của hệ thống tư bản chủ nghĩa.
Như vậy, nếu nhìn nhận một cách trực quan, Chủ nghĩa Tư bản hiện đại đã khoác trên mình nó một bộ áo cánh mới và bộ áo cánh đó đã phần nào che đậy được một số khuyết tật cố hữu của Chủ nghĩa Tư bản. Tuy nhiên, Chủ nghĩa Tư bản dầu sao vẫn là Chủ nghĩa Tư bản với bản chất xã hội mang nặng sự phi lý, là chế độ đầy rẫy bất công phi lý, mâu thuẫn. Và một điều nữa cần được khẳng định là chính những thay đổi hiện nay trong lòng Chủ nghĩa Tư bản cùng những thành công nhất thời trong việc tự điều chỉnh lại tạo những nhân tố và tiền đề mới cho một xã hội tương lai- xã hội phủ nhận Chủ nghĩa Tư bản. Quy luật phát triển xã hội chắc chắn là như vậy./.

3. Sự thích nghi của chủ nghĩa tư bản hiện đại và thời cơ, thách thức đối với cách mạng Việt Nam
15:28′ 17/7/2007

Trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa tư bản nói chung, chủ nghĩa đế quốc nói riêng luôn tìm cách thích nghi trước sự biến đổi nhanh chóng, phức tạp của các mối quan hệ kinh tế, chính trị quốc tế, nhưng bản chất của chúng vẫn không thay đổi. Bởi vậy, trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta phải đề cao cảnh giác, chủ động chống lại âm mưu “diễn biến hòa bình”, ra sức phát huy nội lực và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
I – Chủ nghĩa tư bản ra đời cách đây hơn 500 năm và có bốn lần thay đổi lớn. Vào giữa thế kỷ thứ XVIII, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ nhất nổ ra, chủ nghĩa tư bản nông nghiệp và thương nghiệp chuyển thành chủ nghĩa tư bản công nghiệp và tự do cạnh tranh. Cuối thế kỷ thứ XIX, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ hai xuất hiện, chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền. Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào những năm 30 của thế kỷ XX và rõ nhất là sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa tư bản độc quyền chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã dẫn đến toàn cầu hóa kinh tế và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền xuyên quốc gia.
Cùng với sự phát triển của các công ty độc quyền xuyên quốc gia và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, chủ nghĩa tư bản tổ chức ra Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới và các thỏa thuận về thuế quan. Do nhu cầu điều chỉnh quan hệ thương mại nên ngay từ năm 1948, các nước tư bản đã tổ chức ra Hiệp định chung về thuế quan (GATT). Sau đó, do tiến trình khu vực hóa được xúc tiến mạnh mẽ nên đã dẫn đến sự ra đời của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC), Khu vực tự do Bắc Mỹ và Diễn đàn kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
Tiếp đó, nền kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển nhanh và sự ra đời của kinh tế tri thức đã làm nảy sinh nhiều mối quan hệ kinh tế thế giới, buộc chủ nghĩa tư bản độc quyền xuyên quốc gia phải mở rộng GATT. Bởi thế, năm 1994, WTO ra đời.
Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, các công ty độc quyền xuyên quốc gia là lực lượng thao túng thị trường thế giới. Hiện nay, khoảng 200 công ty xuyên quốc gia đang chiếm 1/3 GDP của thế giới, thâu tóm 70% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), 2/3 mậu dịch quốc tế và trên 70% chuyển nhượng kỹ thuật của thế giới.
Thực tế trên đây chỉ ra hai thuộc tính cơ bản của toàn cầu hóa kinh tế. Một mặt, nó thể hiện tính tiên tiến của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa: thúc đẩy sự phân công lao động và hợp tác quốc tế để phát triển nền sản xuất xã hội, thúc đẩy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nền kinh tế các nước. Mặt khác, nó thể hiện bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền xuyên quốc gia: luôn luôn tìm cách mở rộng tư bản ra bên ngoài để tăng cường bóc lột và truyền bá các quan điểm, giá trị của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Rõ ràng, sự phát triển của khoa học, công nghệ đã dẫn đến toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Nói một cách cụ thể, nó đã buộc chủ nghĩa tư bản độc quyền xuyên quốc gia phải thích nghi bằng cách tổ chức ra các thị trường khu vực, thị trường thế giới, các quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng thế giới để giải quyết các mối quan hệ kinh tế và nhất là để thao túng thị trường thế giới. Sự ra đời của những tổ chức này có đưa lại thời cơ phát triển kinh tế cho các nước kém phát triển, nhưng mục đích chính của nó là để tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, hay nói cách khác, để chủ nghĩa tư bản chi phối nền kinh tế thế giới. Đó cũng chính là bản chất của thị trường thế giới.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền tìm cách thích nghi để vừa thao túng thị trường thế giới, vừa thực hiện âm mưu gây ảnh hưởng về chính trị đối với các nước. Nếu trước đây, hình thức xâm lược của chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, thì sau chiến tranh thế giới thứ hai, do tương quan lực lượng thay đổi và mất thế chủ động lịch sử, nên hình thức xâm lược của nó là chủ nghĩa thực dân kiểu mới, thực hiện xâm lược, thôn tính thông qua bàn tay người bản xứ, dưới chiêu bài “độc lập”, “quốc gia” giả hiệu.
Trước đây, hình thức xâm lược của chủ nghĩa đế quốc là chiến tranh. Sau này, do phong trào chống chiến tranh phát triển mạnh mẽ, hơn nữa, nếu tiến hành chiến tranh thì sẽ tốn kém, dễ bị các nước tư bản khác vượt qua, nên chủ nghĩa đế quốc chuyển sang dùng sức mạnh về tiền vốn, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý và thị trường làm công cụ, cùng với các thủ đoạn chính trị, ngoại giao, văn hóa, tư tưởng để thực hiện “diễn biến hòa bình”, “giành thắng lợi không cần chiến tranh” hay còn được gọi là “một thứ chiến tranh không có khói súng”. Nếu trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”, chiến lược của chủ nghĩa đế quốc là “ngăn chặn”, dẫn đến sự xuất hiện của chủ nghĩa cơ hội trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản ở một số nước xã hội chủ nghĩa, thì ngày nay chúng tiến hành chiến lược “vượt trên ngăn chặn”, tấn công thẳng vào hệ thống chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa bằng âm mưu “diễn biến hòa bình”.
Trong mấy chục năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã phải đối phó với các âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Cái cốt lõi của “diễn biến hòa bình” là tạo ra lực lượng tại chỗ để tiến hành cuộc thay đổi chế độ. Để làm được điều đó, chúng tìm cách thay đổi ý thức xã hội của quần chúng nhân dân, trước hết là ý thức chính trị. Chúng tiến công vào nền tảng tư tưởng của Đảng ta là chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và xuyên tạc con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
Các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, đài phát thanh, đài truyền hình, mạng In-tơ-nét được chúng sử dụng một cách tối đa vào cuộc tiến công xuyên tạc đó. Đồng thời, chúng sử dụng các vấn đề “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền” và tôn giáo, dân tộc để kích động ly khai chế độ mà chúng ta xây dựng. Chúng vu cáo “Cộng sản cấm đạo” và tìm cách phát triển tôn giáo ở các vùng dân tộc ít người, làm hậu thuẫn cho những phần tử xấu trong tôn giáo tập hợp lực lượng để chống lại Đảng và Nhà nước ta. Chúng phái một số phần tử là Việt kiều trở về các vùng dân tộc ít người lôi kéo đồng bào chạy ra nước ngoài để gây tình hình bất ổn định về chính trị. Luận điểm “Nhà nước Đề-ga” do chúng tung ra là một âm mưu cực kỳ nguy hiểm.
Bên cạnh đó, chúng lợi dụng chính sách mở cửa, giao lưu văn hóa của chúng ta để gieo rắc những quan điểm, giá trị phương Tây, phát triển văn hóa xa rời chuẩn mực thẩm mỹ, lối sống, đạo đức truyền thống, hồi phục đồi phong, hủ tục, mê tín dị đoan, làm băng hoại bản sắc văn hóa của dân tộc. Chúng ca ngợi các giá trị “tự do, “dân chủ” tư sản, đề cao chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân cực đoan chạy theo đồng tiền bằng mọi giá, lối sống sa đọa, ăn chơi hưởng lạc, hoàn toàn xa lạ với đạo đức của con người xã hội chủ nghĩa. Chúng tìm cách tha hóa thế hệ trẻ bằng văn hóa Mỹ và văn hóa phương Tây, tạo ra một thế hệ mất gốc, phủ nhận các giá trị truyền thống của dân tộc để phục vụ cho mưu đồ của chúng.
Ngoài ra, các thế lực thù địch còn sử dụng sức mạnh kinh tế như tiền vốn, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý và thị trường để phục vụ cho mưu đồ “diễn biến hòa bình”. Trong số các nhà tư bản nước ngoài đầu tư vào sản xuất, kinh doanh ở nước ta, hầu hết là vì lợi nhuận, nhưng cũng có kẻ ngoài lợi nhuận còn có mưu đồ xóa bỏ con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa của chúng ta.
Kẻ thù của chủ nghĩa xã hội rất triệt để trong âm mưu chống phá chủ nghĩa xã hội. Nhìn lại những năm tháng vừa qua, chúng ta thấy, sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, chúng đã sử dụng các cuộc cách mạng “màu sắc” để lôi kéo các nước Đông Âu vào vòng tay của chúng và tìm cách làm tan rã khối SNG.
Thực tiễn nói trên cho thấy, ngày nay sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi chúng ta phải kiên quyết chống lại âm mưu “diễn biến hòa bình”, chống lại mưu đồ xóa bỏ con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Đồng thời, chúng ta phải biết ngăn ngừa và sẵn sàng đánh bại mọi cuộc chiến tranh mà các thế lực thù địch có thể gây ra. Đảng và nhân dân ta rất yêu chuộng hòa bình và quyết tâm đấu tranh cho một nền hòa bình bền vững để xây dựng đất nước, nhưng hòa bình hay chiến tranh, điều đó không chỉ phụ thuộc vào ý muốn của Đảng và nhân dân ta mà còn phụ thuộc vào âm mưu của các thế lực thù địch.
Nhìn lại thế giới trong mấy thập kỷ qua, chúng ta thấy nổi lên các sự kiện sau: Chiến tranh Gờ-rê-na-đa (năm 1983), sử dụng không quân oanh tạc Li-bi (năm 1986), chiến tranh xâm lược Pa-na-ma (năm 1989), chiến tranh chống I-rắc ở vùng Vịnh (năm 1991), chiến tranh áp-ga-ni-xtan và chiến tranh xâm lược I-rắc… Các sự kiện đó đã chứng minh bản chất xâm lược, thôn tính của chủ nghĩa đế quốc hiện đại. Nói cách khác, trong thời đại ngày nay, bản chất của chủ nghĩa đế quốc không hề thay đổi mà chỉ có sự thích nghi của chúng trước những biến đổi của tình hình.
Trước xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, chủ nghĩa đế quốc cũng “hưởng ứng” hòa bình, ký kết “hợp tác”, nhưng mục đích cuối cùng của chúng là để tiếp tục tồn tại, phát triển và thống trị thế giới. Mối quan tâm sống còn của chúng nằm trong lợi ích của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Chúng chỉ muốn tiếp tục sống với tư cách là giai cấp thống trị và bóc lột. Chỉ có điều, do tình thế ngày nay đã khác trước nên chúng chọn hình thức, biện pháp thôn tính, nô dịch cho phù hợp hơn.
Trong thời đại ngày nay, chiến tranh vẫn là sự kế tục của chính trị bằng con đường bạo lực; xu hướng phát triển của chủ nghĩa đế quốc vẫn là xu hướng bạo lực và sức mạnh quân sự vẫn là chỗ dựa để nó đạt tới vị trí siêu cường trên thế giới. Việc răn đe, gây sức ép quân sự và tính chất phiêu lưu quân sự trong giải quyết vấn đề khu vực của chủ nghĩa đế quốc vẫn tiếp tục tăng lên. Đó cũng là bản chất của chúng trong tình hình mới mà những người cách mạng phải thấy rõ để không lơ là cảnh giác khi mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, phải thấy rằng, âm mưu của chủ nghĩa đế quốc xuất phát từ bản chất của chúng, nhưng âm mưu đó có thực hiện được hay không, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chúng mà còn phụ thuộc vào đường lối, sách lược của Đảng ta, sự đối phó của nhân dân ta và phong trào đấu tranh của loài người tiến bộ. Chúng ta tin tưởng rằng, với đường lối, sách lược đúng đắn của Đảng và sự nỗ lực phấn đấu của toàn dân, chúng ta nhất định đối phó có hiệu quả với các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch.
II- Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ phát triển như vũ bão đã dẫn đến toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và đưa lại xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển. Ngày nay, không một nước nào đứng ngoài xu thế đó lại có thể nhanh chóng xây dựng được nền kinh tế vững mạnh. Nhận rõ điều đó, trong công cuộc đổi mới, Đảng ta đã đề ra chủ trương mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, nhằm tranh thủ vốn, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý, thị trường để phát triển lực lượng sản xuất cũng như nền sản xuất xã hội, phục vụ đời sống của nhân dân và công cuộc xây dựng đất nước. Chủ trương đúng đắn đó đã đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, có sự thay đổi toàn diện và đã làm cho vị thế của nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. Đặc biệt, vừa qua nước ta đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Cùng với sự kiện này, Chính phủ Mỹ cũng đã thông qua Quy chế thương mại bình thường và vĩnh viễn với Việt Nam.
Việc gia nhập WTO đang đưa lại cho nước ta nhiều cơ hội lớn:
– Tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế để hình thành hệ thống sản xuất, kinh doanh phù hợp với sự phát triển của sản xuất, kinh doanh trong thời đại mới – thời đại kinh tế tri thức.
– Có điều kiện thuận lợi để tiếp cận thị trường thế giới, thu hút đầu tư, tiếp thu kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý của các nước tư bản phát triển, nhằm phát triển lực lượng sản xuất cũng như nền sản xuất xã hội.
– Đối diện với các cuộc cạnh tranh quyết liệt và điều đó sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp ở nước ta đổi mới, năng động hơn để tồn tại, phát triển và thúc đẩy người lao động phấn đấu nâng cao kỹ năng lao động để đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động.
– Cho phép nước ta cải thiện vị trí của mình khi tham gia vào việc xác định các quy chế thương mại toàn cầu và có điều kiện để đấu tranh bảo vệ lợi ích của mình trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại, tránh mọi sự phân biệt đối xử.
– Chúng ta phải cải cách hệ thống ngoại thương để bảo đảm tính thống nhất, minh bạch của các chính sách thương mại; bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật cho phù hợp với luật pháp quốc tế và những điều đã cam kết với WTO. Những việc làm này sẽ có tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội của nước ta.
Tuy nhiên, cần nhận thức sâu sắc rằng, những cơ hội trên đây chỉ là những điều kiện, khả năng, chứ không tự động trở thành hiện thực. Việc có tận dụng và biến chúng thành hiện thực hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức thực hiện của Nhà nước và sự phấn đấu của toàn dân ta.
Gia nhập WTO, chúng ta không chỉ có những cơ hội mà còn có cả những thách thức, đó là:
1- Nền kinh tế nước ta còn là một nền kinh tế kém phát triển. Đất nước đang ở bước đầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; 95% doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ, sức cạnh tranh yếu; hệ thống thị trường chưa thật hoàn chỉnh, có cái còn sơ khai; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; hệ thống thể chế kinh tế và luật pháp chưa được hoàn thiện… Nếu chúng ta không phấn đấu quyết liệt để cải thiện các mặt thì sẽ dễ dàng thua các đối tác ngay trên “sân” nhà, vì các doanh nghiệp của các nước tư bản phát triển có sức cạnh tranh cao, còn các doanh nghiệp của nước ta sức cạnh tranh kém và do đó, sẽ bị phá sản.
2 – Đến nay, WTO đã có 150 thành viên và đang có nhiều nước đàm phán gia nhập trong thời gian tới. Đây là một “sân chơi” toàn cầu, đang kiểm soát 85% thương mại hàng hóa, 90% thương mại dịch vụ toàn cầu và kiểm soát hầu như toàn bộ các hoạt động kinh tế thương mại và đầu tư của thế giới. Cơ chế hoạt động của WTO dựa trên nền tảng lý thuyết “tự do mới” – một lý thuyết tư sản hiện đại coi thị trường và kinh tế tư nhân là tất cả. Các thành viên của WTO chủ yếu là các nước tư bản phát triển, nhưng cũng có một số nước đang phát triển, và mới đây lại có cả những nước có con đường phát triển không giống các nước thành viên khác, như Trung Quốc, Việt Nam. Vì vậy, tuy WTO có nguyên tắc “bình đẳng và tự do thương mại” nhưng trên thực tế, các nước tư bản phát triển luôn luôn tính toán đến lợi ích của họ, đồng thời tìm cách chi phối các nước nhỏ yếu và các nước có con đường phát triển khác; chẳng hạn như sử dụng hàng rào thuế quan, hàng rào kỹ thuật, hàng rào môi trường để ngăn cản việc chuyển dịch hàng hóa từ các nước này đến “sân chơi” thương mại chung.
3 – Gia nhập WTO, một mặt, chúng ta phải đối diện với hàng hóa nhập khẩu được trợ giá của các nước đang phát triển; mặt khác, phần trợ cấp, trợ giá cho hàng hóa của chúng ta thì phải thu hẹp hoặc cắt hẳn.
Để việc hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO mang lại hiệu quả cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cần nhận thức sâu sắc và giải quyết tốt một số vấn đề sau:
Một là, khi xem xét thời cơ và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO, chúng ta không chỉ xem xét ở khía cạnh kinh tế mà còn xem xét ở cả các khía cạnh chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh – quốc phòng. Vì thế, trên tất cả các lĩnh vực đó, chúng ta phải có mục tiêu, lộ trình tận dụng thời cơ và đối phó với thách thức, đồng thời kết hợp chặt chẽ mục tiêu, lộ trình đó với chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hai là, mục tiêu của cách mạng nước ta là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, còn việc thực hiện chủ trương mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế thế giới, gia nhập WTO chỉ là một trong các phương tiện để đi đến mục tiêu đó. Cái thiếu nhất của nền kinh tế nước ta là thiếu một lực lượng sản xuất phát triển. Nhận thấy quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa không thể được thiết lập trên một lực lượng sản xuất thấp kém nên Đảng ta đã đề ra chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO để phát triển lực lượng sản xuất và trên cơ sở đó, từng bước xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Ba là, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO, chúng ta phải ra sức phát huy nội lực, vì chỉ trên cơ sở nội lực được phát huy, mới thu hút mạnh đầu tư nước ngoài và mới có điều kiện để kết hợp nội lực với ngoại lực trong công cuộc xây dựng đất nước.
Bốn là, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO, chúng ta phải nỗ lực vượt bậc để tranh thủ tối đa ngoại lực, nhưng phải giữ vững độc lập, tự chủ, đồng thời giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong công cuộc xây dựng đất nước, vì đây là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Năm là, chúng ta thực hiện chủ trương mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác, liên minh với các nước, nhưng hội nhập mà không hòa nhập, hợp tác chân thành nhưng không từ bỏ đấu tranh chống lại các âm mưu đen tối của các thế lực thù địch, vì chỉ có đấu tranh thì mới thực hiện được mục tiêu của hợp tác.

Lê Xuân Lựu

IV. Câu hỏi thảo luận – ôn tập:
Phần 1: Một số nội dung thảo luận phần Triết học Mác Lê nin

Câu 1: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, ý nghĩa và phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu vấn đề này? Liên hệ vận dụng vào công tác của bản thân?

Để phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, trước hết cần hiểu rõ về định nghĩa của vật chất và ý thức là gì.

  1. a) Định nghĩa:

–  Vật chất: theo Lênin. “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.

Vật chất tồn tại bằng cách vận động và thông qua vận động để thể hiện sự tồn tại của mình. Không thể có vật chất không vận động và không có vận động ở ngoài vật chất. Đồng thời vật chất vận động trong không gian và thời gian. Không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính chung vốn có của các dạng vật chất cụ thể .

– Ý thức:

Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan bởi bộ óc của con người và thể hiện ra là tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí của con người. Ý thức hình thành thông qua quá trình lao động, ngôn ngữ và những quan hệ xã hội của loài người Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo thế giới khách quan và bộ não người thông qua hoạt động thực tiễn. Trên cơ sở cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra cái không có trong thực tế. Ý thức có thể tiên đoán, dự báo tương lai, có thể tạo ra những huyền thoại, những giả thuyết… Chính vì vậy, không thể xem xét hai phạm trù này tách rời, cứng nhắc, càng không thể coi ý thức (bao gồm cảm xúc, ý chí, tri thức,….) là cái có trước, cái sinh ra và quyết định sự tồn tại, phát triển của thế giới vật chất.

  1. b) Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:

Giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, thể hiện qua vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức và tính độc lập tương đối, sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất.

Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng, vật chất quyết định ý thức:

– Vật chất là nguồn gốc của ý thức: vật chất là cơ sở, cội nguồn sản sinh ra ý thức, không có vật chất thì không thể có ý thức bởi vì nguồn gốc của ý thức chính là vật chất, trong đó bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức, cơ quan phản ánh thế giới xung quanh, sự tác động của thế giới khách quan vào bộ não người, tạo thành nguồn gốc tự nhiên của ý thức.

Ví dụ, hoạt động của ý thức sẽ diễn ra bình thường trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não con người, nhưng khi bộ não của con người bị tổn thương thì sẽ làm cho hoạt động của ý thức bị rối loạn.

– Vật chất quyết định nội dung, sự biến đổi của ý thức: Vật chất là cái có trước, nó sinh ra ý thức, quyết định nội dung và xu hướng phát triển của ý thức. Lao động trong hoạt động thực tiễn, hoạt động sản xuất của cải vật chất và ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết), cùng với nguồn gốc tự nhiên quyết định sự hình thành tồn tại và phát triển của ý thức.

Ví dụ, ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, các em học sinh tiểu học và trung học cơ sở sẽ có trình độ ngoại ngữ và trình độ công nghệ thông tin cao hơn các em ở các tỉnh miền núi như Đắc Nông, Điện Biên bởi vì ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội điều kiện vật chất đầy đủ, tốt hơn và đội ngũ giáo viên cũng có trình độ cao hơn, còn ở các tỉnh miền núi cơ sở vật chất thiếu thốn, do đó các em học sinh ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội được tiếp xúc với môi trường học tốt hơn nên trình độ của các em sẽ cao hơn các bạn cùng trang lứa ở các tỉnh miền núi.

Ví dụ đồng bằng và cao nguyên.

– Vật chất là điều kiện khách quan để hiện thực hóa ý thức: ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, vật chất là đối tượng, khách thể của ý thức, nó quy định nội dung, hình thức, khả năng và quá trình vận động của ý thức. Ngoài ra, ý thức chỉ có thể trở thành sức mạnh vật chất, sức mạnh cải tạo hiện thực thông qua hoạt động thực tiễn, bằng việc khai thác, sử dụng hợp lý các điều kiện phương tiện vật chất cần thiết cho hành động. Những chủ trương, kế hoạch của con người chỉ được thực hiện trên những cơ sở vật chất nhất định.

Ví dụ, mỗi chúng ta ai cũng muốn có một ngôi nhà để an cư lạc nghiệp, muốn vậy thì phải có đầy đủ nguyên vật liệu để xây nhà (mảnh đất, gạch, cát, đá, xi măng, gỗ, sắt…) nhưng nếu chúng ta không có những nguyên vật liệu đó thì không thể nào đạt được mong muốn an cư để có thể yên tâm lạc nghiệp.

Khi khẳng định vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức, chủ nghĩa duy vật biện chứng đồng thời cũng vạch rõ sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất.

– Ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn: Ý thức do vật chất sinh ra và quy định nhưng nó lại có tính độc lập tương đối, sự phản ánh của ý thức đối với vật chất là sự phản ánh sáng tạo, chủ động, là quá trình con người không ngừng tìm kiếm tích lũy những hiểu biết mới ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về mặt bản chất, quy luật vận động và phát triển sự vật.

– Ý thức chỉ đạo mọi hoạt động của con người: sau khi đã được hình thành, ý thức có vai trò định hướng cho con người trong việc xác định mục tiêu, phương hướng tìm ra biện pháp lựa chọn các phương án, hành động tối ưu nhất và sử dụng các điều kiện vật chất cần thiết để làm biến đổi chúng đạt đến mục tiêu đã đặt ra.

Ví dụ, từ nhận thức đúng về thực tại của nền kinh tế đất nước, vào năm 1986, Đảng ta đã có cuộc cải cách, đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chũ nghĩa. Công cuộc đổi mới và cải cách này đã tạo nên sự cạnh tranh, thúc đẩy sự vận động của vật chất, tạo nên sự cạnh tranh trong sản xuất và nâng cao ý thức của con người.

– Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất có thể diễn ra theo 2 khuynh hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của thế giới:

o          Ý thức sẽ thúc đẩy cùng chiều đối với sự phát triển của sự vật nếu ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan, nếu con người nhận thức đúng quy luật khách quan, có ý chí động cơ hành động đúng và thông qua cơ chế tổ chức hoạt động phù hợp trong thực tiễn. Trong trường hợp này ý thức giúp cho con người xác định đúng đắn mục tiêu, phương hướng, biện pháp tổ chức hoạt động thực tiễn một cách có hiệu quả.

o          Ý thức kìm hảm, cản trở, thậm chí phá hoại sự phát triển bình thường của sự vật nếu ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan, ý thức lạc hậu, phản khoa học, phản động, nếu con người không có ý chí, không nhiệt tình, động cơ sai …

Tuy vậy, sự tác động của ý thức đối với vật chất cũng chỉ với mức độ nhất định, nó không thể sinh ra hay tiêu diệt các quy luật vận động của vật chất.

Ví dụ, trong nền kinh tế bao cấp sẽ không thể tạo ra sự cạnh tranh trong lực lượng sản xuất, và nó kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Chẳng hạn như người nông dân khi vác cuốc ra đồng, giơ cuốc lên mà nghe tiếng kẻng thì họ cầm về luôn, không thèm cuốc xuống đất nữa vì cuốc hay không cuốc thì vẫn được hưởng phần lương giống nhau, làm hay không làm cũng được hưởng như nhau, dẫn đến vận động bị trì trệ, vật chất không được sản xuất và ý thức không được nâng cao.  Ngược lại, trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đã tạo nên sự cạnh tranh, thúc đẩy quá trình vận động của vật chất, tạo nên sự cạnh tranh trong sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, ý thức của con người được nâng cao.

  1. c) Ý nghĩa phương pháp luận:

– Khi xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng phải xuất phát từ bản thân sự vật, hiện tượng đó để xem xét, không được lấy ý muốn chủ quan áp đặt vào sự vật, hiện tượng; phải trung thực trong quá trình đánh giá.

Nguyên tắc khách quan trước nhất thừa nhận vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức, nó đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, “phải lấy thực thể khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình”. Tuy nhiên, việc thực hiện nguyên tắc khách quan không có nghĩa là xem nhẹ tính năng động, sáng tạo của ý thức mà nó còn đòi hỏi phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, của nhân tố chủ quan. trong việc tìm ra những biện pháp, những con đường để từng bước thâm nhập sâu vào bản chất của sự vật, trên cơ sở đó con người thực hiện sự biến đổi từ cái “vật tự nó” (tức thực tại khách quan) thành cái phục vụ cho nhu cầu của con người đồng thời sử dụng hiệu quả các điều kiện, sức mạnh vật chất khách quan, sức mạnh của quy luật … để phục vụ cho các mục tiêu, mục đích khác nhau của con người.

– Khi xây dựng kế hoạch, chủ trương, chính sách, biện pháp… phải lấy hiện thực khách quan làm căn cứ, không lấy ý chí áp đặt cho thực tế.

Đảng ta rút ra những bài học kinh nghiệm từ những sai lầm, thất bại trước đổi mới, Đảng ta đã kết luận: “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”.

Để họach định các đường lối, chiến lược, sách lược nhằm xây dựng và phát triển đất nước phải xuất phát từ hiện thực khách quan của đất nước, của thời đại; phải biết tìm kiếm, khai thác và sử dụng những lực lượng vật chất để hiện thực hóa đường lối, chiến lược, sách lược nhằm xây dựng và phát triển đất nước; phải coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, coi đại đòan kết tòan dân tộc là động lực chủ yếu để phát triển đất nước, phải biết kết hợp hài hòa các lợi ích khác nhau (lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị, lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội…) thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

– Trong hoạt động, phải tôn trọng qui luật và hành động theo qui luật.

Do vật chất là nguồn gốc khách quan, là cơ sở sản sinh ra ý thức; còn ý thức là sản phẩm, là sự phản ánh thế giới khách quan thì trong nhận thức và hành động, con người phải xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, có như vậy thì xã hội mới ngày càng phát triển.

  Trong quá trình xây dựng CNXH, chúng ta đã phạm phải sai lầm giáo điều, cứng nhắc và chủ quan duy ý chí khi áp đặt một mô hình CNXH được thiết kế không xuất phát từ thực tiễn nước ta. Đó là mô hình CNXH thuần khiết với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, chỉ hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể được phép tồn tại với sự thống nhất tuyệt đối về chính trị và tinh thần. Do nhận thức mang tính chủ quan duy ý chí, xa rời thực tiễn, không tôn trọng quy luật khách quan nên đường lối, chính sách nhằm xây dựng mô hình đó và các biện pháp, phương tiện để thực hiện đường lối, chính sách này không có tác dụng cài tạo thực tiễn, làm cho thực tiễn kinh tế – xã hội của nước ta phát triển không theo chiều hướng tiến lên mà ngược lại còn kìm hãm sự phát triển đó.

– Phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức: nâng cao trình độ, bồi dưỡng tình cảm, củng cố niềm tin, xây dựng lý tưởng, quan tâm đến lợi ích của con người…

Ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn. Do đó, cần phải phát huy tính tích cực của ý thức đối với vật chất bằng cách nâng cao năng lực nhận thức các quy luật khách quan và vận động chúng vào trong hoạt động thực tiễn của con người. Sức mạnh ý thức của con người không phải ở chỗ tách rời điều kiện vật chất mà là biết dựa vào đó, phản ánh đúng quy luật khách quan để cải tạo thế giới khách quan.

– Chống bệnh chủ quan, khắc phục bệnh bảo thủ, trì trệ, thụ động…

Vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau và mối liên hệ đó tuân theo các quy luật khách quan vốn có của nó. Nếu trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta tuyệt đối hóa, cường điệu hóa vai trò của một trong hai mặt thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của xã hội và rơi vào bệnh chủ quan duy ý chí hoặc bệnh bảo thủ trì trệ.

 

  Xuất phát từ ý nghĩa đó, Đảng ta đã chỉ rõ một trong những điều kiện cơ bản để đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của mình là phải “luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan”, (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội. 1986, tr.30)

– Quán triệt quan điểm khách quan, phát huy nhân tố chủ quan, tính năng động, sáng tạo của con người.

– Tôn trọng quy luật và hoạt động theo quy luật.

 Trong hoạt động thực tiễn, phải:

  • Giáo dục và nâng cao trình độ tri thức khoa học cho nhân dân, cán bộ, đảng viên.
  • Củng cố bồi dưỡng nhiệt tình ý chí cách mạng
  • Rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ
  • Đảm bảo nguyên tắc khách quan và phát huy tính năng động chủ quan của con người
  • Vận dụng đúng quan hệ lợi ích, đảm bảo nhu cầu vật chất.
  • Có động cơ trong sang, thái độ khách quan, khoa học, không vụ lợi

– Chống thái độ thụ động ỷ lại bảo thủ trì trệ.

 

  1. c) Liên hệ vận dụng vào công tác của bản thân:

Trong công tác của bản thân là một công chức nhà nước, thực hiện nhiệm vụ của nhà nước về quản lý, giám sát đầu tư công. Bản thân em luôn lấy chủ nghĩa Mác Lênin làm nền tảng tư tưởng và vận dụng tư tưởng lý luận đó vào thực tế đó là phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng qui luật khách quan.  Không chủ quan duy ý chí xuất phát từ việc cường điệu tính sáng tạo của ý thức, tuyệt đối hoá vai trò nhân tố chủ quan của ý chí, bất chấp qui luật khách quan, xa rời hiện thực, phủ nhận xem nhẹ điều kiện vật chất. Tức là, do thực tế khách quan các quy định của pháp luật nhà nước còn chồng chéo, thiếu chặt chẽ, đôi lúc còn buông lỏng quản lý, đôi lúc lại ràng buộc quá chặt làm cho việc thực hiện quản lý dự án của chủ đầu tư nhiều lúc quá thoải mái gây lãng phí, không kiểm soát, nhiều lúc làm khó, trì trệ, làm giảm hiệu quả đầu tư.

Do đó, khi đi thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá một dự án đầu tư cụ thể, em luôn xem xét quy định pháp luật có liên quan của từng thời kỳ và thực tế dự án, nhu cầu nhiệm vụ của mỗi dự án tại các thời kỳ khác nhau để có kết luận kiểm tra phù hợp nhất.

Liên hệ vận dụng vào công tác thực tiễn:

Trong công việc hiện nay, bản thân tôi là một công chức trong công tác quản lý môi trường, để đánh giá mức độ ô nhiễm của một doanh nghiệp gây ra để đưa ra biện pháp xử lý cụ thể, tôi phải khách quan trong công việc từ công đoạn đánh giá công nghệ xử lý chất thải của doanh nghiệp đến việc lấy mẫu chất thải, bảo quản và phân tích mẫu chất thải theo đúng các quy chuẩn do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, để từ đó có được kết quả đầy đủ và chính xác làm cơ sở xử lý doanh nghiệp. Để có được kết quả đúng, bản thân tôi phải luôn trung thực trong quá trình đánh giá, không được lấy ý muốn chủ quan áp đặt vào cũng như không để cho những cám dỗ lợi ích vật chất làm mờ mắt, đồng thời phải luôn học hỏi nâng cao năng lực, trình độ quản lý lẫn chuyên môn để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu phát triển của xã hội.

Theo bản thân tôi, để cho việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức được vận dụng một cách thấm nhuần trong công tác thực tiễn chúng ta cần phải: Giáo dục và nâng cao trình độ tri thức khoa học cho nhân dân, cán bộ, đảng viên; Củng cố bồi dưỡng nhiệt tình ý chí cách mạng; Rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ; Đảm bảo nguyên tắc khách quan và phát huy tính năng động chủ quan của con người; Vận dụng đúng quan hệ lợi ích, đảm bảo nhu cầu vật chất; Có động cơ trong sáng, thái độ khách quan, khoa học, không vụ lợi và chống thái độ thụ động ỷ lại bảo thủ trì trệ.

Câu 2: Phân tích nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển? Liên hệ vận dụng vào công tác của bản thân.

Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật:

  1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
  • Tóm tắt nội dung nguyên lý:

– Liên hệ là sự phụ thuộc, chi phối, ảnh hưởng, tác động qua lại giữa sự vật hiện tượng, hay giữa các yếu tố, bộ phận trong các sự vật hiện tượng.

– Những tính chất của mối liên hệ :

  + Mối liên hệ mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người (trí thức, tình cảm, ý chí) có nghĩa dù muốn hay không nó vẫn tồn tại

  + Tính phổ biến của mối liên hệ nghĩa là giữa các sự vật và hiện tượng cũng như các bộ phận trong 1 sự vật luôn nằm trong sự liên hệ ràng buộc phụ thuộc lẫn nhau.

 + Tính đa dạng, phong phú, sự vật khác nhau, hiện tượng khác nhau, không gian khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ biểu hiện khác nhau.

– Có các mối liên hệ như sau: bên trong – bên ngoài; chủ yếu – thứ yếu; cơ bản – không cơ bản; trực tiếp – gián tiếp.

– Các mối liên hệ có vai trò khác nhau đối với sự phát triển của sự vật hiện tượng. Liên hệ bên trong, chủ yếu, cơ bản giữ vai trò quyết định sự vận động, phát triển.

  • Ý nghĩa phương pháp luận: trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn, chúng ta phải có quan điểm toàn diện – lịch sử cụ thể.

o          Trong nhận thức, phải xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ của sự vật, tránh phiến diện.

Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng và sự tác động qua lại giữ sự vật, hiện tượng đó với các sự vật, hiện tượng khác. Trên cơ sở đó mới có nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng và xử lý có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn. Như vậy, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức và thực tiễn. V.I.Lênin cho rằng: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ giao tiếp” của sự vật đó”.

Vận dụng quy luật này vào trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục…), mà trước hết là đổi mới tư duy lý luận, tư duy chính trị về CNXH. Cụ thể, về xã hội: giải quyết tốt mối liên hệ giữa công nhân, nông dân và trí thức tạo thành mối liên hệ công nông trí thức. Về chính trị: đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới hệ thống, chức năng, tránh chồng chéo, tạo sự đồng bộ giữa đảng và nhà nước. Về tư tưởng: với ba bộ phận chủ yếu: văn hóa, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ. Nó phải có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó giáo dục đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu.

o          Đánh giá đúng vai trò, vị trí của các mối liên hệ đối với sự phát triển của sự vật hiện tượng; tránh cào bằng.

Ví dụ, hiện tượng cào bằng trong đánh giá sử dụng cán bộ sẽ làm thui chột nhân tài, giảm tính tích cực lao động và ảnh hưởng tiêu cực đối với việc tăng trưởng kinh tế. Việc đánh giá không đúng trong công tác cán bộ dẫn tới tình trạng người có tài có đức không được trọng dụng, trong lúc có người kém tài, thiếu đức vẫn thông qua những con đường khác nhau được giao nhiều trọng trách, để rồi làm thất thoát những khối tài sản lớn của nhà nước. Vì vậy, trong đánh giá sử dụng cán bộ phải đánh giá đúng vai trò, vị trí của từng cán bộ, tránh cào bẳng để phát huy hết khả năng, năng lực của cán bộ góp phần phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa.

o Phải đặt sự vật hiện tượng và các mối liên hệ trong một không gian, thời gian cụ thể để xem xét, tránh chung chung.

Quan điểm toàn diện – lịch sử cụ thể yêu cầu việc nhận thức và xử lý các tình huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn. Phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mối liên hệ cụ thể trong những tình huống cụ thể để từ đó có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn. Như vậy, trong nhận thức và thực tiễn không những cần phải tránh và khắc phục quan điểm phiến diện, siêu hình mà còn phải tránh và khắc phục quan điểm chiết trung, ngụy biện.

Ví dụ, trên thị trường chứng khoán, câu hỏi kiểu “hôm nay nên mua hay bán?” là một câu hỏi trừu tượng, chung chung của người không hiểu gì về thị trường chứng khoán, vì nó không có nội dung cụ thể. Bởi vì, cùng trong ngày hôm nay, có những cổ phiếu nên mua, và có những cổ phiếu nên bán. Chưa hết, với cùng một cổ phiếu, thì với người này thì nên mua, với người khác lại nên bán. Như thế cần đặt vấn đề một cách cụ thể như sau: “Tôi đang nắm giữ những cổ phiếu A, B, C này, tôi đã mua chúng theo giá trung bình như thế này, vào các thời điểm này, vậy thì lúc này nên mua thêm hay bán bớt chúng đi”.

o          Trong hoạt động thực tiễn, để cải tạo sự vật, phải sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp, lực lượng khác nhau.

Thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng đồng bộ nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp (mà trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để biến đổi những mối liên hệ của bản thân sự vật, đặc biệt là những mối liên hệ bên trong, cơ bản, chủ yếu…. của nó.

Nắm vững sự chuyển hóa các mối liên hệ của bản thân sự vật, kịp thời sử dụng các công cụ, phương tiện, biện pháp bổ sung để phát huy hay hạn chế sự tác động của chúng, nhằm lèo lái sự vật vận động, phát triển theo đúng quy luật và hợp lợi ích chúng ta.

Ví dụ, trong hoạt động sản xuất ngành may mặc, để cải tạo chất lượng cũng như năng suất lao động thì chủ doanh nghiệp phải sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp, lực lượng khác nhau gồm: thay đổi dây chuyền công nghệ hiện đại hơn, tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân…

  • Vận dụng thực tiễn:

Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, bản thân tôi đã vận dụng vào công việc thực tiễn như sau: Trong công việc hiện nay, bản thân tôi là một công chức trong công tác quản lý môi trường, để đánh giá mức độ ô nhiễm của một doanh nghiệp gây ra để đưa ra biện pháp xử lý cụ thể, tôi phải xem xét, đánh giá tất cả các mặt, các mối liên hệ của sự việc như mối lien hệ bên trong – bên ngoài, chủ yếu – thứ yếu, trực tiếp – gián tiếp, cơ bản – không cơ bản…, phải đặt sự việc vào từng thời gian, không gian cụ thể, áp dụng nhiều kỹ thuật đánh giá như kỹ thuật xem xét hiện trường, kỹ thuật phòng thí nghiệm, kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản mẫu từ công đoạn đánh giá công nghệ xử lý chất thải của doanh nghiệp đến việc đo đạc theo đúng các quy chuẩn do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, để từ đó có được kết quả đầy đủ và chính xác làm cơ sở kết luận mức độ ô nhiễm do doanh nghiệp gây ra.

  1. Nguyên lý về sự phát triển:
  • Tóm tắt nội dung nguyên lý:

– Mọi sự vật luôn vận động, biến đổi không ngừng, khuynh hướng chung của thế giới là phát triển.

– Nguồn gốc của sự phát triển là do sự đấu tranh của các mặt đối lập, giải quyết mâu thuẫn trong sự vật qui định (Qui luật mâu thuẫn).

– Cách thức của sự phát triển là từ sự thay đổi về lượng đưa đến sự thay đổi về chất và ngược lại (Qui luật lượng – chất).

– Con đường của sự phát triển không diễn ra theo đường thẳng, mà quanh co, phức tạp, theo đường “xoáy ốc” (Qui luật phủ định của phủ định).

Ví dụ: Trong sinh vật, sự phát triển thể hiện ở khả năng thích nghi của cơ thể động vật và thực vật trước sự biến đổi không ngừng, phức tạp của môi trường, ở sự hoàn thiện không ngừng của quá trình trao đổi chất, ở sự tái sinh ra chính mình dẫn đến sự xuất hiện ngày càng phong phú của giống loài mới, trong xã hội sự phát triển thể hiện ở sự thay thế nhau ngày càng cao hơn của các phương thức sản xuất……

  • Ý nghĩa phương pháp luận: đây là cơ sở lý luận để xây dựng quan điểm phát triển.

o          Trong nhận thức, khi xem xét, đánh giá sự vật hiện tượng, phải đặt nó trong sự vận động, phải thấy được khuynh hướng phát triển của nó .

Phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng, song mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi lĩnh vực hiện thực lại có quá trình phát triển không hoàn toàn giống nhau. Tồn tại ở những không gian và thời gian khác nhau sự vật, hiện tượng sẽ phát triển khác nhau. Đồng thời, trong quá trình phát triển của mình, sự vật, hiện tượng còn chịu nhiều sự tác động của các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác, của rất nhiều yếu tố và điều kiện lịch sử cụ thể. Sự tác động đó có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, hiện tượng, thậm chí có thể làm cho sự vật, hiện tượng thụt lùi tạm thời, có thể dẫn tới sự phát triển về mặt này và thoái hóa ở mặt khác… Vì vậy, khi xem xét, đánh giá sự vật hiện tượng, phải đặt nó trong sự vận động, phải thấy được khuynh hướng phát triển của nó.

o          Phải phát hiện ra cái mới, cái tiến bộ và tạo điều kiện cho nó phát triển, tránh quan điểm bảo thủ, định kiến.

Sự phát triển là hiện tượng diễn ra không ngừng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Xét trong không gian hẹp và những trường hợp cá biệt thì có những vận động đi lên, đi xuống, vòng tròn… Song xét cả quá trình, trong không gian rộng lớn thì vận động đi lên là khuynh hướng chủ đạo, thống trị. Khái quát tình hình, triết học Mác xít khẳng định phát triển là khuynh hướng chung của sự vận động của mọi sự vật và hiện tượng. Lê Nin quan niệm chỉ có phát triển mới cho ta chìa khóa của “sự tự vận động” của tất thảy mọi cái đang tồn tại; chỉ có nó mới cho ta chìa khoá của những “bước nhảy vọt” của sự gián đoạn của tính tiên tiến, của sự “chuyển hóa thành các mặt đối lập” của sự tiêu diệt cái cũ, và sự nảy sinh ra cái mới”.

Quan điểm phát triển đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối lập với sự phát triển. Theo quan điểm phát triển, để nhận thức và giải quyết bất cứ vấn đề gì trong thực tiễn, một mặt cần phải đặt sự vật hiện tượng theo hướng đi lên của nó; mặt khác, con đường của sự phát triển lại là một quá trình biện chứng, bao hàm tính thuận nghịch đầy mâu thuẫn, vì vậy đòi hỏi phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển của nó, tức là phải có quan điểm lịch sử – cụ thể trong nhận thức và giải quyết các vấn đề của thực tiễn, phù hợp với tính chất phong phú, đa dạng, phức tạp của nó. Trong quá trình đổi mới và xây dựng đất nước, Đảng ta luôn đấu tranh phê phán với quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến. Văn kiện Đại hội Đảng lần IX có viết: “… Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tin tưởng lẫn nhau hướng tới tương lai”.

  • Vận dụng thực tiễn:

  Nguyên lý về sự phát triển là nguyên lý cơ bản nhất của phép biện chứng duy vật, nó giúp chúng ta nâng cao được nhận thức được những tính chất phức tạp, quanh co về sự vật, hiện tượng trong thế giới quan, đồng thời giúp ta giải quyết được những mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng. Chẳng hạn, bản thân chúng ta là cán bộ, công nhân, viên chức, lao động muốn có sự thăng tiến trong công việc đòi hỏi phải hiểu rõ bản chất của công việc mình đang làm, từ đó học tập, tìm hiểu những cách làm mới, hiệu quả hơn để làm tốt hơn công việc, đó gọi là sự phát triển trong con người.

Câu 3: Phân tích nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập? Liên hệ vận dụng vào công tác của bản thân ?

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (Quy luật mâu thuẫn):

Trong hệ thống của phép biện chứng duy vật, quy luật này đi vào làm rõ về nguồn gốc, động lực của sự phát triển như thế nào. Nó là cơ sở để nghiên cứu các quy luật khác vì thế đây là quy luật hạt nhân của phép biện chứng duy vật.

  • Tóm tắt nội dung quy luật:

– Mọi sự vật hiện tượng đều chứa đựng các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Trong một mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất lại vừa đấu tranh với nhau. Sự đấu tranh của các mặt đối lập đến một giới hạn nhất định, mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời.

– Ở sự vật mới, lại chứa đựng những mâu thuẫn mới, quá trình đấu tranh của các mặt đối lập tiếp tục diễn ra…

– Nguồn gốc của sự vận động, phát triển là do sự đấu tranh của các mặt đối lập, giải quyết mâu thuẫn trong sự vật hiện tượng.

Ví dụ : trong một tổ chức, phải có sự thống nhất của các thành viên thì mới thành lập được tổ chức đó. Nhưng khi đã thành lập rồi, muốn phát triển tổ chức thì không nên quá sợ các mâu thuẫn bên trong, vì nó chính là động lực thúc đẩy tiến lên.

  • Ý nghĩa phương pháp luận

– Trong nhận thức, không được che giấu mâu thuẫn, cần tích cực tìm, phát hiện mâu thuẫn, phân tích mâu thuẫn để hiểu bản chất sự vật.

Vì mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến, nên trong nhận thận thức và thực tiễn phải tôn trọng mâu thuẫn, tức là không được lẩn tránh, che giấu mâu thuẫn cũng như không được tạo ra mâu thuẫn.

Vì mâu thuẫn là động lực của sự phát triển nên muốn thúc đẩy sự phát triển phải nhận thức được mâu thuẫn và tìm cách giải quyết mâu thuẫn, phải tạo ra điều kiện thúc đẩy sự đấu tranh của các mặt đối lập theo chiều hướng phát triển.

Vì mọi mâu thuẫn đều có quá trình phát sinh, phát triển và biến hoá. Vì sự vật khác nhau thì mâu thuẫn khác nhau, mỗi mâu thuẫn lại có những  đặc điểm riêng của nó. Do đó, khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét toàn diện các mặt đối lập; theo dõi quá trình phát sinh, phát triển của các mặt đó; nghiên cứu sự đấu tranh của chúng qua từng giai đoạn; tìm hiểu những điều kiện cần cho sự biến đổi, đánh giá đúng vai trò của từng mặt và của cả mâu thuẫn, xem mâu thuẫn đó có gì giống và khác các mâu thuẫn khác.

Ví dụ: để đánh giá một con người, chúng ta phải đánh giá được vẻ bề ngoài cũng như tính cách của con người đó. Có những người thì vẻ ngoài hiền lành, dễ nhìn, ăn nói ngọt ngào nhưng bản chất bên trong lại là 01 người tham lam, ích kỷ, đầy mưu mẹo tính toán, ngược lại cũng có người vẻ ngoài đăm đăm, khó chịu, ít cười nói nhưng lại rất tốt bụng, nhiệt tình giúp đỡ mọi người; vì vậy chúng ta phải phát hiện được mâu thuẫn đó, phân tích được mâu thuẫn đó thì mới hiểu rõ được 01 con người, từ đó mới có thể đánh giá được bản chất thực sự của họ để có cách giao tiếp, cách quan hệ phù hợp như ông cha đã kết luận “đối nhân xử thế”.

– Để cải tạo sự vật, cần tìm kiếm các giải pháp, lực lượng để giải quyết mâu thuẫn.

  Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật, vì vậy để cải tạo sự vật phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn – phù hợp với từng loại mâu thuẫn, trình độ phát triển của mâu thuẫn, phải tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn khi điều kiện đã chín muồi.

Ví dụ: Trong thời kỳ đầu đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, nền kinh tế nước ta vẫn là nền kinh tế nông nghiệp kém phát triển mang nặng tính tự cấp, tự túc .Trang bị kỹ thuật và kết cấu xã hội yếu kém, cơ cấu kinh tế mất cân đối, cơ cấu kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp để lại nhiều hậu quả nặng nề, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất rất gay gắt. Trước tình hình trên đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đưa ra giải pháp là xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, xuất phát từ tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất nước ta là đa dạng, không đồng đều và chưa cao. Thực tiễn sau 15 năm đổi mới đã khẳng định chủ trương xây dựng kinh tế nhiều thành phần là phù hợp với phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta. Nó đã thực sự giải phóng , phát triển và khơi dậy các tiềm năng của sản xuất, khơi dậy năng lực sáng tạo chủ động của các chủ thể kinh tế trong sản xuất đưa nước ta ra khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh tế- xã hội.

  • Vận dụng vào thực tiễn: vận dụng quy luật mâu thuẫn vào việc phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường ở nước ta trong thời gian qua.

– Mỗi một hoạt động của con người đều có tác động đến tài nguyên môi trường xung quanh. Khi xã hội phát triển, nhờ tiến bộ khoa học và kỹ thuật mà kinh tế tăng trưởng nhanh, song song đó thì tài nguyên cạn kiệt, cân bằng sinh thái bị đảo lộn, chất lượng môi trường sống suy thoái.

– Nhận thức rõ vai trò của điều kiện tự nhiên đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có rất nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo vệ và khai thác tài nguyên một cách hợp lí. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “ Phát triển nhanh , bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” và “ Phát triển kinh tế- xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường tự nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học. Chủ động phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, của sự biến động khí hậu bất lợi và tiếp tục giải quyết hậu quả chiến tranh còn lại đối với môi trường. Bảo vệ và cải tạo môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, tăng cường quản lí Nhà nước đi đôi với nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người dân. Chủ động gắn kết yêu cầu cải thiện môi trường trong mỗi quy hoạch , kế hoạch , chương trình và dự án phát triển kinh tế- xã hội , coi yêu cầu về môi trường là một tiêu chí quan trọng đánh giá các giải pháp phát triển”.

– Tuy nhiên, trên thực tế vấn đề phá rừng, xâm phạm tài sản quốc gia, vấn đề khai thác và buôn bán động vật hoang dã, ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí vẫn còn diễn biến phức tạp và nghiêm trọng do các cá nhân, tổ chức vì lợi ích kinh tế đã không tuân thủ đúng các quy định về bảo vệ môi trường.

– Để cải tạo vấn đề trên, đảm bảo việc bảo vệ môi trường song song với việc tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội Chúng ta cần thực hiện một số giải pháp như sau:

         Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, thực hiệm nghiêm minh các quy định của Luật bảo vệ môi trường.

         Giáo dục tư tưởng và ý thức bảo vệ môi trường: Con người phải không ngừng nâng cao nhận thức về tự nhiên, xây dựng ý thức sinh thái . Nhiệm vụ bảo vệ môi trường là sự nghiệp của quần chúng, nhiệm vụ bảo vệ môi trường có được hoàn thành hay không phụ thuộc phần lớn vào nhận thức và ý thức môi trường của toàn xã hội. Do đó, giáo dục, truyền thông môi trường cũng là một công cụ quản lí môi trường gián tiếp và rất cần thiết.

         Kết hợp mục tiêu kinh tế với mục tiêu môi trường:

+ Thực thi chính sách môi trường khách quan, đúng đắn, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng thời kỳ. Chính sách môi trường đó phải phản ánh lợi ích lâu dài của quốc gia, của toàn xã hội, cũng tức là lợi ích của mọi thành viên trong xã hội.

+ Xây dựng và thực hiện các quy hoạch và kế hoạch về môi trường chuẩn xác, có tầm nhìn xa, có tính khả thi cao và quy tụ lợi ích của cả hệ thống.

+ Thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt chế độ thanh, kiểm tra và kiểm soát môi trường, sử dụng đúng đắn và rộng rãi các khuyến khích, đòn bẩy kinh tế để quản lí môi trường một cách có hiệu quả, nhất là trong thời kỳ quá độ của nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu sang cơ chế thị trường.

+ Kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa quản lý tài nguyên và môi trường với quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Áp dụng một cách có hệ thống các biện pháp phòng ngừa trong các quy trình, sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm mục tiêu tăng hiệu quả tổng thể, đồng thời giúp cải thiện tình trạng môi trường , tiết kiệm chi phí , giảm rủi ro cho con người và cho môi trường.

Kết luận: Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường không phải là hai vấn đề luôn luôn đối kháng và mâu thuẫn nhau theo kiểu loại trừ, có cái này thì không có cái kia. Bởi vì, theo lời chủ tịch uỷ ban Thế giới về môi trường và phát triển Gro Harlem Brudtland:” Môi trường là nơi chúng ta đang sống, còn phát triển là những gì chúng ta làm để cố gắng cải thiện tất cả mọi thứ bên trong nơi chúng ta sống, do vậy hai vế này không thể tách rời nhau”. Những mâu thuẫn còn tồn tại, đó là thực tế khách quan. Chúng ta phải nhìn nhận đúng bản chất của mâu thuẫn để từ đó tìm ra hướng giải quyết đúng đắn, đó chính là động lực để chúng ta có thể phát huy được hết thế mạnh của mình nhằm mục tiêu chung là phát triển kinh tế , mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Câu 4. Phân tích nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại? Liên hệ vận dụng vào công tác của bản thân?

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Theo quy luật này. phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển là: những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng có cơ sở tất yếu từ những sự thay đôi về lượng của sự vật, hiện tượng và ngược lại, những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng lại tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng trên các phương diện khác nhau. Đó là mối liên hệ tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại trong mọi quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.

  1. a) Khái niệm chất, lượng

– Khái niệm chất

Khái niệm chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với sự vật, hiện tượng. Như vậy, tạo thành chất của sự vật, hiện tượng chính là các thuộc tính khách quan vốn có của nó nhưng khái niệm chất không đồng nhất với khái niệm thuộc tính. Mỗi sự vật, hiện tuợng đều có những thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Chỉ những thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự vật, hiện tượng. Khi những thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của nó thay đổi. Việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản cua sự vật, hiện tượng phải tùy theo quan hệ cụ thể của sự phân tích; cùng một thuộc tính, trong quan hệ này là cơ bản thì trong quan hệ khác có thể là không cơ bản.

Mặt khác, chất của sự vật, hiện tượng không những được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành, mà còn bởi cấu trúc và phương thức liên kết giữa chúng, thông qua các mối liên hệ cụ thể. Vì vậy, việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản, chất và thuộc tính cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất, mà còn nhiều chất, tùy thuộc vào các mối quan hệ cụ thể của nó với những cái khác. Chất không tồn tại thuần túy tách rời sự vật, hiện tượng, biểu hiện tính ổn định tương đối của nó .

– Khái niệm lượng Khái niệm lượng dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Với khái niệm này cho thấy: một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại nhiều loại lượng khác nhau, được xác định bằng các phương thức khác nhau phù hợp với từng loại lượng cụ thể của sự vật, hiện tượng đó.

Như vậy, chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng hay một quá trình nào đó trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Hai phương diện đó đều tồn tại khách quan. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa chất và lượng trong quá trình nhận thức về sự vật, hiện tượng chỉ có ý nghĩa tương đối: có cái trong mối quan hệ này đóng vai trò là chất nhưng trong mối quan hệ khác lại là lượng.

  1. b) Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cùng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển hóa về ehất của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đển sự thay đổi về chất. Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi về chất. Giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi được gọi là độ.

Khái niệm độ chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật và hiện tượng khác.

Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Khi lượng thay đổi đền một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến những sự thay đổi về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điếm nút, với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Đây chính là bước nhảy trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

Bước nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau, được quyết định bởi mâu thuẫn, tính chất và điều kiện của mỗi sự vật. Đó là các bước nhảy: nhanh và chậm, lớn và nhỏ, cục bộ và toàn bộ, tự phát và tự giác, V.V..

Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển; đồng thời, đó cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng. Trong thế giới luôn luôn diễn ra quá trình biến đổi tuần tự về lượng dẫn đến bước nhảy về chất, tạo ra một đường nút vô tận. thể hiện cách thức vận động và phát triển cùa sự vật từ thấp đến cao. Ph.Ăngghen khái quát tính tất yếu này: “Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất”.

Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật. Chất mới tác động tới lượng của sự vật, hiện tượng trên nhiều phương diện: làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất vả lượng. Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút lất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy; đồng thời, chất mới sẽ tác động trở lại lượng, tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức cơ bản, phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

  1. c) Ý nghĩa phương pháp luận

– Vì bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau, do đó, trong nhận thức và thực tiễn cần phải coi trọng cả hai loại chỉ tiêu về phương diện chất và lượng, tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật, hiện tượng.

–  Vì những thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng có khả năng tất yếu chuyển hóa thành những thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng và ngược lại. Do đó, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, tùy theo mục đích cụ thể, cần từng bước tích lũy về lượng để có thể làm thay đổi về chất: đồng thời, có thể phát huy tác động của chất mới theo hướng làm thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng.

–  Vì sự thay đổi về lượng chỉ có thể dẫn tới những biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng với điều kiện lượng phải được tích lũy tới giới hạn điểm nút, do đó, trong công tác thực tiễn cần phải khắc phục tư tưởng nôn nóng tả khuynh; mặt khác, theo tính tất yếu quy luật thì khi lượng đã được tích lũy đến giới hạn điểm nút sẽ tất yếu có khả năng diễn ra bước nhảy về chất của sự vật, hiện tượng. Vì thế cũng cần phải khắc phục tư tưởng bảo thủ hữu khuynh trong công tác thực tiễn. Tả khuynh chính là hành động bất chấp quy luật, chủ quan, duy ý chí, không tích lũy về lượng mà chỉ chú trọng thực hiện những bước nhảy liên tục về chất. Hữu khuynh là sự biểu hiện tư tưởng bảo thủ, trì trệ, không dám thực hiện bước nhảy mặc dù luợng đã tích lũy tới điểm nút và quan niệm phát triển chỉ đơn thuần là sự biến hóa về lượng.

–   Vì bước nhảy của sự vật, hiện tượng là hết sức đa dạng, phong phú, do vậy, trong nhận thức và thực tiễn cần phải có sự vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với từng điều kiện, từng tĩnh vực cụ thể. Đặc biệt, trong đời sống xã hội, quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con người. Do đó, cần phải nâng cao tính tích cực, chủ động của chủ thể để thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách có hiệu quả nhất.

Câu 5: Phân tích mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu vấn đề này? Liên hệ vận dụng vào công tác của bản thân?

Thực tiễn là hoạt động vật chất “cảm tính”, có mục đích, có tính lịch sử xã hội, nhằm cải tạo tự nhiện và xã hội. Phạm trù “thực tiễn” là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản của triết học Mác- Lê nin nói chung và lý luận nhận thức mácxít nói riêng. Thực tiễn gồm các hoạt động cơ bản sau:

        Hoạt động lao động sản xuất ra của cải vật chất.

        Hoạt động đấu tranh chính trị xã hội: đấu tranh giai cấp, giải phóng dân tộc

        Hoạt động quan sát thực nghiệm khoa học :.

     Trong ba lĩnh vực hoạt động trên thì hoạt động lao động sản xuất ra của cải vật chất là dạng hoạt động cơ bản nhất đối với nhận thức .Bởi vì trong LĐSX mà không nhận thức được các qui luật vận động của hiện thực khách quan thì không thể sản xuất ra của cải vật chất, con người sẽ chết vì  đói, xã hội cũng không thể tồn tại và phát triển được, và suy cho cùng thì các dạng hoạt động thực tiễn khác như hoạt động chính trị, hoạt động khoa học nghệ thuật, tôn giáo cũng đều từ lao động SX mà ra và cũng chỉ nhằm phục vụ cho hoạt động SX, do đó các lĩnh vực này đều có mối liên hệ với nhau, tác động lẫn nhau, vì vậy nhận thức bao giờ cũng mang tính lịch sử – xã hội.

Lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn, phản ánh bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng. Lý luận có 3 đặc trưng:

– Lý luận có tính hệ thống, tính khái quát cao, tính lôgic chặc chẽ.

– Cơ sở của lý luận là những tri thức kinh nghiệm thực tiễn. Không có tri thức kinh nghiệm thực tiễn thì không có cơ sở để khái quát thành lý luận.

– Lý luận xét về bản chất có thể phản ánh được bản chất sự vật, hiện tượng.

Mối quan hệ biện chứng giữa TT & LL 

– Thực tiễn là cơ sở của lý luận: Đối với chủ nghĩa Mác, thực tiễn trước hết là sự hoạt động sản xuất vật chất, nó là cơ sở sinh sống của con người , nó quyết định sự sinh tồn của xã hội. Lý luận xuất hiện trên cơ sở của thực tiễn, nó là kết quả tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của con người. Không có thực tiễn thì không có lý luận khoa học. Thực tiễn đề ra những vấn đề mà lý luận cần phải làm sáng tỏ, cần phải giải đáp. Chỉ có lý luận nào gắn với thực tiễn, phục vụ cho nhu cầu thực tiễn và được thực tiễn kiểm tra thì mới có lý do để tồn tại lâu dài.

– Thực tiễn là động lực của lý luận: Hoạt động thực tiễn góp phần làm hoàn thiện các mối quan hệ của con người với tự nhiên, với xã hội. Thực tiễn mà trước hết là thực tiễn sản xuất vật chất đã thúc đẩy các ngành khoa học ra đời, các lý luận phát triển.

– Thực tiễn là mục đích của lý luận: Mục đích chủ yếu của lý luận là nâng cao năng lực hoạt động của con người trong thế giới hiện thực khách quan để đem lại cho con người ngày càng nhiều lợi ích nhằm thỏa mãn  nhu cầu ngày càng cao và đa dạng, để đáp ứng nhu cầu đó phải thông qua hoạt động thực tiễn, hoạt động thực tiễn sẽ biến đổi tự nhiên và xã hội theo mục đích của con người. Lý luận quay về xâm nhập vào thực tiễn, hướng dẫn, chỉ đạo thực tiễn, làm cho thực tiễn ngày càng hiệu quả hơn.

– Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng sai của nhận thức, lý luận. Theo triết học duy vật biện chứng, thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan của chân lý. Bởi lẽ, chỉ có thông qua thực tiễn con người mới “Vật chất hóa” được tri thức, “hiện thực hóa được tư tưởng. Thông qua quá trình đó, con người có thể khẳng định chân lý, bác bỏ sai lầm. Phải hiểu thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý một cách biện chứng, nghĩa là nó vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối. Tính tuyệt đối thể hiện ở chỗ, thực tiễn ở những giai đoạn lịch sử cụ thể là tiêu chuẩn khách quan duy nhất có thể khẳng định chân lý, bác bỏ sai lầm. Tính tương đói thể hiện ở chỗ, bản thân thực tiễn luôn vận động, biến đổi phát triển. Cho nên, khi thực tiễn đổi thay thì nhận thức cũng phải đổi thay cho phù hợp. Nghĩa là những tri thức đã đạt trước đây hiện nay vẫn phải được kiểm nghiệm thông qua thực tiễn.

Tóm lại sự phân tích trên đây về vai trò của thực tiễn đối với lý luận đòi hỏi phải quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu lý luận phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sơ thực tiễn, đi sâu, đi sát thực tiễn, nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn. Nếu xa rời thực tiễn thì sẽ dẫn tới sai lầm của bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc, quan liêu.

– Vai trò tác động trở lại của LL đối với TT

Lý luận đóng vai trò soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn. Nhờ những đặc trưng nổi trội so với tri thức kinh nghiệm mà lý luận luôn có vai trò hết sức to lớn đối với hoạt động thực tiễn của con người. Lý luận khoa học, thông qua hoạt động thực tiễn của con người góp phần làm biến đổi thế giới khách quan và biến đổi chính thực tiễn.

Lý luận khoa học góp phần giáo dục, thuyết phục, động viên, tập hợp quần chúng để tạo thành phong trào hoạt động thực tiễn rộng lớn của đông đảo quần chúng.

Lý luận đóng vai trò định hướng, dự báo cho hoạt động thực tiễn giúp hoạt động thực tiễn chủ động, tự giác, giúp cho hoạt động thực tiễn bớt mò mậm, vòng vo, chủ động, tự giác hơn.

  Do  tính  gián tiếp, tính  trừu  tượng cao trong  sự phản ánh hiện thực nên  lý luận có khả năng xa rời thực tiễn và trở thành ảo tưởng. Khả năng ấy càng tăng lên nếu lý luận đó lại bị chi phối bởi những tư tưởng không khoa học hoặc phản động. Vì vậy, phải coi trọng lý luận, nhưng không được cường điệu hoá vài trò của lý luận mà coi thường thực tiễn và tách rời lý luận với thực tiễn. Điều đó cũng có nghĩa là phải quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong lý luận khoa học và hoạt động cách mạng.  “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”

Tóm lại sự tác động trở lại của nhận thức đối với thực tiễn theo hai hướng: nếu nhận thức phù hợp với thực tiễn thì nó thúc đẩy thực tiễn phát triển, nếu nhận thức phản ánh sai thực tiễn thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển thực tiễn.

Ý nghĩa PP luận:

Trong mối quan hệ TT và LL thì triết học Mác – Lênin xác định TT giữ vai trò quyết định lý luận cho nên trong hoạt động nhận thức nói chung chúng ta phải quán triệt quan điểm thực tiển.

Phải chú trọng công tác tổng kết thực tiễn để bổ sung hoàn thiện phát triển lý luận cũng như chủ trương, đường lối, chính sách. Lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng sai của lý luận.

* Về quan điểm thực tiễn trong nhận thức

– Khi xây dựng một lý thuyết, một lý luận nào đó thì phải xuất phát từ thực tiển. Điều này đòi hỏi trong nhận thức chúng ta phải xuất phát từ thực tiễn, nghĩa là dựa trên thực tiễn làm căn cứ, làm cơ sở, làm tiền đề, làm điểm xuất phát để xây dựng lý thuyết.

Thật vậy, nếu một lý thuyết được xây dựng trên cơ sở thực tiễn thì lý thuyết đó sẽ đạt được hiệu quả cao khi áp dụng vào thực tiễn. Ngược lại, nếu xây dựng lý thuyết mà không dựa trên thực tiễn thì không thể áp dụng được trong thực tiễn thì được gọi là bệnh lý thuyết suông

Qua đó, yêu cầu xây dựng lý luận phải xuất phát từ thực tế, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến các sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều … tức lý luận suông.

  • Lý luận bám sát thực tiển.

Trong thực tế Lý luận cần phải bám sát thực tiển, nếu không bám sát thực tiển thì khi TT vận động, biến đổi chúng ta không kịp thời bổ sung , điều chỉnh LL thì ta gọi là bệnh giáo điều.

Do đó trong quá trình áp dụng LL vào thực tiễn, chúng ta phải thường xuyên tổng kết kinh nghiệm TT nhằm kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho LL  để phù hợp với thực tiễn (do thực tiễn luôn vận  động và phát triển).

  • Thường xuyên phải tổng kết thực tiển

Đối với nguyên tắc này, thực tiễn dựa tiêu chuẫn khách quan để đánh gía đúng, sai của LL. Vì sau thời gian áp dụng TT chúng ta cần tổng kết TT để chúng minh LL này đúng hay sai và đúng sai ở mức độ nào, để từ đó chúng ta điều chỉnh cho phù hợp với TT mới phát sinh. Việc tổng kết cũng giúp chúng rút ra được những bài học kinh nghiệm, đáng giá được những ưu điểm (tiếp tục phát huy), hạn chế các nhược điểm (điều chỉnh và khắc phục).

  • Thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa TT & LL:

Trong hoạt động phải thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn “học đi đôi với hành”, tránh bệnh kinh nghiệm. Trong công tác, mỗi cán bộ phải gương mẫu thực hiện phương châm “nói đi đôi với làm”, tránh nói một đằng, làm một nẻo; nói nhiều làm ít, nói mà không làm…

Nếu trong hoạt động chúng ta thực hiện tốt nguyên tắc này thì hoạt động sẽ đạt hiệu quả cao.

Thật vậy, nếu chúng ta tuân thủ nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tức là nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn và phải tổng kết kinh nghiêm thực tiễn, phải bổ sung phát triển lý luận (do thực tiễn luôn vận động và phát triển nên phải thường xuyên tổng kết xem nó thừa, thiếu nhằm bổ sung phát triển nó cho phù hợp). Nắm vững quan điểm này có ý nghĩa trong việc góp phần hạn chế trong việc mắc phải sai lầm của bệnh giáo điều và bệnh kinh nghiệm trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Vd: Đối với phi xã thải đối với nước thải CN theo Quy định đối tượng DN nộp theo Quy định dưới 30 m3/ngày. đêm (29 m3 = 1m3 =1,5 triệu) điều này chưa phù hợp, công bằng trong việc áp dụng mức phí cho DN. Do đó cần điều chỉnh mức thu, khoảng thu trong Thông tư.

Liên hệ vận dụng vào công tác thực tiễn:

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”. Hồ Chí Minh dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau để mọi người dễ hiểu: “Lý luận đi đôi với thực tiễn“, “Lý luận kết hợp với thực hành“, “Lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau”, “Lý luận phải liên hệ với thực tế”.

Trong công tác thực tiễn, việc vận dụng mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn thể hiện cụ thể tại việc “Nói đi đôi với làm”.

Mỗi cán bộ, đảng viên phải là người đi đầu gương mẫu, phải học tập và rèn luyện đạo đức cách mạng, thực hiện công tác kiểm tra giám sát, tinh thần phê tự phê, phải tiếp tục đổi mới phong cách, lề lối làm việc, phải có cái tâm, cái đức trong sáng

Điều này càng đòi hỏi ở mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt những người lãnh đạo, nhất là những lãnh đạo đứng đầu đơn vị hãy làm những việc gương mẫu trước, dù đó là việc nhỏ, nhưng cũng gấp ngàn lần những lời nói suông.

Thực trạng đáng buồn hiện nay, một số cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất một cách trầm trọng cả về lý tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống…lời nói không đi đôi việc làm, ngày một phát triển nhiều chủ nghĩa cá nhân, tư lợi… Tệ nạn tham ô tham nhũng, lo lắng cho một xã hội thoái hóa biến chất đang ngày một gia tăng. Tình thương giữa con người đối với con người dần phai nhạt, trở thành thù địch, đối thủ…Trong xã hội thì nhân dân mất đi niềm tin vào cán bộ với suy nghĩ “ hành là chính” chứ không phải cán bộ đảng viên là người đầy tớ của nhân nhân, hết lòng phụng sự nhân dân.

Trước những thách thức của thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới, trước thực trạng báo động về trình độ lý luận của đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay đã nảy ra những điểm yếu kém mà chưa tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ, cũng như tầm nhìn của thời kỳ mới hội nhập.

Để cán bộ, đảng viên luôn thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, luôn nói đi đôi với làm, khắc phục bệnh kinh nghiệm, thì trước hết họ cần phải khắc phục bệnh kém về lý luận, bệnh coi khinh lý luận. Lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, thì hơn bao giờ hết, đội ngũ cán bộ, đảng viên hãy không những cần phải thấm nhuần tư tưởng, mà còn phải dám nghĩ, dám làm, để lãnh đạo quần chúng, phục vụ quần chúng.

 

 Phê phán một số biểu hiện của bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều trong tư duy lãnh đạo, quản lý hiện nay: 

Trong hoạt động cơ quan nếu chúng ta không dựa vào LL để soi đường thì lúc đó làm việc dựa theo kinh nghiệm, cảm tính đây là căn bệnh về kinh nghiệm.

Bệnh giáo điều là khuynh hướng tư tưởng cường điệu vai trò lý luận, coi nhẹ thực tiễn, tách rời lý luận khỏi thực tiễn, thiếu quan điểm lịch sử cụ thể, áp dụng  kinh nghiệm một cách rập khuôn, máy móc. Bệnh giáo điều biểu hiện rất đa dạng như:

– Bệnh sách vở, hiểu lý luận một cách trù tượng, nặng về diễn giải những gì đã có trong sách vở mà không đối chiếu với cuộc sống. Đề ra những chủ trương và chính sách không xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể của thực tiễn đất nước mà xuất phát từ sách vở.

– Vận dụng sai lý luận vào thực tiễn, chỉ biết trích dẫn, không quan tâm đến thực tiễn, không bổ sung, điều chỉnh lý luận.

– Tiếp nhận những nguyên lý của CNXH khoa học một cách đơn giản, phiến diện mang tính chất cảm tính, từ đó biến chúng thành những tín điều và áp dụng rập khuôn chủ nghĩa xã hội của nước ngoài vào xây dựng chủ nghĩa xã hội trong nước. Áp dụng rập khuôn, máy móc kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước khác; áp dụng chính sách kinh tế thời chiến vào thời bình.

Kinh nghiệm thực tiễn có vai trò rất quan trọng đối với lý luận, kinh nghiệm chính là cơ sở để tổng kết, khái quát thành lý luận. Kinh nghiệm là căn cứ để chúng ta không ngừng xem xét lại, bổ sung, sửa đổi, phát triển lý luận. Tri thức lý luận hình thành tổng kết khái quát kinh nghiệm nhưng lại phải thông qua tư duy trưù tượng của cá nhân nhà lý luận cho nên nó cũng chứa đựng khả năng không chính xác xa rời thực tiễn. Vì vậy tri thức lý luận phải được thể nghiệm trong thực tiễn để khẳng định, bổ sung sửa đổi hoàn thiện. Mặt khác lý luận một khi đã được hình thành nó không phải thụ động mà có vai trò độc lập tương đối của nó. Lý luận tác động trở lại đối với thực tiễn hướng d6ãn chỉ đạo hoạt động thực tiễn, dự báo dự đón tình hình và phương hướng hoạt động thực tiễn trong tương lai…

Chúng ta coi trọng những kinh nghiệm thực tiễn và không ngừng tích lũy vốn kinh nghiệm quý báu đó. Như nếu chỉ dừng lại ở trình độ kinh nghiệm, chỉ dựa vào những  hiểu biết ở trình độ kinh nghiệm, thoả mãn với vốn kinh nghiệm của bản thân coi kinh nghiệm  là tất cả, tuyệt đối hoá kinh nghiệm đồng thời coi nhẹ lý luận, ngại học tập, nghiên cứu lý luận, ít am hiểu lý luận vươn lên để nắm lý luận, không quan tâm tổng kết kinh nghiệm để đề xuất lý luận….thì rất dễ mắc bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa.

Mặt khác, thaí độ thực sự coi trọng lý luận đòi hỏi phải ngăn ngừa bệnh giáo điều chủ nghĩa. Nếu tuyệt đối hoá lý luận đồng thời coi thường kinh nghiệm thực tiễn, coi lý luận là bất di bất dịch, việc nắm lý luận chỉ dừng lại ở những  nguyên lý chung trừu tượng, không chú ý đến những  hoàn cảnh lịch sử cụ thể của sự vận dụng lý luận thì dễ mắc bệnh giáo điều.

Thực chất của những sai lầm của bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều là vi phạm sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Cho nên trong công tác lý luận cần từ bỏ lối nghiên cưú một cách kinh viện thuần túy chỉ biết giải thích khái niệm bằng khái niệm chứng minh lý luận bằng lý luận tức là hoàn toàn quanh quẩn trong vương quốc tư duy thuần túy, cần chống đối lối tư duy bắt chước sao chép rập khuôn, thoát ly thực tế bất chấp những  đặc điểm truyền thống và điều kiện cụ thể của đất nước,của dân tộc. trong quá trình đổi mới pphải quan tâm dự báo tình hình, kịp thời phát hiện và giải quyết đúng đắng những  vấn đề mới nảy sinh trên tinh thần kiên định thực hiện đường lối đổi mới; tăng cường tổng kết thực tiễn và không ngừng hoàn chỉnh lý luận về con đường xây dựng CNXH ở nước ta. Mỗi chủ trương chính sách biện pháp KTXH dù là đúng đắn nhất thì trong quá trình thực hiện bên cạnh mặt tích cực là chủ yếu cũng thường có những  hệ quả tiêu cực nhất định, những  vấn đề mới nảy sinh, cần phải dự kiến trước và theo dỏi để chủ động ngăn ngừa, giải quyết. tránh suy nghỉ giản đơn một chiều đến khi thấy có vấn đề mới nảy sinh, có mặt tiêu cực mới xuất hiện thì hoang mang hốt hoảng. Không vì gặp khó khăn mà dao động và quay lại những cách là sai lầm cũ. Công cuộc đổi mới càng đi vào chiều sâu thì càng xuất hiện những vấn đề mới liên quan đến nhận thức về CNXH và con đường xây dựng CNXH. Do đó tổng kết thực tiễn là phương pháp căn bản trong hoạt động lý luận, là một phương pháp căn bản để khắc phục bệnh giáo điều, bệnh kinh nghiệm, để thực hiện sự thống nhất giữa lý luận và thục tiễn. Lý luận xét cho cùng là từ thực tiễn đúc kết , khái quát lên , không có thực tiễn và kinh nghiệm thực tiễn thì không có lý luận. Nhấn mạnh tổng kết thực tiễn không có nghĩa là xem nhẹ nghiên cứu cơ bản, lý luận cơ bản càng tiếp cận với những  vấn đề cụ thể bao nhiêu càng phải có những quan điểm chung cơ bản bấy nhiêu.

Vì thế ĐH 7 ĐCS VN khẳng định : “chỉ có tăng cường tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận thì công cuộc đổi mới mới trở thành hoạt động tự giác, chủ động và sáng tạo, bớt được những  sai lầm và những  bước đi quanh co, phức tạp”.Hơn lúc nào hết muốn lãnh đạo công cuộc đổi mới đi đến thắng lợi Đảng ta phải nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực tổ chức thực tiễn từ việc phát hiện và nắng vững quy luật vận động của đời sống XH ta, của bản thân Đảng cho đến hiểu biết về thế giới về thời đại.Tổng kết thực tiễn tổng kết những  cái mới, đang hàng ngày hàng giờ nảy sinh trogn đời sống đất nước và cả thế giới tiếp thu những  thành quả trí tuệ của loài người. Chỉ trên cơ sở ấy Đảng mới có thể đưa ra được đường lối chủ trương đúng đắng tránh được những  sai lầm, khuyết điểm và làm cho đường lối chủ trương được thực hiện thắng lợi.

Câu 6: Phân tích nội dung và ý nghĩa của quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất? Liên hệ sự vận dụng quy luật này trên đất nước ta

  1. Lực lượng sản xuất:
  2. Định nghĩa: là sự biểu hiện mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên trong quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất, biểu hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người

– Lực lượng sản xuất là thước đo quan trọng nhất của sự tiến bộ xã hội

– LLSX là sự thống nhất của hai yếu tố là người lao động và tư liệu sản xuất.

+ Người lao động (sức lao động): toàn bộ năng lực và trí tuệ của con người thông qua tư liệu lao động được kết tinh vào sản phẩm phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen, kết hợp với các yếu tố đạo đức, tâm lý, khoa học … biết sử dụng TLSX để tạo ra của cải vật chất.

+ Tư liệu sản xuất: là toàn bộ điều kiện vật chất cần thiết để tiến hành sản xuất. Nó bao gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động.

Đối tượng lao động: không phải là toàn bộ giới tự nhiên mà chỉ là một bộ phận của giới tự nhiên được con người sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất. Đối tượng lao động gồm 2 dạng: dạng tự nhiên sẵn có và dạng nhân tạo.

Tư liệu lao động: là vật thể hay phức hợp vật thể mà con người đặt dưới mình với đối tượng lao động. Tư liệu lao động gồm 2 bộ phận: công cụ lao động và phương tiện lao động

  • Công cụ lao động là vật nối trung gian giữa người và tư liệu lao động.

Theo Ănghen “Công cụ lao động là khí quan của bộ óc người, là tri thức được vật thể hóa có tác dụng nối dài bàn tay và nhân lên sức mạnh trí tuệ cho con người”

  • Phương tiện lao động (xe, nhà kho)

Tóm lại:  Trong các yếu tố này không thể thiếu người lao động, người lao động là nhân tố chủ quan hàng đầu của LLSX. Hơn thế nữa, lao động của con người ngày càng trở thành lao động có trí tuệ và lao động trí tuệ. Khi con người tiến hành lao động SX thì công cụ lao động là yếu tố quan trọng nhất, động nhất và cách mạng nhất. Tóm lại, trình độ của công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người.

* Khoa học công nghệ (chỉ ngày nay mới có)

Vai trò của Khoa học công nghệ theo quan điểm của triết học Mác:

+ Khoa học có vai trò nâng cao trình độ người lao động

+ Khoa học có vai trò nâng cao công cụ lao động

+ Khoa học có vai trò kết hợp người lao động với công cụ lao động, tạo nên năng suất lao động cao và đây là cái đích cuối cùng của Khoa học.

  1. Quan hệ sản xuất:

Khái niệm: là sự biểu hiện mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất.

Quan hệ sản xuất về lĩnh vực đời sống vật chất xã hội do đó nó mang tính khách quan.

Mỗi loại QHSX đặc trưng cho một hình thái kinh tế – xã hội

Kết cấu quan hệ sản xuất:

  • Quan hệ giữa người với người đối với việc sở hữu về tư liệu sản xuất.
  • Quan hệ giữa người với người đối với việc tổ chức quản lý.

–   Quan hệ giữa người với người đối với việc phân phối sản phẩm lao động.

=> 3 mặt của QHSX có mối quan hệ biện chứng thống nhất với nhau, trong đó quan hệ sở hữu đối với TLSX là quan trọng nhất. Nó quyết định và chi phối tới tất cả các quan hệ khác. Mác nói “Trong mối quan hệ này thì quan hệ sản xuất là quan trọng nhất nhưng QH sở hữu này không phải đơn giản mà có được”

  1. Quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất:

Tính chất của LLSX: là tính chất của TLSX và của người lao động. Nền SX đó bằng thủ công cá thể hoặc bằng máy móc tập thể, thể hiện là sự đòi hỏi phân công lao động trong nên sản xuất.

Trình độ của LLSX: được biểu hiện ở trình độ công cụ lao động cộng với trình độ tổ chức lao động xã hội + trình độ ứng dụng khoa học và sản xuất + kinh nghiệm, kỹ năng lao động của con người + trình độ phân công lao động.

  1. QHSX được hình thành và biến đổi dưới ảnh hưởng quyết định của LLSX:

LLSX và QHSX là hai mặt của phương thức sản xuất nhưng trong đó LLSX là mặt động thường xuyên biến đổi, còn QHSX mang tính bảo thủ, trì trệ hơn, thể hiện con người luôn cải tiến công cụ để giảm nhẹ lao động, thời gian lao động, tạo nên năng suất lao động hiệu quả cao. Vì vậy công cụ lao động là yếu tốt động nhất trong LLSX cho nên cộng cụ lao động thay đổi dẫn đến QHSX thay đổi theo và thể hiện SX ngày càng mang tính chất xã hội hóa cao.

Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX giống như mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Nội dung là cái quy định hình thức. Nội dung thay đổi thì hình thức cũng thay đổi theo.

Tính chất và trình độ của LLSX là quyết định nhất đối với sự phát triển của QHSX. Trong lực lượng SX còn nhiều yếu tố khác nhưng quyết định nhất đối với việc hình thành và phát triển của quan hệ sản xuất là do tính chất và trình độ của LLSX quyết định quan hệ chặt chẽ như thế nào giữa người lao động với người lao động chứ không phải do phương pháp của đối tượng lao động hoặc tư liệu lao động. Điều này được Mác chứng minh, Mác nói “Trong PTSX kiếm sống của mình mà con người làm thay đổi các quan hệ xã hội của mình, các cối xay quay bằng tay đem lại xã hội có lãnh chúa phong kiếm, cái cối xay chạy bằng hơi nước đẹm lại xã hội có nhà TBCN”.

Trong các hình thức kinh tế không phải lúc nào LLSX cũng quyết định được QHSX. Cho nên dẫn đến mâu thuẫn được biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giai cấp.

  1. Sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX

  LLSX phát triển được là nhờ nhiều yếu tố quyết định như dân số, hoàn cảnh địa lý, trình độ phát triển của khoa học, còn QHSX chỉ giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của LLSX.  QHSX là sự phản ánh LLSX nhưng chính nó lại quy định mục đích của SX, khuynh hướng phát triển của các nhu cầu về lợi ích vật chất và tinh thần, quyết định hệ thống quản lý sản xuất và quản lý xã hội. Bởi vậy nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX thì nó sẽ thúc đẩy, tạo điều kiện cho LLSX phát triển. Còn nếu QHSX không phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX thì nó sẽ cản trở LLSX.

Sự tác động của QHSX đối với LLSX: chỉ khi xem xét QHSX trong một tình huống đầy đủ với ba mặt của nó, đồng thời chịu sự chi phối của yếu tố chung:

+ Các quy luật kinh tế cơ bản

+ Phụ thuộc vào trình độ của người lao động

+ Tùy thuộc vào sự phát triển của khoa học, công nghệ

Trong xã hội có đối kháng giai cấp thì khi LLSX phát triển tới mức QHSX cản trở sự phát triển của nó thì CMXH là bước cuối cùng để thay đổi QHSX hiện có.

Như vậy, ta có thể khẳng định ý nghĩa phương pháp luận:

Quy luật về sự phù hợp của QHSX và tính chất, trình độ của LLSX là quy luật chung cho toàn xã hội loài người, chính sự tác động của quy luật này làm cho xã hội loài người phát triển từ hình thái kinh tế XH này sang hình thái kinh tế XH khác cao hơn.

Quy luật này cung cấp cơ sở khoa học, xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử để giải thích nguồn gốc, động lực sự vận động, phát triển của xã hội, của các phương thức sản xuất trong lịch sử, bác bỏ quan điểm duy tâm tôn giáo.

Quy luật này là cơ sở lý luận cho việc hoạch định các đường lối phát triển kinh tế trên đất nước ta của Đảng, phê phán các chủ trương sai lầm trong việc xây dựng phương thức sản xuất mới. Muốn thúc đẩy nền sản xuất vật chất của xã hội thì phải ưu tiên phát triển trình độ của lực lượng sản xuất, đồng thời phải xây dựng các quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Thời bao cấp, Đảng mắc sai lầm trong nội dung này. 10 năm đầu xây dựng CNXH).

Phải thường xuyên chú ý phát hiện và giải quyết mâu thuẩn giữa LLSX và QHSX để nâng cao hiệu quả xã hội. (dựa vào mâu thuẫn LLSX >

Đây là quy luật khách quan, tất yếu đối với 5 hình thái kinh tế, xã hội và lịch sử của nhân loại.

Liên hệ vận dụng quy luật này trên đất nước ta:

Từ 1975 – 1985: Trong giai đoạn này, khi trình độ của LLSX vẫn còn rất thấp kém,  nhưng chúng ta đã chú quan nóng vội, duy ý chí, muốn xây dựng một QHSX mới đi trước LLSX một bước, với 2 hình thức sở hữu cơ bản là sở hữu quốc doanh và hợp tác xã, để mở đường cho LLSX phát triển.

Những vấn đề sai lầm:

LLSX và QHSX là thể thống nhất không tách rời, chúng ta lại ra cho QHSX đi trước.

LLSX quyết định QHSX nhưng ta cho QHSX đi trước để mở đường.

QHSX gồm 3 mặt, nhưng trong giai đoạn này chúng ta chỉ chú ý tới mặt sở hữu mà không chú ý đến 2 mặt còn lại. (ngay cả sự sở hữu cũng là sở hữu trong hình thức không phải sở hữu trong nội dung).

Cải tạo QHSX chính vì sự phát triển của LLSX mà cụ thể ở đây là năng suất, chất lượng, hiệu quả nhưng chúng ta lại không chú ý tới điều đó mà chỉ chú ý tới thời gian và thành tích (bệnh hình thức).

Kết qủa của việc nhận thức và vận dụng quy luật này không đúng như trên đã đẩy đất nước vào khủng hoảng KT-XH trầm trọng, lạm phát phi mã.

Từ năm 1986 – nay: ĐH lần thứ VI đã nêu tư tưởng về việc nhận thức và vận dụng quy luật này đó là: LLSX sẽ bị cản trở, bị kìm hãm khi mà QHSX lạc hậu, lỗi thời, không theo kịp, cũng như khi có các yếu tố đi trước thoát ra khỏi trình độ của LLSX.

Trên cơ sở đó, Đãng ta cũng chỉ ra rằng LLSX trên đất nước ta còn nhiều trình độ khác nhau, cho nên phải có nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, nhiều hình thức tổ chức quản lý và nhiều hình thức phân phố sản phẩm tương ứng ( sự tồn tại khách quan của nhiều thành phần kinh tế).

Đến Đại hội lần thứ IX, nói tắt lại, đó là “kinh tế thị trường định hướng XHCN”, thể hiện sự nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật QHSX phù hợp trình độ của LLSX trong thời kỳ quá độ ở nước ta.

Trong thực tế, với sự nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật này, chúng ta đã thoát khỏi khủ hoảng KT-XH, chuyển sang giai đoạn mới – đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước rõ ràng rằng các tiềm năng của LLSX được khơi dậy- thể hiện rõ rệt nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, từ chỗ đói nổi tiếng thế giới trở thành nước liên tục đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo trên thế giới.

Câu 7: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu vấn đề này? Liên hệ vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam?

Trả lời:

+ Khái niệm

– CSHT là toàn bộ những QHSX của 1 xã hội trong sự vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó. CSHT bao gồm QHSX thống trị; tàn dư của những QHSX của xã hội cũ và mầm mống của những QHSX mới.

– CSHT ở nước ta hiện nay la nền kinh tế nhiều thành phần: KT nhà nước, KT HTX, KT tư nhân, KT tư bản nhà nước, KT có vốn đầu tư Nngoài. Trong đó thì KT Nnước giữ vai trò chủ đạo.

– KTTT là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, tôn giáo, TH, đạo đức, nghệ thuật … cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như đảng phái, nhà nước, giáo hội, các đoàn thể xã hội được hình thành trên CSHT nhất định

Hay ta có thể định nghĩa:

CSHT là toàn bộ những QHSX hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định. CSHT của một xã hội cụ thể bao gồm QHSX thống trị, QHSX tàn dư của xã hội cũ và QHSX mầm mống của xã hội tương lai. Trong đó, QHSX thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các QHSX khác, nó quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế – xã hội. Bởi vậy, CSHT của một xã hội cụ thể được đặc trưng bởi QHSX thống trị trong xã hội đó. Tuy nhiên, QHSX tàn dư và QHSX mầm mống cũng có vai trò nhất định.

Như vậy, xét trong nội bộ phương thức sản xuất thì QHSX là hình thức phát triển của LLSX, nhưng xét trong tổng thể các quan hệ xã hội thì các QHSX “hợp thành” cơ sở kinh tế của xã hội, tức là cơ sở hiện thực, trên đó hình thành nền KTTT tương ứng.

KTTT là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, ... cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội,... được hình thành trên CSHT nhất định.

Trong xã hội có giai cấp, KTTT mang tính giai cấp trong đó Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng. Nhà nước chính là đại biểu tiêu biểu cho chế độ đang tồn tại và chính nhờ vào vai trò của Nhà nước mà giai cấp thống trị có thể áp đặt được tư tưởng của mình đối với toàn bộ đời sống xã hội.

Quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT:

CSHT và KTTT là hai phương diện cơ bản của đời sống xã hội – đó là phương diện kinh tế và phương diện về chính trị – xã hội. Chúng tồn tại trong mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau trong đó CSHT đóng vai trò quyết định đối với KTTT và KTTT thường xuyên có sự tác động trở lại đối với CSHT.

1) Vai trò quyết định của CSHT đối với KTTT:

Vai trò quyết định của CSHT đối với KTTT trước hết thể hiện ở chỗ: Mỗi CSHT sẽ hình thành nên một KTTT tương ứng với nó. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị về mặt chính trị và đời sống tinh thần của xã hội.

Vai trò quyết định của CSHT đối với KTTT còn thể hiện ở chỗ: CSHT thay đổi thì sớm hay muộn, KTTT cũng thay đổi theo. Quá trình đó diễn ra không chỉ trong giai đoạn chuyển tiếp thay đổi từ hình thái kinh tế – xã hội này sang hình thái kinh tế – xã hội khác, mà còn diễn ra ngay trong bản thân mỗi hình thái kinh tế – xã hội.

Sự thay đổi CSHT dẫn đến làm thay đổi KTTT diễn ra rất phức tạp. Trong đó, có những yếu tố của KTTT thay đổi nhanh chóng cùng với sự thay đổi của CSHT như chính trị, pháp luật,… Trong KTTT, có những yếu tố thay đổi chậm như tôn giáo, nghệ thuật,… hoặc có những yếu tố vẫn được kế thừa trong xã hội mới. Trong xã hội có giai cấp, sự thay đổi đó phải thông qua đấu tranh giai cấp, thông qua cách mạng xã hội.

2) Tác động trở lại của KTTT đối với CSHT:

Tuy CSHT quyết định KTTT, KTTT phù hợp với CSHT, nhưng đó không phải là sự phù hợp một cách giản đơn, máy móc. Toàn bộ KTTT, cũng như các yếu tố cấu thành nó đều có tính độc lập tương đối trong quá trình vận động phát triển và tác động một cách mạnh mẽ đối với CSHT.

Tất cả các yếu tố cấu thành KTTT đều có tác động đến CSHT. Tuy nhiên, mỗi yếu tố khác nhau có vai trò khác nhau, có cách thức tác động khác nhau. Trong xã hội có giai cấp, nhà nước là yếu tố có tác động mạnh nhất đối với CSHT vì đó là bộ máy bạo lực tập trung của giai cấp thống trị về kinh tế. Các yếu tố khác của KTTT như triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật,… cũng đều tác động đến CSHT, nhưng chúng đều bị nhà nước, pháp luật chi phối.

Sự tác động của KTTT đối với CSHT diễn ra theo hai chiều. Nếu KTTT tác động phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan thì nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển; nếu tác động ngược lại, nó sẽ kìm hãm phát triển kinh tế, kìm hãm phát triển xã hội.

+ Mối quan hệ biện chứng

– CSHT quyết định KTTT :

        + CSHT sinh ra KTTT. Tính chất, giai cấp đại diện của CSHT thế nào thì hệ tư tưởng chính trị, pháp quyền … và các quan hệ, thể chế tương ứng cũng như vậy

       + CSHT quyết định sự biến đổi của KTTT

– Sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT :

        + Thể hiện chức năng chính trị – xã hội của KTTT, đó là nhằm bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển CSHT

        + Đảng, hệ tư tưởng chính trị, nhà nước và pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự tác động trở lại CSHT

        + Nếu sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT phù hợp với quy luật khách quan của lịch sử sẽ thúc đẩy SX, xã hội phát triển và ngược lại …

Ý nghĩa phương pháp luận:

– Về nhận thức: Là cơ sở lý luận khoa học để nhận thức về sự vận động và phát triển của xã hội, trong đó CSHT quyết định KTTT, kinh tế quyết định chính trị, đời sống vật chất quyết định đời sống chính trị, tinh thần, QHSX là cơ sở hình thành các quan hệ xã hội khác.  

   – Về thực tiễn, cần nhận thức và vận dụng đúng đường lối kinh tế của Đảng ta hiện nay. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là để  xây dựng CSHT cho phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là yếu tố đảm bảo định hướng XHCN của nền KTTT và tính chất XHCN của CSHT nước ta.

    Chú ý: Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước có nghĩa là: kinh tế nhà nước là khuynh hướng chính trong sự phát triển kinh tế. Nhà nước phải nắm những bộ phận quan trọng nhất, huyết mạch của nền kinh tế để hướng phát triển là tiến tới QHSX XHCN phải giữ địa vị thống trị. Nếu để kinh tế tư nhân vươn lên làm chủ đạo, nắm những bộ phận quan trọng nhất thì sớm muộn chế độ chúng ta cũng sụp đổ. Do vậy, CNH-HĐH là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Đặc điểm của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta:

Cơ sở hạ tầng trong thời kỳ quá độ ở nước ta bao gồm các thành phần kinh tế, các kiểu tổ chức kinh tế, các kiểu quan hệ sản xuất gắn liền với các hình thức sở hữu khác nhau, thậm chí đối lập nhau, cùng tồn tại trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất.

Tương ứng với sự đồng nhất về bản chất kinh tế là sự tác động của nhiều hệ thống quy luật kinh tế. Hệ thống quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa; hệ thống quy luật kinh tế của nền sản xuất hàng hóa nhỏ và hệ thống quy luật kinh tế tư bản chủ nghĩa. Định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là Nhà nước xã hội chủ nghĩa tạo ra một hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho sự phát triển của các thành phần kinh tế, đồng thời Nhà nước sử dụng tổng thể các biện pháp – trong đó biện pháp kinh tế là quan trọng nhất – nhằm từng bước xã hội hóa nền sản xuất. Kinh tế Nhà nước không ngừng được củng cố và phát triển cả về chất và về lượng ở những vị trí nòng cốt của nền kinh tế.

– Kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa ở nước ta:

Đảng ta khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở nền tảng của tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng.

Xây dựng hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân, do đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền lực thuộc về nhân dân.

Các tổ chức, thiết chế, các lực lượng xã hội tham gia vào hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là vì một mục tiêu chung, lợi ích chung, hướng tới mục tiêu xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý kinh tế-xã hội và mọi lĩnh vực hoạt động khác.

Các tổ chức, bộ máy tạo thành hệ thống chính trị-xã hội không tồn tại như một mục đích tự thân mà vì phục vụ con người, vì lợi ích và quyền lực của nhân dân lao động.

Vận dụng mối quan hệ này trong thời ký quá độ lên CNXH  ở nước ta hiện nay

– CSHT nước ta hiện nay là kết cấu kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo nên KTTT phải xây dựng, củng cố, đối mới phù hợp.

– Phát triển kinh tế nhiều thành phần không nhất thiết phải đa nguyên chính trị tuy nhiên yêu cầu khách quan đặt ra là KTTT nước ta phải đổi mới phát triển theo hướng nâng cao chất lượng hoàn thành chức năng xã hội của mình.

– Trước sự yếu kém của nền hành chính nước ta hiện nay, Chính phủ đã đưa ra mục tiêu “xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu quả”. Trong một số năm gần đây, cải cách hành chính (CCHC) đã được triển khai trên cả 4 nội dung: cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính công; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

– Tuy nhiên, tốc độ CCHC còn chậm, chưa nhất quán, hiệu quả còn thấp. Nền hành chính có chuyển biến song vẫn tụt hậu so với tốc độ và yêu cầu cải cách của nền hành chính hiện đại và hội nhập kinh tế quốc tế. Tình trạng chung là nhiều cán bộ lãnh đạo và cán bộ công chức ngại thực hiện cơ chế một cửa, do ngại bị bó buộc, ngại bị rút bớt quân số và lợi ích cục bộ… Mặt khác, trình độ công chức, cán bộ ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả còn nhiều bất cập, tỷ lệ đạt chuẩn thấp, nhiều nơi chỉ đạt 20-30%. Trên thực tế, tuy là “một cửa” nhưng vẫn còn nhiều “ổ khóa” do không ít cán bộ, công chức tiêu cực, nhũng nhiễu tạo ra nên người dân chưa hết phiền hà. Trong khi đó, sự chỉ đạo thực hiện cải cách lại thiếu kiên quyết và nhất quán ở các cấp, các ngành; tiền lương mới chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu đời sống của cán bộ, công chức. Hội nghị đã tập trung thảo luận các giải pháp đẩy mạnh CCHC giai đoạn 2, từ 2006-2010.

Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước được bắt đầu từ năm 1986, tính đến nay đã hơn 30 năm. Trong khoảng thời gian đó, đồng thời với việc đổi mới về kinh tế thì cải cách hành chính cũng được tiến hành. Cuộc cải cách hành chính được thực hiện từng bước thận trọng và đã thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Cải cách hành chính đang thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong việc đẩy nhanh sự phát triển đất nước.

Câu 8: Đấu tranh giai cấp là gì? Nguyên nhân của đấu tranh giai cấp? Vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự phát triển của xã hội có giai cấp? Liên hệ cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay?

  1. Đấu tranh giai cấp là gì?

Học thuyết Mác đã chỉ rõ: “ Đấu tranh giai cấp là đấu tranh giữa những tập đoàn mà lợi ích căn bản đối lập nhau và kết cục của cuộc đấu tranh giai cấp là đi đến một cuộc cách mạng xã hội để thay thế chế độ xã hội này bằng một chế độ xã hội khác tiến bộ hơn”.

Hiểu vắn tắt: đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp có lợi ích căn bản đối lập nhau (lợi ích căn bản nói ở đây là lợi ích kinh tế, lợi ích cơ bản là quyền lực chính trị).

Như vậy, nguyên nhân của cuộc đấu tranh giai cấp là do sự đối lập nhau về địa vị kinh tế và mâu thuẫn về lợi ích cơ bản giữa các giai cấp mà sinh ra.

Đấu tranh giai cấp không phải là do “sự hiểu lẩm”, “sự không hiểu biết lẫn nhau giữa các giai cấp”; “do chính sách không khôn khéo của nhà cầm quyền trong xã hội”, hoặc do “sự xúi dục của những phần tử ác ý”,.. như quan niệm của các nhà tư tưởng của các giai cấp bóc lột thường nêu ra để che đậy nguyên nhân của đấu tranh giai cấp.

Cũng cần thấy thêm rằng: trong xã hội có giai cấp đối kháng, đấu tranh của cá nhân trong giai cấp này chống cá nhân trong giai cấp khác mới chỉ là mầm mống của đấu tranh giai cấp chứ chưa quan niệm đó là đấu tranh giai cấp. Chỉ thực sự là đấu tranh giai cấp khi những cá nhân đó nhận thức một cách tự giác, thông qua những hoạt động có ý thức, có tổ chức của mình nhằm góp phần lật đổ giai cấp thống trị bảo vệ lợi ích của giai cấp mình. Chẳng hạn, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, đấu tranh của một người công nhân chỉ trở thành đấu tranh giai cấp khi nó nằm trong cuộc đấu tranh chung của toàn bộ giai cấp công nhân, chống lại toàn bộ giai cấp tư sản, nhằm lật đổ nền thống trị của giai cấp tư sản.

Trong xã hội có giai cấp tất yếu nảy sinh đấu tranh giai cấp. V.I.Lênin định nghĩa đấu tranh giai cấp là “cuộc đấu tranh của một bộ phân nhân dân này chống lại một phân phận khác, cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản”.

Thực chất của đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa quần chúng bị áp bức, vô sản đi làm thuê chống lại giai cấp thống trị, chống lại bọn đặc quyền, đặc lợi, những kẻ đi áp bức bóc lột.

Đấu tranh giai cấp có nguyên nhân khách quan từ sự phát triển mang tính xã hội hoá ngày càng sâu rộng của lực lượng sản xuất với quan hệ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Biểu hiện của mâu thuẫn này về phương diện xã hội: Mâu thuẫn giữa một bên là giai cấp cách mạng, tiến bộ, đại diện cho phương thức sản xuất mới, với một bên là giai cấp thống trị bóc lột đại biểu cho những lợi ích gắn với quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu.

* Đấu tranh giai cấp – một trong những động lực phát triển của xã hội có giai cấp

Đỉnh cao của cuộc đấu tranh giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến cách mạng xã hội, thay thế phương thức sản xuất cũ bằng một phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn. Phương thức sản xuất mới ra đời mở ra địa bàn mới cho sự phát triển của sản xuất xã hội. Sản xuất phát triển sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ đời sống xã hội. Dựa vào tiến trình phát triển của lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng minh rằng đỉnh cao của đấu  tranh giai cấp là cách mạng xã hội. Cách mạng xã hội như là đòn bẩy thay đổi các hình thái kinh tế xã hội vì vậy “đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp của lịch sử các xã hội có giai cấp”.

Đấu tranh giai cấp góp phần xoá bỏ các thế lực phản động, lạc hậu đồng thời cải tạo cả bản thân giai cấp cách mạng. Giai cấp nào đại biểu cho phương thức sản xuất mới, giai cấp đó sẽ lãnh đạo cách mạng. Thành tựu mà loài người dạt được trong tiến trình phát triển của lực lượng sản xuất, cách mạng khoa học và công nghệ, cải cách về dân chủ và tiến bộ xã hội không tách rời cuộc đấu tranh giai cấp giữa các giai cấp tiến bộ chống các thế lực thù địch, phản động.

Đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là cuộc đấu tranh sau cùng trong lịch sử xã hội có giai cấp. Nó là cuộc đấu tranh khác về chất so với so với các cuộc đấu tranh trước đó trong lịch sử. Bởi vì, mục tiêu của nó là thay đổi về căn bản sở hữu tư nhân bằng sở hữu xã hội.

Trước khi giành được chính quyền, nội dung của đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là đấu tranh kinh tế, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị. Sau khi giành chính quyền, thiết lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản, mục tiêu và hình thức đấu tranh giai cấp cũng thay đổi. V.I.Lênin viết “Trong điều kiện chuyên chính vô sản, những hình thức đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản không thể giống như trước được”.

Trong cuộc đấu tranh này, giai cấp vô sản phải biết cách sử dụng mọi nguồn lực, vận dụng linh hoạt các hình thức đấu tranh. Mục tiêu của cuộc đấu tranh này là giữ vững thành quả cách mạng, xây dựng và củng cố chính quyền của nhân dân; tổ chức quản lý sản xuất, quản lý xã hội, bảo đảm tạo ra một năng suất lao động xã hội cao hơn, trên cơ sở đó thủ tiêu chế độ người bóc lột người, xây dựng một xã hội mới, công bằng, dân chủ, văn minh. Đó vừa là mục tiêu, đồng thời vừa là nhân tố bảo đảm thắng lợi cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư bản.

Ở Việt Nam, đấu tranh giai cấp trong giai đoạn quá độ hiện nay cũng là một tất yếu. Do bối cảnh lịch sử của quá trình hình thành giai cấp và điều kiện mới của xu hướng quốc tế hoá, đấu tranh giai cấp ở Việt Nam có những đặc điểm riêng.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định rằng, hiện nay và cả trong thời kỳ quá độ của cả nước ta còn tồn tại một cách khách quan các giai cấp và đấu tranh giai cấp. Nhưng đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay phải nhận thức cho đúng, nó diễn ra trong điều kiện mới với những nội dung mới và hình thức mới. Bởi vì cùng với những biến đổi to lớn về kinh tế xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, cơ cấu giai cấp, nội dung, tính chất, vị trí của các giai cấp trong xã hội ta cũng đã thay đổi nhiều, khác với thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ trong những năm đầu chúng ta mới giành được chính quyền. Mối quan hệ giữa các giai cấp, sự phát triển của các giai cấp trong sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước không còn như trước đây. Ngày nay, mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp chủ yếu là mối quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân nhằm tăng cường đoàn kết trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lợi ích giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích toàn dân tộc trong mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội dân, giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa gắn liền với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, chống áp bức bất công, chống bóc lột chống nghèo nàn lạc hậu đấu tranh chống tình trạng đói nghèo, kém phát triển. Vì vậy, nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay ở nước ta là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo kém phát triển, thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công, đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc. Đồng thời Đảng ta cũng khẳng định: Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội.

Câu 9: Phân tích vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu vấn đề này?

Theo quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử (CNDVLS) khẳng định quần chúng nhân dân là lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử.

Khái niệm quần chúng nhân dân là có sự thay đổi và phát triển. Có tính lịch sử bởi vì nó gắn liền với hình thái KT-XH và điều kiện lịch sử nhất định nhưng dù thay đổi và phát triển như thế nào quần chúng nhân dân được xác định bởi:

QCND trước hết là những là những người lao động vì đây là lực lượng trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

QCND là những bộ phận dân cư có khuynh hướng luôn chống lại những giai cấp thống trị bị áp bức bóc lột.

QCND còn bao gồm các gia cấp và các tầng lớp xã hội có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển xã hội.

Vậy QCND còn là chủ thể tạo ra mọi của cải vật chất bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Xuất phát từ nguyên lý cơ bản chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng: hoạt động sản xuất của cải vật chất của quần chúng nhân dân trước tiên là nhân dân lao động là cơ sở cho sự tồn tại phát triển của xã hội.

Cùng với sự phát triển của sản xuất quần chúng lao động đã tích luỹ kinh nghiệm, cải tiến công cụ sản xuất thúc đẩy làm cho xã hội không ngừng tiến lên.

Quần chúng nhân dân với tư cách là lực lượng sản xuất cơ bản nhân dân lao động quyết định sự biến đổi của lịch sử bởi vì xét đến cùng lực lượng sản xuất qui định sự xuất hiện bảo đảm tồn tại của một chế độ xã hội.

Như vây lịch sử XH loài người trước hết là lịch sử phát triển XH. Lịch sử của sự thay đổi các phương thức sản xuất lịch sử của những người sản xuất của quần chúng lao động hoạt động của quần chúng lao động là điều kiện cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của XH quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch sử

Song quần chúng nhân dân còn là nguồn duy nhất và vô tận của mọi của cải tinh thần. Con người bắt đầu sản xuất thì cũng bắt đầu sáng tạo ra giá trị văn hoá tinh thần và tạo điều kiện cho nền văn hoá đó phát triển và tiến bộ không ngừng. Chính vì lẽ đó Bác Hồ nói: Quần chúng là những người sáng tạo công nông là những người sáng tạo nhưng quần chúng không phải chỉ sáng tạo ra của cải vật chất cho XH quần chúng còn là người sáng tác nữa …những câu tục ngữ những câu dè ca dao rất hay là những sáng tác của quần chúng.các sáng tác ấy rất hây mà lại ngắn chứ không “Trường thiên đại hải” dây cà ra dây muốn … nhưng sáng tác ấy là những hòn ngọc quí …

  Chính hoạt động thực tiển của quần chúng lại là nguồn cảm hứng vô tận cho việc sáng tác của những người làm văn học nghệ thuật của văn hoá khoa học làm phong phú đời sống tinh thần của nhân loại

  Tóm lại:chủ nghĩa duy vật khẳng định quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch sử từ lĩnh vực sản xuất vật chất đến lĩnh vực văn hoá tinh thần. Từ những cuộc đấu tranh cách mạng đến cuộc biến dổi lịch sử bằng cách mạng xã hội

  Quần chúng nhân dân còn là lực lượng chủ yếu của mỗi cuộc cách mạng xã hội.

  Trong lịch sử đã chứng minh không có sự chuyển biến và cách mạng xã hội nào trong lịch sử mà không là hoạt động của đa số người không là ngàu hội của quần chúng

  Trong các cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và các cuộc cách mạng xã hội quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu quyết định vận mệnh các cuộc cách mạng xã hội các phong trào chính trị giải phóng dân tộc

  Vai trò quần chúng nhân dân ngày càng sáng tạo và không ngừng tăng lên với sự thay đổi của các phương thức sản xuất từ thấp đến cao đó là qui luật phát triển của xã hội

  Trong XHCN quần chúng lao động thoát khỏi áp bức bóc lột trở thành người chủ thật sự của xã hội quyền lực chính trị thuộc về quần chúng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đã tạo ra những điều kiện để quần chúng lao động phát huy vai trò tích cực trong việc sáng tạo ra XH mới

Vậy cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Không có sự tham gia tích cực của quần chúng nhân dân nhất định không có thể có những chuyển biến cách mạng trong lịch sử

  • Xuất phát từ những nội dung trên chúng ta rút ra ý nghĩa trong điều kiện đổi mới ở nước ta là:

  Lịch sử loài người đã chứng minh chân lý đó. Trong cương lĩnh của Đảng cộng sản Việt nam được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII của Đảng ta đã nêu ra những bài học lớn

  Quán triệt quan điểm sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của nhân dân do dân và vì dân chính nhân dân là con người làm nên lịch sử

  Quần chúng nhân dân được thực hiện trước tiên mọi đường lối chủ trương chính sách của Đảng phải xuất phát từ những tâm tư nguyện vọng tình cảm và lợi ích chính đáng của quần chúng nhân dân

  Phải thường xuyên đổi mới nội dung và hình thức và biện pháp vận động quần chúng đi sâu đi sát cơ sở luôn lắng nghe tâm tư nguyện vọng quần chúng và giải đáp những vấn đề do quần chúng do thực tiễn cơ sở đặt ra

  Bên cạnh đó chúng ta cần chống chủ nghĩa cá nhân mọi biểu hiện quan liêu mệnh lệnh cửa quyền hách dịch ức hiếp trù dập quần chúng như không theo đuôi quần chúng.

Others:

Chủ nghĩa Mác Lê Nin khẳng định lịch sử loài người là do chính con người làm nên trong đó quần chúng nhân dân là lực lượng quyết định lịch sử.
a. Quần chúng nhân dân là chủ thể tạo ra mọi của cải vật chất bảo đảm cho sự tồn tại xã hội.
– Để tồn tại con người trước hết phải có ăn, mặc, ở do đó người ta phải sản xuất ra của cải vật chất đây là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội là hoạt động của QCND những người lao động chủ yếu trong mọi xã hội.
– Mọi sự biến đổ phát triển trên tất cả các mặt của đời sống xã hội xét đến cùng là do sự vận động của LLSX quy định trong đó quàn chúng nhân dân lao động là lực lượng sản xuất hàng đầu và cơ bản nhất của xã hội.
– Khoa học kỹ thuật ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội tuy nhiên nó chỉ phát huy được vai trò thông qua hoạt động thực tiễn sản xuất của QCND.
b. QCND là lực lượng cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội.
– Trong xã hội có đối kháng giai cấp đấu trang giai cấp tất yếu sảy ra mà đỉnh cao của nó là cách mạng xã hội muốn chuyển từ xã hội cũ sang xã hội mới phải có 1 lực lượng vật chất và tinh thần để thực hiện trong đó vai trò quyết định thuộc về QCND.
– Cách mạng xã hội là sự nghiệp của QCND chứ không phải của riêng sự nghiệp của cá nhân. Thực tiễn cách mạng chứng minh rằng không có sự thay đổi chế độ xã hội nào trong lịch sử mà không có sự tham gia đông đảo của QCND.
Suy đến cùng nguyên nhân của mội cuộc cáh mạng bắt đầu từ sự phát triển của LLSX đẫn đến mâu thuẫn QHSX lỗi thời nghĩa là bắt đầu từ hoạt động sản xuất vật chất của QCND bởi vậy QCND vừa là động lực vừa là chủ thể của mọi cuộc cách mạng xã hội.
c. QCND là lực lượng sáng tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần.
– Cùng với việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội, QCND còn là lực lượng đóng vai trò to lớn trong việc sáng tạo ra giá trị tinh thần kể cả trong xã hội có sự phân chia thành lao động trí óc và lao động chân tay, có sự tách rời giữa sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần.
– Bên cạnh đó đời sống của QCND là nguồn tư liệu vô tận để các tác giả tác phẩm nghệ thuật khai thác phản ánh họ trở thành nguồn cảm hứng cho mọi sáng tạo tinh thần trong đời sống xã hội.
– Mặt khác các giá trị văn hóa tinh thần chỉ có thể nuôi dưỡng và tồn tại khi được quần chúng nhân dân chấp nhận truyền bá sâu rộng trở thành phổ biến trong cuốc sống.
Tóm lại xét từ kinh tế đến chính trị từ hoạt động vật chất đến hoạt động tinh thần QCND là lực lượng đóng vai trò quyết định trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.
Ý nghĩa phương pháp luận:
– Quán triệt quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam lấy lấy dân làm gốc, dân là gốc của nước.
– Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân do dân vì dân.
– Chống việc xa rời quần chúng nhân dân quan liêu hách dịch với dân.

Câu 10: Ý thức xã hội là gì? Phân tích tính độc lập tương đối của ý thức xã hội ? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu vấn đề này?

– Ý thức xã hội: là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm toàn bộ những quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng, v.v.. của những cộng đồng xã hội nảy sinh từ tồn tại xã hội của họ và phản ánh tồn tại xã hội đó trong những giai đoạn lịch sử cụ thể nhất định.

– Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu vấn đề này :

Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, tuy nhên ý thức xã hội không phụ thuộc vào tồn tại xã hội một cách thụ động.

Biểu hiện của tính độc lập tương đối (5 biểu hiện):

* Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội :

  • Tồn tại xã hội đã thay đổi, nhưng ý thức xã hội do nó sinh ra vẫn còn tồn tại trong xã hội mới.
  • Tồn tại xã hội mới đã kịp xuất hiện nhưng ý thức xã hội phản ánh về nó chưa hình thành kịp, chưa đầy đủ, rõ nét.

Nguyên nhân :

  • Ý thức xã hội là cái phán ánh, tồn tại xã hội là cái được phán ánh.
  • Do sức mạnh thói quen, tập quán làm ý thức xã hội tồn tại lâu hơn trong xã hội mới.
  • Do các lực lượng, giai cấp lỗi thời lạc hậu luôn duy trì ý thức xã hội cũ vì lợi ích của mình.

Ý nghĩa phương pháp luận :

  • Ý thức xã hội lạc hậu còn tồn tại trong xã hội mới là tất yếu, chúng không tự mất đi, phải trải qua quá trình cải tạo lâu dài phức tạp.
  • Phải tăng cường công tác tư tưởng, kiên quyết đấu tranh, loại bỏ ý thức xã hội lạc hậu nhưng không được nóng vội, chủ quan, phải kiên trì nhẫn nại.

* Tính vượt trước của những tư tưởng khoa học cách mạng :

Trên cơ sở phán ánh đúng quy luật vận động phát triển của sự vật hiện tượng, những tư tưởng khoa học, cách mạng có thể dự báo đúng tồn tại xã hội mới.

Ý thức xã hội không thoát ly khỏi tồn tại xã hội đễ dự báo đúng tồn tại xã hội mới, ý thức xã hội phải lấy tồn tại xã hội hiện thực làm căn cứ, làm tiền đề.

Ý nghĩa phương pháp luận :

  • Cần vận dụng sáng tạo những tư tưởng khoa học cách mạng, tránh giáo điều.
  • Tôn trọng tri thức khoa học, thấy được tầm quan trọng của việc trang bị tri thức khoa học trong nhân dân.

* Tính kế thừa trong sự vận động phát triển ý thức xã hội :

– Ý thức xã hội không chỉ phản ánh đời sống vật chất mà còn có sự kế thừa sáng tạo những tư tưởng quan điểm của thời đại trước đó.

– Trong xã hội có giai cấp, sự kế thừa của ý thức xã hội phụ thuộc vào lợi ích giai cấp.

   Ý nghĩa phương pháp luận :

  • Không chỉ căn cứ vào tồn tại xã hội của một thời đại trước để giải thích nội dung của ý thức xã hội, mà còn phải căn cứ vào sự kế thừa những tư tưởng của thời đại trước.
  • Thực hiện nguyên tắc kế thừa trong quá trình xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, tránh khuynh hướng phủ định sạch trơn, kế thừa mù quáng.

* Sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các hình thái của ý thức xã hội :

Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội ở nhiều phương diện khác nhau, được chia thành các hình thái ý thức xã hội như : ý thức chính trị, ý thức pháp quyền ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo, ý thức nghệ thuật, ý thức khoa học,… giữa chúng có sự chi phối, ảnh hưởng tác động quan lại với nhau.

Trong xã hội có giai cấp, ý thức chính trị ảnh hưởng, chi phối mạnh mẽ đến các hình thái ý thức xã hội khác.

Ý nghĩa phương pháp luận :

  • Khi xem xét một hình thái ý thức xã hội nào đó, chúng ta phải nghiên cứu những ảnh hưởng của các hình thái ý thức xã hội khác đối với nó.
  • Ở nước ta hiện nay, các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa – tư tưởng như triết học, văn học, nghệ thuật,… tất yếu phải gắn với hệ tư tưởng chính trị.

* Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội :

Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những chống lại quan điểm duy tâm tuyệt đối hoá vai trò của ý thức xã hội mà còn bác bỏ quan điểm duy vật tầm thường khi phủ nhận tác động tích cực của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội. Ph.Ăng ghen viết: “Sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật v.v đều dựa vào sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế”.

Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể; vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng nảy sinh; vào vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng và vào mức độ mở rộng của tư tưởng trong quần chúng. Chẳng hạn hệ tư tưởng tư sản đã tác động mạnh mẽ đến xã hội các nước Tây Âu thế kỷ XVII, XVIII. Hệ tư tưởng vô sản trở thành vũ khí về mặt tư tưởng của giai cấp vô sản đấu tranh để xoá bỏ xã hội tư bản.

Sự tác động của ý thức xã hội tới tồn tại xã hội biểu hiện qua hai chiều hướng. Nếu ý thức xã hội tiến bộ thì tác động thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển, nếu ý thức xã hội lạc hậu sẽ cản trở sự phát triển của tồn tại xã hội.

Như vậy, nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội chỉ ra bức tranh phức tạp của lịch sử phát triển ý thức xã hội, nó bác bỏ quan điểm siêu hình, máy móc, tầm thường về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

Ý nghĩa phương pháp luận:

– Ý thức xã hội mới không hình thành một cách tự phát mà hình thành một cách tự giác, lâu dài, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản với sự tham gia tích cực của quảng đại quần chúng nhân dân.

– Ý thức  xã hội mới là kết quả của sự kế thừa toàn bộ những tinh hoa những tinh hoa trong lịch sử tư tưởng dân tộc và nhân loại, đồng thời đấu tranh không khoan nhượng với những ý thức lạc hậu, phản tiến bộ.

– Hình thành ý thức xã hội mới phải gắn liền với phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động.

Liên hệ vấn đề xây dựng ý thức xã hội XHCN ở nước ta hiện nay?

Ý thức xã hội XHCN mà chúng ta đang xây dựng là toàn bộ quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng… của xã hội mới mà hạt nhân là chủ nghĩa  Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ công cuộc xây dựng xã hội mới. Trên thực tế, ý thức xã hội XHCN đó biểu hiện rất phong phú, đa dạng. Ngoài hệ tư tưởng, nó còn được biểu hiện ra ở tâm trạng, tình cảm, nhu cầu và cả thói quen, phong tục, tập quán của cộng đồng xã hội.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã xác định: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.

Có thể nói, mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã xác định đó là định hướng có tính chiến lược trong việc xây dựng ý thức xã hội mới ở nước ta hiện nay. Xây dựng ý thức xã hội XHCN là sự nghiệp của toàn dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, trên cơ sở xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,  kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”. Xây dựng ý thức xã hội XHCN, chúng ta cần phải đẩy mạnh công cuộc xây dựng đời sống kinh tế mới, văn hoá mới, con người mới; không ngừng hoàn thiện ý thức xã hội theo hướng khoa học, cách mạng, tiến bộ; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức xã hội XHCN.

Sự nghiệp xây dựng ý thức xã hội XHCN phải là quá trình tự giác, cần sự đóng góp của tất cả mọi người, trong đó đội ngũ cán bộ, đảng viên, các chủ thể lãnh đạo, quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng./.

Phần 2: Một số nội dung thảo luận phần Kinh tế chính trị

 Câu 1. Hai thuộc tính của hàng hoá, liên hệ hàng hoá sản xuất ở Việt Nam.

Câu 2. Quy luật giá trị và ý nghĩa của quy luật giá trị trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam.

Câu 3. Mâu thuẫn công thức chung của tư bản và lý luận hàng hoá sức lao động.

Câu 4. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, so sánh và rút ra ý nghĩa của việc nghiên cứu.

Câu 5. Thực chất của tích luỹ tư bản, quan hệ giữa tích luỹ, tích tụ, tập trung tư bản.

Câu 6. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản hiện nay.

Câu 7. Tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam.

Câu 8. Những nội dung cơ bản về vấn đề thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Câu 1. Hai thuộc tính của hàng hoá, liên hệ hàng hoá sản xuất ở Việt Nam.

Hàng hóa là sản phẩm của lao động, thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, thông qua trao đổi mua bán.

Hàng hóa có 2 loại:

Hàng hóa hữu hình: lương thực, quần áo, tư liệu sản xuất (sắt, thép)…

Hàng hóa vô hình (hàng hóa dịch vụ): dịch vụ thương mại, vận tải, dịch vụ của giáo viên, bác sĩ và nghệ sĩ…

Hàng hóa có 2 thuộc tính: Giá trị sử dụng và giá trị

  1. a) Giá trị sử dụng của hàng hóa

Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa thoả mãn nhu cầu nào đó của con người.

Bất cứ hàng hóa nào cũng có một hay một số công dụng nhất định. Chính công dụng đó (tính có ích đó) làm cho hàng hóa có giá trị sử dụng. Ví dụ, công dụng của gạo là để ăn, vậy giá trị sử dụng của gạo là để ăn, nấu rượu…  Giá trị sử dụng của hàng hóa là do những thuộc tính tự nhiên (lý, hoá học) của thực thể hàng hóa đó quyết định nên giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì nó tồn tại trong mọi phương thức hay kiểu tổ chức sản xuất. Giá trị sử dụng của hàng hóa được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học – kỹ thuật và của lực lượng sản xuất nói chung. (Ví dụ, than đá ngày xưa chỉ dùng làm chất đốt, nhưng khi hoa học kỹ thuật phát triển nó còn làm nguyên liệu cho một số ngành công nghệ hoá chất. Gạo trước đây chỉ là gạo, nay công nghệ phát triển gạo còn có thể sản xuất thành nui, bột bánh xèo, miến…)

Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng xã hội vì giá trị sử dụng của hàng hóa không phải là giá trị sử dụng cho người sản xuất trực tiếp mà là cho người khác, cho xã hội, thông qua trao đổi, mua bán. Điều đó đòi hỏi người sản xuất hàng hóa phải luôn luôn quan tâm đến nhu cầu của xã hội, làm cho sản phẩm của mình đáp ứng được nhu cầu của xã hội

Giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi.

  1. b) Giá trị của hàng hóa

Để hiểu giá trị của hàng hoá, trước hết, ta phải hiểu giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỷ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác. Ví dụ như: 1m vải có giá trị trao đổi bằng 5 kg thóc.

Hai hàng hoá khác nhau như vậy có thể trao đổi với nhau thì giữa chúng phải có một cơ sở chung. Lao động hao phí tạo ra hàng hoá chính là cơ sở chung cho việc trao đổi đó và tạo ra giá trị của hàng hoá. Vậy giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong sản phẩm. Giá trị trao đổi là biểu hiện bên ngoài của giá trị, giá trị là nội dung bên trong, là cơ sở của giá trị trao đổi.

Giá trị biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá. Vì vậy, giá trị là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hoá. Vì vậy, một hàng hóa dù giá trị sử dụng cao, nhưng nếu hao phí lao động tạo ra nó ít thì giá trị trao đổi thấp và ngược lại.

  1. c) Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa

– Hai thuộc tính của hàng hóa có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.

Mặt thống nhất thể hiện ở chỗ: hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hóa, một vật phải có đầy đủ hai thuộc tính này mới là hàng hóa. Nếu thiếu một trong hai thuộc tính đó vật phẩm sẽ không phải là hàng hóa. Chẳng hạn, một vật có ích (tức có giá trị sử dụng), nhưng không do lao động tạo ra (tức không có kết tinh lao động) như không khí tự nhiên thì sẽ không phải là hàng hóa.

– Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hóa thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hóa không đồng nhất về chất. Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất. Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất, đều là “những cục kết tinh đồng nhất của lao động mà thôi”, tức đều là sự kết tinh của lao động, hay là lao động đã được vật hoá.

Thứ hai, tuy giá trị sử dụng và giá trị cùng tồn tại trong một hàng hóa, nhưng quá trình thực hiện chúng lại tách rời nhau về cả mặt không gian và thời gian: giá trị được thực hiện trước trong lĩnh vực lưu thông, còn giá trị sử dụng được thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng. Do đó nếu giá trị của hàng hoá không được thực hiện thì sẽ dẫn đến khủng hoảng sản xuất.

Thứ ba, mục đích của người bán và người mua. Hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập. Đối với người sản xuất hàng hoá, họ tạo ra giá trị sử dụng, nhưng mục đích của họ không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, họ quan tâm đến giá trị sử dụng là để đạt được mục đích giá trị mà thôi. Ngược lại, đối với người mua, cái mà họ quan tâm là giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Nhưng, muốn có giá trị sử dụng thì phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Như vậy, trước khi thực hiện giá trị sử dụng phải thực hiện giá trị của nó. Nếu không thực hiện được giá trị, sẽ không thực hiện được giá trị sử dụng.

Cho biết suy nghĩa của mình về hàng hóa được sản xuất ở nước ta:

Nước ta là 1 nc có nền kte thị trường định hướng XHCN, tức là nền Kte nhiều tphan, sx đa dạng các loại HH nhằm đáp ứng nhu cầu trong nc và trao đổi, mua bán trên thị trường TG. Do đó, sx HH ở nc ta phải đảm bảo 2 thuộc tính giá trị sd và gtri.

Kinh tế hàng hoá tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế xã hội. Ở nước ta, những điều kiện chung của kinh tế hàng hoá vẫn còn, nền kinh tế hàng hoá tồn tại là một tất yếu khách quan.

Ở nước ta, Đảng và nhà nước đã xác định phương hướng phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Hiện nay nước ta còn thiếu vốn, khoa học kĩ thuật chưa được cải tiến đồng bộ, do đó chất lượng hàng hoá chưa cao, giá thành chưa rẻ, mặc dù có được hưởng những ưu đãi về thuế. Vì vậy hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần tăng thu hút đầu tư nước ngoài, viện trợ phát triển chính thức và giải quyết vấn đề nợ quốc tế, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để thị trường nước ta được mở rộng, điều này sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư. Họ sẽ mang vốn và công nghệ vào nước ta sử dụng lao động và tài nguyên sẵn có của nước ta làm ra sản phẩm tiêu thụ trên thị trường khu vực và thế giới với các ưu đãi mà nước ta có cơ hội mở rộng thị trường, kéo theo cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Nền kte nc ta khi bc vao thoi kỳ quá độ lên CNXH còn mang nặng tính tự túc tự cấp, vì vậy sx HH phát triển sẽ phá vỡ dần nền kte tự nhiên chuyển thành nền kte HH thúc đẩy sự XH hóa sx, kte HH tạo ra động lực thúc đẩy llsx phát triển, do cạnh tranh giữa những ~ng sx HH buộc mỗi chủ thể cải tiến kỹ thuật và đưa cộng nghệ mới vào sx để giảm chi phí sx đến mức tối thiểu  -> có thể cạnh tranh về giá cả trog cạnh trah, qtr đó thúc đẩy  llsx ptr, nâng cao nâng lực lđ XH. Trog nên kte HH, ng sx căn cứ vào nhu cầu của ng tiêu dung, thị trường để qđ sx sp gì, khối lượng bnh, chất lượng thế nào, do đó kte HH kích thích năng động, stao của chủ thể kte kích thích sự việc nâng cao chất lượng cải tiến mẫu mã cũng như tăng kluong HH  và dvu.

Nói tóm lại, … đẩy mạnh phân công lđ để phát triển kte HH, đáp ứng ncau đa dạng và phong phú của XH; phải coi trọng cả 2 thuộc tính của HH để k ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giá thành. trog nền kte hnay, kte HH ko thể thiếu dc vì nó góp phần thúc đẩy kte và nếu phát triển, nó góp phần giải quyết việc làm và sự phân công lao động trong xã hội.

Câu 2. Quy luật giá trị và ý nghĩa của quy luật giá trị trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam.

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa vì nó quy định bản chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa.

Nội dung của quy luật giá trị là:

Sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết.

* Biểu hiện nội dung quy luật giá trị trong sản xuất

Nhận xét:

+ Người thứ nhất có thời gian lao động cá biệt < thời gian lao động xã hội cần thiết, thực hiện tốt yêu cầu của quy luật giá trị, nên thu được lợi nhuận nhiều hơn lợi nhuận trung bình.

+ Người thứ hai có thời gian lao động cá biệt = thời gian lao động xã hội cần thiết, thực hiện đúng yêu cầu của quy luật giá trị, nên họ thu được lợi nhuận trung bình.

+ Người thứ ba có thời gian lao động cá biệt > thời gian lao động xã hội cần thiết, vi phạm yêu cầu của quy luật giá trị nên bị thua lỗ.

– Đối với tổng hàng hóa

+ Khi tổng thời gian lao động cá biệt = tổng thời gian lao động xã hội cần thiết, phù hợp với yêu cầu của quy luật giá trị, nên có tác dụng góp phần cân đối và ổn định thị trường.

+ Khi tổng thời gian lao động cá biệt > tổng thời gian lao động xã hội cần thiết, hoặc khi tổng thời gian lao động cá biệt < tổng thời gian lao động xã hội cần thiết, vi phạm quy luật giá trị nên dẫn đến hiện tượng thừa hoặc thiếu hàng hóa trên thị trường.

Kết luận: Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp (≤)với mức hao phí lao động xã hội cần thiết có như vậy họ mới có thể tồn tại được.

* Biểu hiện của nội dung quy luật giá trị trong lưu thông

– Trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa, quy luật giá trị yêu cầu tất cả các hàng hóa tham gia lưu thông phải tuân thủ nguyên tắc trao đổi ngang giá.

Cần phải hiểu nguyên tắc ngang giá một cách biện chứng. Ngang giá không có nghĩa là giá cả cụ thể của từng loại hàng hóa phải luôn luôn ngang bằng với giá trị của nó. Ngang giá không phải là ngang bằng. Ngang giá hiểu theo nghĩa tổng giá cả bằng tổng giá trị.

– Quy luật giá trị hoạt động có biểu hiện là giá cả có thể tách rời giá trị của nó, “biên độ” của sự tách rời này tùy thuộc vào quan hệ cung – cầu hàng hóa và dịch vụ.

+ Khi cung > cầu –> giá cả < giá trị

+ Khi cung < cầu –> giá cả > giá trị

+ Khi cung = cầu –> giá cả = giá trị

– Giá cả của một hàng hóa có thể cao hoặc thấp, nhưng bao giờ cũng xoay quanh trục giá trị hàng hóa.

Tác động của quy luật giá trị

  1. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

Quy luật giá trị điều tiết sản xuất hàng hóa được thể hiện trong hai trường hợp sau:

+ Thứ nhất, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy và lãi cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động. Mặt khác, những người sản xuất hàng hóa khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng.

+ Thứ hai, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Tình hình đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi, ở ngành khác lại có thể tăng lên.

Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này.

Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Tác động điều tiết lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hút hàng hóa từ nơi có giá cả thấp hơn đến nơi có giá cả cao hơn, và do đó, góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.

  1. Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động.

Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó, có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hóa đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Vậy người sản xuất hàng hóa nào mà có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi và càng thấp hơn càng lãi. Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hóa cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm… nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất.

Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Nếu người sản xuất nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống.

  1. Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người lao động thành kẻ giàu, người nghèo.

Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết (theo giá trị) sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên, có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí thuê lao động trở thành ông chủ.

Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm thuê.

Ý nghĩa của việc phân tích trên:

+ Xem quy luật giá trị hoạt động trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay là một yếu tố khách quan.

+ Trong quá trình sản xuất cũng như trao đổi hàng hoá phải căn cứ vào thời gian lao động xã hội cần thiết.

+ Bản thân quy luật giá trị cũng có tính hai mặt (Tích cực và hạn chế). Đòi hỏi phải nắm bắt và vận dụng tốt vào điều kiện sản xuất hàng hoá ở nước ta hiện nay.

Thực tế lịch sử đã chứng minh , bất kỳ mợt sự vật hiện tượng nào ,từ vi mô đến vĩ mô ,tất cả khi tồn tại trong tự nhiên đều tuân theo nhưng quy luật nhất định .Những quy luật này chi phối tới cả quá trình hình thành và phát  triển của mỗi sự vật hiện tượng
Và tất nhiên nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật đó.Theo thời gian ,nền kinh tế không ngừng biến đổi nóliên tục phân chia và hình thành thêm nhiều thành phần tế mới có những định hướng khác ,có những đặc đIểm và quy định riêng biệt đối với các thành viên tham gia trong nền kinh tế đó .Chúng giống nhau là nhìn bề ngoài tưởng như sản xuất và trao đổi hàng hoá là việc riêng của mỗi thành viên họ độc lập và hình như không chịu sự chi phối nào .Trên thực tế ,mọi người sản xuất và trao đổi hàng hoá đều chịu sự chi phối của quy luật giá trị .Đúng như Mac đã  “ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có quy luật giá trị” (1) hay nói cách khác nó chính là quy luật thống soái của nền kinh tế thị trường.Các quy luật khác chịu sự chi phối của quy luật này và một phần cũng biểu hiện những yêu cầu của nó:
Nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế thị trường có tín hiệu nhạy bén nhất là giá cả mà giá cả lại chịu sư chi phối của quy luật giá trị vì thế nói quy luật giá trị có ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế là hoàn toàn phù hợp mang tính tất yếu.
Hơn thế nữa việc vận dụng các phương pháp và chuẩn mực dựa trên cơ sở quy luật giá trị trong việc tính toán hao phí lao động xã hội cần thiết ta có thể định hướng được các kế hoạch kinh tế quốc dân .Nhờ đó mà ta có thể phân tích và có được những bước đi cụ thể cho nền kinh tế trong các thời kỳ tiếp theo

Quy luật giá trị là quy luật của kinh tế của sản xuất hàng hoá , ở đâu có sản xuất hàng hoá thì ở đó tồn tại quy luật này , dù là xã hội tư bản hay xã hội xã hội chủ nghĩa .Nó sẽthể hiện những đặc điểm khác nhau tuy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh kinh tế chính trị  của xã hội mà nó tồn tại .
Trong nền sản xuất hàng hoá dựa trên chế độ tư hưu về tư liệu sản xuất , những ngưới sản xuất tách rời nhau mặc dầu được liên kết với nhau do sự phân công lao động xã hội – có sự đối kháng về lợi ích giữa họ với nhau , cũng như giữa họ với toàn xã hội ,trong đIũu kiện đó ,trao đổi những lượng lao động bằng nhau là phương thức duy nhất để thực hiện lợi ích kinh tế của người sản xuất . Còn trong nền sản xuất hàng hoá xã hội chủ nghĩa , chế độ công hữuvề tư liệu sản xuất và tính chất lao đôngj xã hội trực tiếp sinh ra từ chế độ sở huữu đó ,đã tạo sự nhất trí về lợi ích giữa mọi thành viên trong xã hội  ,nhất trí về lợi ích cá nhân và tập thể những người sản xuất ngay từ đầu đa ý thức rõ việc tiêu phí lao động riêng của mình với tư cách là mọt bộ phận của toàn bộ lao động xã hội .Quy luật giá trị dưới chủ nghĩa xã hội yêu cầu việc sản suất và trao đổi hàng hoá phải tiến hành trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết ,nhằm bảo đảm sự thống nhất giữa các lợi ích : lợi ích xã hội ,lợi ích tập thể ,lợi  ích cá nhân

Câu 3. Mâu thuẫn công thức chung của tư bản và lý luận hàng hoá sức lao động.

  1. Công thức chung của tư bản:

Trong lưu thông hàng hóa giản đơn H-T-H, T không phải là tư bản. Ở đây T chỉ là phương tiện để đạt tới một mục đích bên ngoài lưu thông.

Chỉ trong lưu thông T-H-T thì T mới là tư bản. Ở đây T vừa là điểm khởi vừa là điểm kết thúc của quá trình lưu thông, H chỉ là khâu trung gian. Tiền ở đây không chi ra dứt khoát mà chỉ ứng ra rồi thu về nhiều hơn.

Mục đích của lưu thông tư bản T-H-T không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, hơn nữa là giá trị tăng thêm. Chính vì thế công thức chung của tư bản là T-H-T’, trong đó T’=T+∆T. ∆T là số tiền trội hơn so với số tiền đã ứng ra (giá trị thặng dư). T-H-T’ đúng cho vận động của tư bản: Với tư bản công nghiệp là những giai đoạn T-H và H-T’, còn tư bản cho vay lấy lãi là từ công thức chung được rút gọn thành T-T’.

Như vậy: “Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư (GTTD)”.

Sau khi nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư trong CNTB, có thể định nghĩa đầy đủ: “Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của công nhân làm thuê”.

  1. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản:

– Công thức chung của tư bản:  T-H-T’  (T’ = T + ∆T). Vậy ∆T xuất hiện từ đâu?

Trong lưu thông:

Trong lưu thông, dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá thì cũng không tạo ra  ∆T

* Trường hợp trao dổi ngang giá: Chỉ là sự thay đổi của hình thái giá trị từ T-H và từ H-T nhưng tổng giá trị và phần giá trị của mỗi bên tham gia trao đổi trước và sau đều không thay đổi. Tuy nhiên, về giá trị sử dụng thì đôi bên đều có lợi.

* Trường hợp trao đổi không ngang giá, có thể có ba trường hợp xảy ra:

Thứ 1, Trong trường hợp nhà tư bản bán hàng hóa cao hơn giá trị, nhưng đến lượt anh ta lại là người đi mua (vì không có ai chỉ bán mà không mua) thì phải mua hàng hóa cao hơn giá trị ấy. Hành vi bán hàng hóa cao hơn giá trị không mạng lại bất cứ chút thặng dư (∆T) nào.

Thứ 2, Trường hợp nhà tư bản cố mua hàng hóa thấp hơn giá trị cũng không mang lại chút thặng dư (∆T) nào. Vì đến khi anh ta bán cũng buộc phải bán hàng hóa thấp hơn giá trị.

Thứ 3, nếu xã hội có một số kẻ lường gạt chuyên mua rẻ, bán đắt thì cái ∆T hắn có là do chiếm đoạt của người khác mà có. Cái hắn được là cái người khác mất đi, nhưng trong toàn xã hội thì tổng giá trị của hàng hóa là không thay đổi.

  Như vậy, trong lưu thông dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá đều không tạo ra giá trị thặng dư cho các nhà tư bản.

 + Ngoài lưu thông:

Nếu người trao đổi vẫn đứng 1 mình với hàng hóa của anh ta, thì giá trị của hàng hóa ấy không hề tăng lên.

Nếu người sản xuất muốn sáng tạo thêm thặng dư thì phải bằng lao động của chính mình. Chẳng hạn da thuộc phải trở thành giày da, ở đó giày da có giá trị lớn hơn da thuộc vì nó đã thu hút nhiều lao động vào trong giày da. Còn giá trị của da thuộc vẫn không đổi.

Vậy là “Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải  xuất hiện trong lưu thông, đồng thời không phải trong lưu thông”[1].

Đó chính là mâu thuẩn trong công thức chung của tư bản. Để giải quyết mâu thuẩn đó, C.Mác đã chỉ rõ: “Phải lấy những quy luật nội tại của lưu thông hàng hoá làm cơ sở”.

  1. Hàng hoá sức lao động là chìa khoá để giải quyết mâu thuẩn trong công thức chung của tư bản: 
  2. a) Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa: “Sức lao động, đó là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong cơ thể một con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích”[2].

Không phải sức lao động nào cũng trở thành hàng hóa. Trong xã hội nô lệ thì sức lao động của nô lệ không phải là hàng hóa vì bản thân anh ta đã thuộc sở hữu của chủ nô, anh ta không có quyền bán sức lao động. Người thợ thủ công tự do tuy được tùy ý sử dụng sức lao động của mình nhưng sức lao động của anh ta cũng không phải là hàng hóa vì anh ta chỉ sản xuất tự cung tự cấp nuôi sống mình, chứ chưa buộc phải bán sức lao động để kiếm sống.

Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi đồng thời thỏa mãn hai điều kiện sau: Người lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động của mình và có quyền bán sức sức lao động của mình như một hàng hóa.; Người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt trở thành “vô sản”, để tồn tại anh ta buộc phải bán sức lao động của mình để kiếm sống.

Sức lao động biến thành hàng hóa là điều kiện quyết định để tiền biến thành tư bản. Nhưng trước CNTB thì hàng hóa sức lao động chưa xuất hiện. Chỉ dưới CNTB thì hàng hóa sức lao động mới xuất hiện và trở thành phố biến.

  1. b) Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động: Giá trị hàng hóa sức lao động cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định. Muốn sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động người công nhân phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt cần thiết về ăn, ở, mặc, học nghề… Ngoài ra họ còn phải thỏa mãn những nhu cầu của gia đình và con cái.

Giá trị của hàng hóa sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động. Giá trị ấy được hợp thành bởi: Giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao dộng, duy trì đời sống của bản thân người công nhân; Phí tổn đào tạo người công nhân; Giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái người công nhân. Sự biến đổi giá trị hàng hóa sức lao động một mặt tăng lên do sự tăng lên của nhu cầu trung bình của xã hội về hàng hóa, dịch vụ, học tập, học nghề… mặt khác lại bị giảm xuống do sự tăng năng suất lao động xã hội.

Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động. Nhưng khác với hàng hóa thông thường, quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động lại là quá trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động.

Nhà tư bản đã tìm thấy trên thị trường một loại hàng hoá đặc biệt, đó là hàng hoá sức lao động, mà giá trị sử dụng của nó có tính chất đặc biệt là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức là nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Phần lớn hơn đó là giá trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt. Chính đặc tính này đã làm cho hàng hoá sức lao động trở thành điều kiện để tiền tệ chuyển thành tư bản. Do đó việc tìm ra và lý giải phạm trù hàng hoá sức lao động được coi là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản. Nếu “T” của tư bản  không dùng để bóc lột sức lao động của công nhân thì không thể có “T’=T+∆T”

Câu 4. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, so sánh và rút ra ý nghĩa của việc nghiên cứu.

Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa. Vì vậy, các nhà tư bản dùng nhiều phương pháp để tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư. Khái quát có hai phương pháp để đạt được mục đích đó là sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối.

  1. a) Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi kỹ thuật còn thấp, tiến bộ chậm chạp thì phương pháp chủ yếu để tăng giá trị thặng dư là kéo dài ngày lao động của công nhân.

Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư được thực hiện trên cơ sở kéo dài tuyệt đối ngày lao động của công nhân trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không đổi và giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng phương pháp này được gọi là giá trị thặng dư tuyệt đối.

Giả sử ngày lao động là 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động tất yếu và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư. Điều đó có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau đây:

Do đó, tỷ suất giá trị thặng dư là:

Giả sử nhà tư bản kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ, trong khi thời gian tất yếu không thay đổi, vẫn là 4 gịờ. Khi đó ngày lao động được chia như sau:

Do đó, tỷ suất giá trị thặng dư là:

Như vậy, khi kéo dài tuyệt đối ngày lao động trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không thay đổi, thì thời gian lao động thặng dư tăng lên, nên tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên. Trước đây, tỷ suất giá trị thặng dư là 100% thì bây giờ là 150%.

Các nhà tư bản tìm mọi cách kéo dài ngày lao động, nhưng ngày lao động có những giới hạn nhất định. Giới hạn trên của ngày lao động do thể chất và tinh thần của người lao động quyết định. Vì công nhân phải có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi sức khỏe. Việc kéo dài ngày lao động còn vấp phải sự phản kháng của giai cấp công nhân. Còn giới hạn dưới của ngày lao động không thể bằng thời gian lao động tất yếu, tức là thời gian lao động thặng dư bằng không. Như vậy, về mặt kinh tế, ngày lao động phải dài hơn thời gian lao động tất yếu, nhưng không thể vượt quá giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động.

Trong phạm vi giới hạn nói trên, độ dài của ngày lao động là một đại lượng không cố định và có nhiều mức khác nhau. Độ dài cụ thể của ngày lao động do cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản trên cơ sở tương quan lực lượng quyết định. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi ngày lao động tiêu chuẩn, ngày làm 8 giờ đã kéo dài hàng thế kỷ.

  1. b)  Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối

Việc kéo dài ngày lao động bị giới hạn về thể chất và tinh thần của nguời lao động và vấp phải cuộc đấu tranh ngày càng mạnh mẽ của giai cấp công nhân. Mặt khác, khi sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đến giai đoạn đại công nghiệp cơ khí, kỹ thuật đã tiến bộ làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng, thì các nhà tư bản chuyển sang phương thức bóc lột dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội, tức là bóc lột giá trị thặng dư tương đối.

Sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư được thực hiện bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu lại để kéo dài một cách tương ứng thời gian lao động thặng dư trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi. Giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng phương pháp này được gọi là giá trị thặng dư tương đối.

Giả sử ngày lao động là 8 giờ và nó được chia thành 4 giờ là thời gian lao động tất yếu và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư. Điều đó có thể biểu diễn như sau:

Do đó, tý suất giá trị thặng dư là:

Giả định rằng ngày lao động không thay đổi, nhưng bây giờ công nhân chỉ cần 3 giờ lao động đã tạo ra được một lựơng giá trị mới bằng với giá trị sức lao động của mình. Do đó, tỷ lệ phân chia ngày lao động sẽ thay đổi: 3 giờ là thời gian lao động tất yếu và 5 giờ là thời gian lao động thặng dư. Điều đó được biểu diễn như sau:

Do đó, bây giờ tỷ suất giá trị thặng dư sẽ là:

Như vậy, tỷ suất giá trị thặng dư đã tăng từ 100% lên 166%.

Làm thế nào để có thể rút ngắn được thời gian lao động tất yếu? Thời gian lao động tất yếu có quan hệ với giá trị sức lao động. Muốn rút ngắn thời gian lao động tất yếu phải giảm giá trị sức lao động. Muốn hạ thấp giá trị sức lao động phải giảm giá trị những tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân. Điều đó chỉ có thể thực hiện được bằng cách tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân và tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt đó, tức là tăng năng suất lao động xã hội.

Nếu trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp chủ yếu, thì đến giai đoạn tiếp sau, khi kỹ thuật phát triển, sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp chủ yếu. Lịch sử phát triển của lực lượng sản xuất và của năng suất lao động xã hội dưới chủ nghĩa tư bản đã trải qua ba giai đoạn: hợp tác giản đơn, công trường thủ công và đại công nghiệp cơ khí, đó cũng là quá trình nâng cao trình độ bóc lột giá trị thặng dư tương đối.

Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nói trên được các nhà tư bản sử dụng kết hợp với nhau để nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản. Dưới chủ nghĩa tư bản, việc áp dụng máy móc không phải là để giảm nhẹ cường độ lao động của công nhân, mà trái lại tạo điều kiện để tăng cường độ lao động. Ngày nay, việc tự động hóa sản xuất làm cho cường độ lao động tăng lên, nhưng dưới hình thức mới, sự căng thẳng của thần kinh thay thế cho cường độ lao động cơ bắp.

  • Giá trị thặng dư siêu ngạch

Cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ phải áp dụng phương pháp sản xuất tốt nhất để tăng năng suất lao động trong xí nghiệp của mình nhằm giám giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa, nhờ đó thu được giá trị thặng dư siêu ngạch.

Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị củ biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó.

Xét từng trường hợp thì giá trị thặng dư siêu ngạchhiện tượng tạm thời, nhanh chóng xuất hiện rồi cũng lại nhanh chóng mất đi. Nhưng xét toàn bộ xã hội tư bản thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên. Theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là khát vọng của nhà tư bản và là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên nhanh chóng. Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tứơng của giá trị thặng dư tương đối, vì giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối dều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động (mặc dù một bên là dựa vào tăng năng suất lao động cá biệt, còn một bên dựa vào tăng năng suất lao động xã hội).

Sự khác nhau giữa giá trị thặng dư siêu ngạchgiá trị thặng dư tương đối còn thể hiện ở chỗ giá trị thặng dư tương đối do toàn bộ giai cấp các nhà tư bản thu được. Xét về mặt đó, nó thể hiện quan hệ bóc lột của toàn bộ giai cấp các nhà tư bản đối với toàn bộ giai cấp công nhân làm thuê. Giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ do một số nhà tư bản có kỹ thuật tiên tiến thu được. Xét về mặt đó, nó không chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa tư bản và lao động làm thuê, mà còn trực tiếp biểu hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các nhà tư bản.

Từ đó, ta thấy rằng giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp, mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, hoàn thiện tổ chức lao động và tổ chức sản xuất để tăng năng suất lao động, giảm giá trị của hàng hóa.

Đã có nhiều phương pháp được dùng để tạo ra giá trị thặng dư, nhưng hai phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối và pp giá trị thặng dư tương đối. Mỗi pp đại diện cho một trình độ khác nhau của gia cấp tư sản, cũng như những giai đoạn lịch sử khác nhau của xã hội.

Ý nghĩa:

– Nếu gạt bỏ mục đích và tính chất của chủ nghĩa tư bản thì vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, nhất là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch trong các doanh nghiệp sẽ kích thích sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, sử dụng kỹ thuật – công nghệ mới, cải tiến tổ chức quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất.

– Gợi mở cách thức làm tăng của cải, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. đối với nước ta, cần tận dụng triệt để các nguồn lực; nhất là nguồn lao động trong sản xuất kinh doanh. Về cơ bản và lâu dài , giải pháp quan trọng cần phải coi trọng tăng năng suất lao động xã hội, phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước.

Reference:

Phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối được áp dụng ở gia đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, thời kỳ này nền kinh tế sản xuất chủ yếu là sử dụng lao động thủ công, hoặc lao động với những máy móc giản đơn ở các công trường thủ công. Đó là sự gia tăng về mặt lượng của quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. Bởi phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi. Có nghĩa là khi nhà tư bản muốn tăng giá trị thặng dư, thì nhà tư bản sẽ mua thêm máy móc, chi mua them nguyên liệu sản xuất và bắt nhân công hiện có phải cung cấp them một lượng lao động, đồng thời tận dụng triệt để công suất của máy móc hiện có. Cái lợi ở đây là nhà tư bản không cần ứng thêm tư bản, thuê thêm nhân công, mua thêm máy móc thiết bị, đồng thời máy móc sẽ được khấu hau nhanh hơn, hao mòn và chi phí bảo quản giảm đi rất nhiều, thời gian thu được lợi nhuận sẽ dài hơn. Ví dụ: một ngày người công nhân lao động 8 giờ, trong đó thời gian lao động tất yếu là 4 giờ, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ, mỗi giờ công nhân tạo ra một lượng giá trị mới là 10.000 đơn vị tiền tệ, thì trong 1 ngày người lao động tạo ra một giá trị mới là 80.000, bao gồm 40.000 là chi phí sản phẩm, 40.000 là giá trị thặng dư tuyệt đối, tỳ suất thặng dư là 100%. Nhưng khi kéo dài thời gian lao động ra thêm 2 giờ với các điều kiện khác không đổi thì giá trị thặng dư tuyệt đối tăng lên là 60.000, nhà tư bản được lợi thêm 20.000 đơn vị.

Câu 5. Thực chất của tích luỹ tư bản, quan hệ giữa tích luỹ, tích tụ, tập trung tư bản.

1- Khái niệm và nhận xét về tích lũy tư bản.

a/ Khái niệm về tích lũy tư bản:

Tích lũy tư bản là tư bản hóa giá trị thặng dư, tái đầu tư, tức là chuyển một phần giá trị thặng dư thành tư bản bổ sung. Để thực hiện tích lũy, nhà tư bản không sử dụng hết giá trị thặng dư cho tiêu dùng cá nhân mà phải chuyển một phần thành tư bản bổ sung.

Ví dụ :

+ Năm 2006, kết quả sản xuất (doanh thu) là: 70 (C) + 30 (V) + 60 (M) = 160 triệu USD

+ Năm 2009, nhà tư bản thực hiện tích lũy 50% (M), tức là chuyển 30 triệu USD thành tư bản phụ thêm và đưa vào sản xuất với C/V và m’ không đổi thì quy mô sản xuất với C, V, M đều tăng lên là : 91 (C) + 39 (V) + 78 (M) = 208 triệu USD

b/ Nhận xét về tích lũy tư bản:

– Điều kiện của tích lũy tư bản là khối lượng giá trị thặng dư.

– Giá trị thặng dư tư bản hoá trở thành phương tiện để đạt mục đích là giá trị thặng dư mới.

– Tích lũy tư bản là tất yếu khách quan, mà động cơ thúc đẩy là quy luật giá trị thặng dư.

– Tích lũy tư bản là một điều kiện hay khả năng của tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa.

2- Các nhân tố làm tăng quy mô tích lũy.

Quy mô tích lũy tư bản tùy thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư và tỷ lệ phân chia giá trị thặng dư cho tích lũy và cho tiêu dùng. Với một khối lượng giá trị thặng dư nhất định thì quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia cho tích lũy và tiêu dùng của nhà tư bản. Nếu tỷ lệ phân chia đó cố định thì quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào các nhân tố làm tăng khối lượng giá trị thặng dư, đó là:

– Tăng cường độ lao động, độ dài ngày lao động, tăng ca sản xuất: m tuyệt đối.

– Tăng năng suất lao động: m tương đối và m siêu ngạch.

– Quy mô tư bản đầu tư, khả năng và hiệu quả của tập trung tư bản.

– Sử dụng tư bản tiềm tàng: sử dụng quỹ khấu hao (do sự chênh lệch giữa tư bản cố định sử dụng và tư bản cố định tiêu dùng) như là một khoản tư bản phụ thêm.

+ Kết quả của quá trình tích lũy tư bản chủ nghĩa:

– Về mặt kinh tế: Quá trình tích lũy tư bản làm cho qui mô tư bản và cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên, tạo điều kiện để thực hiện tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng cũng như theo chiều sâu.

Cấu tạo hữu cơ của tư bản là tỷ lệ tương ứng giữa tư bản bất biến với tư bản khả biến dựa trên cơ sở tỷ lệ tương ứng giữa tư liệu sản xuất với sức lao động. Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị và do cấu tạo kỹ thuật quy định.

C/V tăng lên bởi vì C tăng nhanh hơn V, nhất là ở những ngành công nghiệp nặng. Về thực chất, nhà tư bản chú trọng tăng cường cho C là để tăng tích trữ tài sản cho mình.

– Về mặt xã hội: Sự gia tăng cấu tạo hữu cơ còn là một nguyên nhân của nạn thất nghiệp – nạn nhân khẩu thừa tương đối và sự bần cùng hoá giai cấp công nhân.

Vai trò của tập trung tư bản trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản:

Tập trung tư bản có vai trò quan trọng, nếu không có nó thì chủ nghĩa tư bản không thể xây dựng nên những công trình to lớn như đường sắt, bến cảng, sân bay…; nhà tư bản mới có thể thực hiện được những hợp đồng lớn. Tuy nhiên, tập trung tư bản có thể được thực hiện một cách tùy tiện, bất chấp hiệu quả gây lãng phí và khủng hoảng kinh tế.

Đối với nền kinh tế nước ta hiện nay – nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tập trung tư bản được gọi là tập trung vốn cũng có những ý nghĩa như vậy nhưng những mặt tiêu cực sẽ được giảm thiểu và những mặt tích cực sẽ được phát huy dựa trên cơ sở của nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ở Việt Nam, tập trung vốn giúp tăng qui mô vốn mà không thực hiện tích lũy vốn trong tình hình kinh tế còn khó khăn, nhờ vậy mà có thể đảm bảo thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

Trong quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa, quy mô của tư bản cá biệt tăng lên thông qua quá trình tích tụ và tập trung tư bản.

Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị thặng dư trong một xí nghiệp nào đó, nó là kết quả trực tiếp của tích lũy tư bản. Tích lũy tư bản xét về mặt làm tăng thêm quy mô của tư bản cả biệt là tích tụ tư bản.

Tích tụ tư bản, một mặt là yêu cầu của tái sản xuất mở rộng, của sự ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; mặt khác sự tăng lên của khối lượng giá trị thặng dư trong quá trình phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo khả năng hiện thực cho tích tụ tư bản.

Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt khác lớn hơn. Cạnh tranh và tín dụng là những đòn bẩy mạnh nhất thúc đẩy tập trung tư bản. Do cạnh tranh mà dẫn tới sự liên kết tự nguyện hay sáp nhập các tư bản cá biệt. Tín dụng tư bản chủ nghĩa là phương tiện để tập trung các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội vào tay các nhà tư bản.

Tích tụ và tập trung tư bản có điểm giống nhau là chúng đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt. Nhưng giữa chúng lại có những điểm khác nhau:

Một là, nguồn để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, do đó tích tụ tư bản làm tăng quy mô của tư bản cá biệt, đồng thời kìm tăng quy mô của tư bản xã hội. Còn nguồn để tập trung tư bản là những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội, do đó tập trung tư bản chỉ làm tăng quy mô của tư bản cá biệt, mà không làm tăng quy mô của tư bản xã hội.

Hai là, nguồn để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư xét về mặt đó, nó phản ánh trực tiếp mối quan hệ giữa tư bản và lao động: nhà tư bản tăng cường bóc lột lao động làm thuê để tăng quy mô của tích tụ tư bản. Còn nguồn để tập trung tư bản là những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội do cạnh tranh mà dẫn đến sự liên kết hay sáp nhập, xét về mặt đó, nó phản ánh trực tiếp quan hệ cạnh tranh trong nội bộ giai cấp các nhà tư bản; đồng thời nó cũng tác động đến mối quan hệ giữa tư bản và lao động.

Tích tụ và tập trung tư bản quan hệ mật thiết với nhau. Tích tụ tư bản làm tăng thêm quy mô và sức mạnh của tư bản cá biệt, do đó cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, dẫn đến tập trung nhanh hơn. Ngược lại, tập trung tư bản tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường bóc lột giá trị thặng dư, nên đẩy nhanh tích tụ tư bản. Ảnh hưởng qua lại nói trên của tích tụ và tập trung tư bản làm cho tích lũy tư bản ngày càng mạnh. Tập trung tư bản có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của sản xuất tu bản chủ nghĩa Nhờ tập trung tư bản mà xây dựng được những xí nghiệp lớn, sử dụng được kỹ thuật và công nghệ hiện đại.

Như vậy, quá trình tích lũy tư bản gẳn với quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng, do đó nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trở thành nền sản xuất xã hội hóa cao độ, làm cho mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản càng sâu sắc thêm.

Tái sản xuất nói chung được hiểu là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại và tiếp diễn một cách liên tục không ngừng.

Sản xuất hiểu theo nghĩa rộng cũng có nghĩa là tái sản xuất. Căn cứ vào quy mô, có thể chia tái sản xuất thành hai loại: tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.

Tái sản xuất giản đơn là quá trình tái sản xuất được lặp lại với quy mô như cũ. Loại hình tái sản xuất này thường gắn liền với nền sản xuất nhỏ và là đặc trưng của nền sản xuất nhỏ.

Tái sản xuất mở rộng là quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô lớn hơn trước. Loại hình tái sản xuất này thường gắn với nền sản xuất lớn và là đặc trưng của nền sản xuất lớn.

Tái sản xuất giản đơn không phải là hình thái điển hình của chủ nghĩa tư bản. Bởi vì, giả định nếu có tái sản xuất giản đơn thì cũng có nghĩa là các nhà tư bản sử dụng toàn bộ giá tri thặng dư cho tiêu dùng cá nhân. Song trên thực tế, khát vọng không có giới hạn về giá trị thặng dư đã buộc các nhà tư bản phải không ngừng mở rộng quy mô sản xuất để tăng quy mô giá trị thặng dư.

Vì vậy, nét điển hình của chủ nghĩa tư bản phải là tái sản xuất mở rộng Tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa là sự lặp lại quá trình sản xuất với quy mô lớn hơn trước, với một lượng tư bản lớn hơn trước. Muốn vậy, phải biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm.

Sự chuyển hóa trở lại của giá trị thặng dư thành tư bản được gọi là tích lũy tư bản. Như vậy, thực chất của tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phân giá trị thặng dư thành tư baản, hay là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư.

Nói một cách cụ thể, tích lũy tư bản là tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng mở rộng. Sở dĩ giá trị thặng dư có thể chuyển hóa thành tư bản được là vì giá trị thặng dư đã mang sẵn những yếu tố vật chất của tư bản mới.

Có thể minh họa tích lũy và tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa bằng ví dụ: năm thứ nhất quy mô sản xuất là 80c + 20v + 20m. Giả định 20m không bị nhà tư bản tiêu dùng tất cả cho cá nhân, mà được phân thành 10m dùng để tích lũy và l0m dành cho tiêu dùng cá nhân của nhà tư ban. Phần l0m dùng để tích lũy được phân thành 8c + 2v, khi đó quy mô sản xuất của năm sau sẽ là 88c + 22v + 22m (nếu m’ vẫn như cũ). Như vậy, vào năm thứ hai, quy mô tư bản bất biến và tư bản khả biến đều tăng lên, giá trị thặng dư cũng tăng lên tương ứng.

Ý nghĩa

Nghiên cứu tích lũy và tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa cho phép rút ra những kết luận vạch rõ hơn bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa:

Thứ nhất, nguồn gốc duy nhất của tư bản tích lũy là giá trị thặng dư và tư bản tích lũy chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản. C.Mác nói rằng, tư bản ứng trước chỉ là một giọt nước trong dòng sông của tích lũy mà thôi. Trong quá trình tái sản xuất, lãi (m) cứ đập vào vốn, vốn càng lớn thì lãi càng lớn, do đó lao động của công nhân trong quá khứ lại trở thành phương tiện để bóc lột chính người công nhân.

Thứ hai, quá trình tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hóa biến thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa. Trong sản xuất hàng hóa giản đơn, sự trao đổi giữa những người sản xuất hàng hóa theo nguyên tắc ngang giá về cơ bản không dẫn tới người này chiếm đoạt lao động không công của người kia. Trái lại, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa dẫn đến kết quả là nhà tư bản chẳng những chiếm đoạt một phần lao động của công nhân, mà còn là người sở hữu hợp pháp lao động không công đó. Nhưng điều đó không vi phạm quy luật giá trị.

Động cơ thúc đẩy tích lũy và tái sản xuất mở rộng là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản – quy luật giá trị thặng dư. Để thực hiện mục đích đó, các nhà tư bản không ngừng tích lũy để mở rộng sản xuất, xem đó là phương tiện căn bản để tăng cường bóc lột công nhân làm thuê.

Mặt khác, cạnh tranh buộc các nhà tư bản phải không ngừng làm cho tư bản của mình tăng lên bằng cách tăng nhanh tư bản tích lũy.

Cùng với quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa, quy mô tích lũy tư bản cũng không ngừng tăng lên. Việc xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản phải được chia làm hai trường hợp:

Một là, trường hợp khối lượng giá trị thặng dư không đổi thì quy mô của tích lũy tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư đó thành hai quỹ: quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng của nhà tư bản. Đương nhiên, tỷ lệ quỹ này tăng lên thì tỷ lệ dành cho quỹ kia sẽ giảm đi.

Hai là, nếu tỷ lệ phân chia đó đã được xác định thì quy mô của tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Trong trường hợp này, khối lượng giá trị thặng dư bị phụ thuộc vào những nhân tố sau đây:

–   Trình độ bóc lột sức lao động bằng những biện pháp: tăng cường độ lao động, kéo dài ngày lao động, cắt giảm tiền lương của công nhân. Có nghĩa là thời gian công nhân sáng tạo ra giá trị thì càng được kéo dài ra nhưng chi phí càng được cắt giảm, do vậy khối lượng giá trị thặng dư càng lớn và quy mô của tích lũy tư bản càng lớn.

–    Trình độ năng suất lao động xã hội: năng suất lao động xã hội tăng lên sẽ có thêm những yếu tố vật chất để biến giá trị thặng dư thành tư bản mới, nên giảm tăng quy mô của tích lũy.

–   Sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản đã tiêu dùng

Trong quá trình sản xuất, tư liệu lao động (máy móc, thiết bị) tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của chủng lại chỉ bị khấu hao từng phần. Như vậy là mặc dù đã mất dần giá trị, nhưng trong suốt thời gian hoạt động, máy móc vẫn có tác dụng như khi còn đủ giá trị. Sự hoạt động này của máy móc được xem như là sự phục vụ  không công. Máy móc, thiết bị càng hiện đại, thì sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản đã tiêu dùng càng lớn, do đó, sự phục vụ không công càng lớn, tư bản lợi dụng được những thành tựu của lao động quá khứ càng nhiều, nhờ vậy quy mô của tích lũy tư bản càng lớn.

– Quy mô của tư bản ứng trước

Với trình độ bóc lột không thay đổi thì khối lượng giá trị thặng dư do khối lượng tư bản khả biến quyết định. Do đó quy mô của tư bản ứng trước, nhất là bộ phận tư bản khả biến càng lớn, thì khối lượng giá trị thặng dư bóc lột được càng lớn, tạo điều kiện tăng thêm quy mô của tích lũy tư bản.

**********************************

A, Thực chất và động cơ tích luỹ tư bản:
Thực chất tích luỹ tư bản (Tích luỹ tư bản về mặt chất)
– Đặc trưng của tái sản xuất tư bản chủ nghĩa là tái sản xuất mở rộng tức là quá trình sản xuất năm sau được lắp lại với qui mô tư bản năm sau > năm trước, như vậy muốn tái sản xuất mở rộng thì nhà tư bản phải tích luỹ.
Ví dụ: Qui mô tư bản năm thứ nhất là 5000 (C+V), nếu C/V = 4/1, m’ = 100% thì:
+ Giá trị hàng hoá năm thứ nhất được sản xuất là 4000C+1000V+1000m = 6000
Để tái sản xuất mở rộng thì nhà tư bản không tiêu dùng hết 1000m cho cá nhân mình mà dành một phần để tích luỹ mở rộng sản xuất.
+ Giả sử tỷ lệ tích luỹ là 50% thì 1000m được phân thành 500m1 để tích luỹ, 500m2 để tiêu dùng cho cá nhân nhà tư bản.
Giả sử C/V=4/1 thì 500m1 được phân thành 400C1 (tư bản bất biến phụ thêm) và 100V1 (tư bản khả biến phụ thêm)
Như vậy sang năm thứ hai qui mô tư bản là 4400C + 1100V = 5500
Vậy: Thực chất của tích lũy tư bản là biến một phần m thành tư bản hay tư bản hoá giá trị thặng dư.
– Phân biệt tích luỹ tư bản chủ nghĩa và tích luỹ nguyên thủy tư bản chủ nghĩa:
+ Tích luỹ nguyên thủy tư bản chủ nghĩa thực chất là dùng bạo lực để tước đoạt, tách người lao động ra khỏi tư liệu sản xuất, là tích luỹ phi kinh tế.
+ Tích luỹ tư bản chủ nghĩa là tư bản hoá giá trị thặng dư, là tích luỹ kinh tế
– Qua nghiên cứu thực chất của tích lũy tư bản rút ra nhận xét sau đây:
+ Vạch rõ nguồn gốc tư bản tích là m do lao động công nhân tạo ra
Tích luỹ trong quá trình tái sản xuất mở rộng không ngừng thì tư bản được tích luỹ lại chiếm một tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng tư bản – Tư bản ứng trước chỉ là “một giọt nước trong dòng sông tích luỹ”
+ Quy luật quyền sở hữu của người sản xuất hàng hoá biến thành quyền chiếm đoạt tư bản tư nhân.
B, Các nhân tố ảnh hưởng đến qui mô tích luỹ (tích luỹ xét về mặt lượng)
Nếu tỷ lệ tích luỹ không đổi thì qui mô tích luỹ phụ thuộc và khối lượng m, do đó những nhân tố sau ảnh hưởng đến qui mô tích luỹ:
– Tăng cường bóc lột công nhân bằng cách kéo dài thời gian lao động, tăng cường độ lao động, bớt xén tiền công công nhân để làm tăng khối lượng m
– Tăng năng suất lao động xã hội là tăng những điều kiện vật chất để tích luỹ tư bản
– Mức độ chênh lệch ngày càng lớn giữa tư bản sử dụng (cả hệ thống máy móc thiết bị) với tư bản tiêu dùng (Thực tế khấu hao đi vào sản phẩm) tạo ra một sự phục vụ không công của máy móc thiết bị.
– Khối lượng tư bản ứng trước trong đó trước hết là tư bản khả biến.
a3) Động cơ tích luỹ tư bản chủ nghĩa: Động cơ thúc đẩy tích luỹ tư bản chủ nghĩa là do tác động của các qui luật kinh tế khách quan của chủ nghĩa tư bản.
– Quy luật sản xuất m: Để đạt được mục đích sản xuất ngày càng nhiều m thì từng nhà tư bản không ngừng tích luỹ, nâng cao năng suất lao động, nâng cao m’
– Quy luật cạnh tranh: Để dành lợi thế trong cạnh tranh thì không ngừng phải tích luỹ, mở rộng sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
Lưu ý: ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề trên:
– Lý luận: Vạch rõ thực chất của tích luỹ và nguyên nhân của sự giàu có của tư bản
– Thực tiễn: Trong điều kiện nước ta tích luỹ vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần khai thác sử dụng các nhân tố trên.
C, Quy luật chung của tích luỹ tư bản:
Tích luỹ tư bản gắn liền với các quá trình tích tụ, tập trung tư bản và nâng cao cấu tạo hữu cơ.
Tích tụ và tập trung tư bản:
– Tích tụ tư bản là sự phát triển thêm qui mô tư bản cá biệt bằng cách biến một phần m thành tư bản.
– Tập trung tư bản là sự phát triển thêm qui mô tư bản cá biệt bằng cách sát nhập các tư bản sẵn có trong x• hội.
* Phân biệt giữa tích tụ và tập trung tư bản:
– Giống nhau: Đều tăng qui mô tư bản cá biệt
– Khác nhau:
+ Tích tụ tư bản thì qui mô tư bản cá biệt tăng, tư bản x• hội tăng, tích tụ bản phản ánh mối quan hệ giữa công nhân và nhà tư bản trong xí nghiệp.
+ Tập trung tư bản thì qui mô tư bản cá biệt tăng, tư bản x• hội không đổi, tích tụ bản phản ánh mối quan hệ giữa các nhà tư bản với nhau.
Mối quan hệ giữa tích tụ và tập trung tư bản:
Đó là mối quan hệ tạo điều kiện thúc đẩy lẫn nhau, Tích tụ tư bản làm tăng khả năng cạnh tranh dẫn đến thúc đẩy Tập trung tư bản, tạo điều kiện để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, nâng cao m’ , tạo điều kiện để Tích tụ tư bản
Tích tụ và tập trung tư bản dẫn đến tích tụ tập trung sản xuất, sản xuất qui mô lớn ra đời, quá trình này diễn ra thông qua cạnh tranh, trong đó tín dụng giữ vai trò đòn bẩy để thúc đẩy tập trung sản xuất.
Cấu tạo hữu cơ:
Tích luỹ tư bản không những làm tăng qui mô tư bản mà còn làm thay đổi cấu tạo tư bản. Cấu tạo tư bản được xem xét trên hai mặt:
– Cấu tạo kỹ thuật
– Cấu tạo giá trị
Cấu tạo kỹ thuật là quan hệ tỷ lệ giữa khối lượng tư liệu sản xuất và số lượng công nhân vận dụng tư liệu sản xuất đó (Chỉ tiêu xác định là kw/công nhân)
Cấu tạo giá trị là quan hệ tỷ lệ giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến.
Giữa cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị có mối quan hệ với nhau, phản ánh quan hệ này bằng cấu tạo hữu cơ.
Cấu tạo hữu cơ là cấu tạo giá trị phản ánh tình trạng cấu tạo kỹ thuật, do cấu tạo kỹ thuật quyết định (ký hiệu C/V):
– C/V tăng thì về lượng tuyệt đối C tăng nhanh hơn V, về lượng tương đối (tỷ trọng) C/(C+V) tăng còn V/(C+V) giảm
– V/(C+V) giảm tức là tư bản khả biến thừa ra một cách tương đối so với tổng tư bản tăng lên. Đây là nguyên nhân dẫn đến nạn nhân khẩu thừa (thất nghiệp), tư bản khả biến thừa ra so với nhu cầu của tư bản chứ không phải so với nhu cầu của xã hội.
Quy luật của tích luỹ tư bản và xu hướng lịch sử của chủ nghĩa tư bản:
Quá trình tích luỹ tư bản ngày càng làm tăng thêm tính gay gắt của mẫu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản, đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất xã hội hoá với chế độ chiếm hữu tư bản tư nhân tư bản chủ nghĩa, mâu thuẫn trên biểu hiện về mặt giai cấp là mẫu thuẫn giữa giai cấp vô sản đại biểu cho lực lượng sản xuất và giai cấp tư sản đại biểu cho quan hệ sản xuất thống trị.
Mâu thuẫn giai cấp tất yếu dẫn đến đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội nỗ ra, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phải được thay thế bằng một quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với lực lượng sản xuất xã hội hoá đó là quan hệ sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
Nó khẳng định địa vị lịch sử của chủ nghĩa tư bản.

Câu 6. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản hiện nay.

  1. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC.

CNTB độc quyền nhà nước là một nấc thang mới trong giai đoạn phát triển CNTB độc quyền và là một loại độc quyền mới hỗn hợp giữa nhà nước và tư nhân (cũng có nghĩa rằng nó không phải là một giai đoạn mới của chủ nghĩa tư bản, và càng không phải là giai đoạn nằm ngoài phương thức sản xuất chủ nghĩa tư bản). Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước không những không phủ định các tổ chức độc quyền tư nhân, trái lại nó cũng tồn tại hỗ trợ và thúc đẩy các tổ chức độc quyền tư nhân phát triển. Đồng thời, nó trở thành hình thức phát triển cao hơn trong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản, làm cho chủ nghĩa tư bản độc quyền có những đặc trưng mới.

  1. Bản chất của CNTB độc quyền nhà nước và nguyên nhân ra đời
  2. Bản chất của CNTB độc quyền nhà nước
  3. Khái niệm

Chúng ta có thể thấy rằng nếu như trong giai đoạn TDCT (tự do cạnh tranh), Nhà nước đóng vai trò là kẻ canh gác tài sản cho giai cấp TS, bảo vệ các điều kiện chung bên ngoài của PTSX TBCN còn quá trình sản xuất TBCN vận động dưới sự chi phối của các quy luật KT thì đến giai đoạn độc quyền Nhà nước, Nhà nước dần can thiệp sâu vào quá trình KT. Nhà nước trực tiếp tham gia vào việc điều tiết sản xuất và phân phối, Nhà nước lúc này không còn hoàn toàn là của giai cấp TS nữa mà chủ yếu là của bọn TB độc quyền. Vậy CNTB ĐQNN là sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào quá trình KT.

Hơn nữa, để nhằm điều chỉnh được nền kinh tế từ một trung tâm, Nhà nước phối hợp với các tổ chức độc quyền thành một thể thống nhất có đầy đủ sức mạnh kinh tế, chính trị chi phối tất cả. Do đó CNTB ĐQNN là sự dung hợp giữa Nhà nước TS và các tổ chức độc quyền.

Trong giai đoạn TDCT, Nhà nước có tính độc lập tương đối với các cơ sở kinh tế bởi Nhà nước ít can thiệp vào kinh tế. Nhưng đến giai đoạn này Nhà nước ngày càng phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền, điều này do sự thống trị của các tổ chức độc quyền quyết định.

CNTB độc quyền nhà nước là sự kết hợp hay hợp sức mạnh của các tổ chức ĐQ tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư sản thành một thể chế thống nhất nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho CNTB.

  1. Bản chất

– CNTBĐQ Nhà nước là nấc thang phát triển mới của CNTBĐQ trong phương thức SX TBCN. Nó là sự thống nhất của ba quá trình gắn bó chặt chẽ với nhau:           + Tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền

                + Mở rộng vai trò kinh tế của nhà nước tư sản

                + Kết hợp sức mạnh của độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước trong một cơ chế thống nhất, trong đó bộ máy nhà nước phụ thuộc vào các bộ máy độc quyền.

– Trong thời đại TB tài chính thống trị, bọn đầu sỏ tài chính dùng một hệ thống các mối dây liên hệ, lệ thuộc bao quát hết thảy các cơ quan KT, CT. Theo V.I.Lênin, đó là “biểu hiện rõ rệt nhất của sự độc quyền”[3].

– Cũng cần nhấn mạnh rằng, trong cơ cấu của CNTBĐQ nhà nước, Nhà nước đã trở thành một tập thể TB khổng lồ. Nó cũng là chủ sở hữu những xí nghiệp và doanh nghiệp, cũng tiến hành kinh doanh và bóc lột lao động làm thuê như một nhà TB thông thường. Song, điểm khác biệt ở chỗ, ngoài chức năng một nhà TB thông thường, nhà nước còn có chức năng chính trị,  và các công cụ trấn áp XH như quân đội, cảnh sát, nhà tù. Do vậy, mối quan hệ XH của nó đã có sự biến đổi, không chỉ quan hệ chính trị, bạo lực mà còn cả quan hệ kinh tế.

– Nhà nước TBĐQ là Nhà nước của các nhà TB, là nhà TB tập thể lý tưởng. Nhà nước ấy càng chuyển nhiều L2SX thành tài sản của nó bao nhiêu thì nó lại càng biến thành nhà tư bản tập thể thực sự bấy nhiêu.

Như vậy, CNTBĐQ nhà nước là một quan hệ KT – XH, quan hệ giai cấp chứ không phải chỉ là chính sách của nhà nước tư sản trong giai đoạn độc quyền thống trị.

– Trong giai đoạn CNTB ĐQ, vai trò của nhà nước tư sản đã có sự biến đổi. Nhà nước trực tiếp can thiệp vào quá trình TSX XH làm cho nền KTQD vừa chịa sự tác động tự phát của quy luật thị trường, vừa chịu sự điều tiết của nhà nước. Sự điều tiết này bao trùm tất cả các khâu sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng và được thực hiện chủ yếu bằng các biện pháp kinh tế, nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định.

Sự can thiệp của nhà nước vào quá trình KT không phải là điều mới mẻ. Ngay trong xã hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến, nhà nước đã là người sở hữu ruộng đất và bất động sản lớn nhất, đồng thời nó dùng quyền lực tối cao của mình chi phối quá trình kinh tế. Song, những biện pháp trước đây chủ yếu là dựa vào bạo lực và theo lối cưỡng bức siêu kinh tế.

Tóm lại, CNTBĐQ nhà nước là hình thức vận động mới của QHSX TBCN trước sự phát triển mạnh mẽ của L2SX cả về trình độ và tính chất xã hội hoá nhằm duy trì sự tồn tại của CNTB, làm cho CNTB thích nghi với những điều kiện lịch sử mới. Đó là bản chất của CNTBĐQ nhà nước.

  1. Nguyên nhân hình thành CNTBĐQ nhà nước

CNTBĐQ nhà nước là nấc thang vận động mới tất yếu của độc quyền. Nó ra đời đầu tiên ở Cộng hòa liên bang Đức trước Chiến tranh TG I. Sau thời kỳ đó nó dường như là sản phẩm chuẩn bị cho chiến tranh đế quốc. Sau chiến tranh thế giới II nó xuất hiện phổ biến ở tất cả các nước TBCN do những nguyên nhân chủ yếu dưới đây:

– Một là, tích tụ và tập trung TB ngày càng lớn thì tích tụ và tập trung SX càng cao, do đó, đẻ ra những cơ cấu kinh tế to lớn, đòi hỏi một sự điều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối, một sự kế hoạch hoá tập trung từ một trung tâm. Nói cách khác, sự phát triển hơn nữa của trình độ xã hội hóa L2SX đã dẫn đến yêu cầu khách quan là nhà nước phải đại biểu cho toàn xã hội quản lý nền sản xuất. L2SX đạt trình độ xã hội hoá ngày càng cao càng mâu thuẫn gay gắt với hình thức chiếm hữu TB tư nhân, do đó tất yếu đòi hỏi một hình thức mới của QHSX TBCN cao hơn QHSX dưới sự thống trị của độc quyền tư nhân để L2SX có thể tiếp tục phát triển trong điều kiện còn sự thống trị của CNTB. Hình thức mới đó là CNTBĐQ nhà nước.

– Hai là, sự phát triển của PC LĐXH đã làm xuất hiện một số ngành mà các tổ chức độc quyền TB tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh, vì đòi hỏi một tầm nhìn chiến lược cao, vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận, nhất là các ngành thuộc kết cấu hạ tầng như năng lượng, vận tải, bảo vệ môi trường, giáo dục, nghiên cứu khoa học cơ bản. Vì vậy, đòi hỏi nhà nước phải đứng ra đảm nhận và dùng vốn ngân sách để đầu tư vào các ngành đó.

– Ba là, sự thống trị của độc quyền làm sâu sắc hơn mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà nước phải có những chính sách để tạm thời làm dịu những mâu thuẫn đó, như trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, chống lạm phát, phát triển phúc lợi XH.

– Bốn là, cùng với xu hướng quốc tế hoá đời sống KT, sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia vấp phải những hàng rào dân tộc và xung đột lợi ích với các đối thủ trên thị trường TGiới. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự điều tiết các quan hệ KT, trong đó không thể thiếu vai trò nhà nước.

Ngoài ra, việc thi hành chủ nghĩa thực dân mới, cuộc đấu tranh chống CNXH và thích ứng với sự tác động của các cuộc CMKH – CNghệ… cũng đòi hỏi sự can thiệp trực tiếp của nhà nước, thêm vào đó là chiến tranh đế quốc cũng đã thúc đẩy quá trình chuyển biến CNTBĐQ sang CNTBĐQ nhà nước.

Câu 7. Tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam.

– Tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được lý giải từ các căn cứ sau đây:

Một là, bất kỳ quá trình chuyển biến từ một xã hội này lên một xã hội khác đều nhất định phải trải qua một hời kỳ gọi là thời kỳ quá độ. Đó là thời kỹ còn có sự đan xen lẫn nhau giữa các yếu tố mới và cũ trong cuộc đấu tranh với nhau. Có thể nói đây là thời kỳ của cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa cái cũ và cái mới mà nói chung theo tính tất yếu phát triển lịch sử thì cái mới thường chiến thắng cái cũ, cái lạc hậu. Từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội không là ngoại lệ lịch sử. Hơn nữa, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là một bước nhảy lớn và căn bản về chất so với các quá trình thay thế từ xã hội cũ lên xã hội mới đã từng diễn ra trong lịch sử thì thời kỳ quá độ lại càng là một tất yếu, thậm chí có thể kéo dài. Nhất là đối với những nước còn ở trình độ tiền tư bản thực hiện thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì “những cơn đau đẻ” này còn có thể rất dài với nhiều bước quanh co.

Hai là, sự ra đời của một xã hội mới bao giờ cũng có những sự kế thừa nhất định từ những nhân tố do xã hội cũ tạo ra. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là sự kế thừa đối với chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là trên phương diện kế thừa cơ sở vật chất kỹ thuật đã được tạo ra bởi sự phát triển của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội mặc dù cũng là nền sản xuất đại công nghiệp nhưng đó là nền sản xuất đại công nghiệp xã hội chủ nghĩa chứ không phải là nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Do đó nó cũng cần phải có thời kỳ quá độ của bước cải tạo, kế thừa và tái cấu trúc nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa.

Đối với những nước chưa từng trải qua quá trình công nghiệp hóa tiến lên chủ nghĩa xã hội, thời kỳ quá độ cho việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội càng có thể kéo dài với nhiệm vụ trọng tâm của nó là tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Đó là một nhiệm vụ vô cùng to lớn và đầy khó khăn, không thể “đốt cháy giai đoạn” được.

Ba là, các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy sinh trong lòng chủ nghĩa tư bản, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, dù đã ở trình độ cao cũng chỉ có thể tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành các quan hệ xã hội mới xã hội chủ nghĩa, đo vậy cũng cần phải có thời gian nhất định để xây dựng và phát triển những quan hệ đó.

Bốn là, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công việc mới mẻ, khó khăn và phức tạp. Với tư cách là người chủ của xã hội mới, giai cấp công nhân và nhân dân lao động không thể ngay lập tức có thể đảm đương được công việc ấy, nó cần phải có thời gian nhất dịnh.

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở các nước có trình độ phát triển kinh tế – xã hội khác nhau có thể diễn ra khoảng thời gian dài, ngắn khác nhau. Đối với những nước đã trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển ở trình độ cao khi tiến lên chủ nghĩa xã hội thì thời kỳ quá độ có thể tương đối ngắn. Những nước đã trải qua giai đoạn phát triển chĩ nghĩa tư bản ở trình độ trung bình, đặc biệt là những nước còn ở trình độ phát triển tiền tư bản, có nền kinh tế lạc hậu thì thời kỳ quá độ thường kéo dài với rất nhiều khó khăn, phức tạp.

– Những đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội:

Đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá dộ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn tại những yếu tố của xã hội cũ bên cạnh những nhân tố mới của chủ nghĩa xã hội trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội.

+ Trên lĩnh vực kinh tế:

Thời kỳ quá độ là thời kỳ tất yếu còn tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần trong một hệ thống kinh tế quốc dân thông nhất. Đây là bước quá độ trung gian tất yếu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, không thể dùng ý chí để xóa bỏ ngay kết cấu nhiều thành phần của nền kinh tế, nhất là đối với những nước còn ở trình độ chưa trải qua sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được xác lập trên cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất với những hình thức tổ chức kinh tế đa dạng, đan xen hỗn hợp và tương ứng với nó là những hình thức phân phối khác nhau, trong đó hình thức phân phối theo lao động tất yếu ngày càng giữ vai trò là hình thức phân phối chủ đạo.

+ Trên lĩnh vực chính trị:

Do kết cấu kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đa dạng, phức tạp, nên kết cấu giai cấp của xã hội trong thời kỳ này cũng đa dạng phức tạp. Nói chung, thời kỳ này thường bao gồm: giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức, những người sản xuất nhỏ, tầng lớp tư sản và một số tầng lớp xã hội khác tuỳ theo từng điều kiện cụ thể của mỗi nước. Các giai cấp, tầng lớp này vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau.

+ Trên lĩnh vực tư tưởng – văn hoá:

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng và văn hoá khác nhau. Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa còn tồn tại tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, tâm lý tiểu nông, V.V.. Theo V.I. Lênin, tính tự phát tiểu tư sản là “kẻ thù giấu mặt hết sức nguy hiểm, nguy hiểm hơn so với nhiều bọn phản cách mạng công khai”. Trên lĩnh vực văn hoá cũng tồn tại các yếu tố văn hoá cũ và mới, chúng thường xuyên đấu tranh với nhau.

Thực chất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản đã bị đánh bại không còn là giai cấp thống trị và những thế lực chống phá chủ nghĩa xã hội với giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong điều kiện mới là giai cấp công nhân đã nắm được chính quyền nhà nước, quản lý tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Cuộc đấu tranh giai cấp với những nội dung, hình thức mới, diễn ra trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng – văn hóa, bằng tuyên truyền vận động là chủ yếu, bằng hành chính và luật pháp.

–     Nội dung kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

+ Trong lĩnh vực kinh tế:

Nội dung cơ bản trên lĩnh vực kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thực hiện việc sáp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất hiện có của xã hội; cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới theo hướng tạo ra sự phát triển cân đối của nền kinh tế, bảo đảm phục vụ ngày càng tốt đời sống nhân dân lao động.

Việc sắp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất của xã hội nhất định không thể theo ý muốn nóng vội chủ quan mà phải tuân theo tính tất yếu khách quan của các quy luật kinh tế, đặc biệt là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Đối với những nước chưa trải qua quá trình công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa, tất yếu phải tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nhằm tạo ra được cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đối với những nước này, nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ phải là tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa diễn ra ở các nước khác nhau với những điều kiện lịch sử khác nhau có thể được tiến hành với những nội dung cụ thể và hình thức, bước đi khác nhau. Đó cũng là quán triệt quan điểm lịch sử – cụ thể trong việc xác định những nội dung, hình thức và bước đi trong tiến trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

+ Trong lĩnh vực chính trị:

Nội dung cơ bản trong lĩnh vực chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tiến hành cuộc đấu tranh chống lại những thế lực thù địch, chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; tiến hành xây dựng, củng cố nhà nước và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh, bảo đảm quvền làm chủ trong hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nhân dân lao động: xây dựng các tổ chức chính trị – xã hội thực sự là nơi thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động; xây dựng Đảng Cộng sản ngày càng trong sạch, vững mạnh ngang tầm với các nhiệm vụ của mỗi thời kỳ lịch sử.

+ Trong lĩnh vực tư tưởng – văn hoá:

Nội dung cơ bản trong lĩnh vực tư tưởng – văn hóa của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là: thực hiện tuyên truyền phổ biến những tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân trong toàn xã hội; khắc phục những tư tưởng và tâm lý có ảnh hưởng tiêu cực đối với tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa, tiếp thu giá trị tinh hoa của các nền văn hóa trên thế giới.

+ Trong lĩnh vực xã hội:

Nội dung cơ bản trong lĩnh vực xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là phải thực hiện việc khắc phục những tệ nạn xã hội do xã hội cũ để lại; từng bước khắc phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, các tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng xã hội; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người theo mục tiêu lý tưởng tự do của người này là điều kiện, tiền đề cho sự tự do của người khác.

Tóm lại, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một thời kỹ lịch sử tất yếu trên con đường phát triển của hình chái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đó là thời kỳ lịch sử có đặc điểm riêng với những nội dung kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội đặc thù mà giai đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa trên con đường phát triển của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa chỉ có thể có được trên cơ sở hoàn thành các nội dung đó.

Câu 8. Những nội dung cơ bản về vấn đề thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quá độ luôn luôn vận động, phát triển trong mối quan hệ, tác động qua lại, đan xen trong cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất, trên cơ sở vừa hợp tác, bổ sung cho nhau, vừa cạnh tranh với nhau trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và bình đẳng trước pháp luật. Trong quá trình vận động, phát triển các thành phần kinh tế phải được cải biến dựa vào những tiền đề khách quan:

Thứ nhất, xuất phát từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội và yêu cầu xã hội hóa sản xuất trên thực tế.

Thứ hai, xuất phát từ đặc điểm, tính chất của từng ngành nghề mà xác định tỷ trọng, quy mô, cơ cấu các thành phần kinh tế cho phù hợp.

Thứ ba, xuất phát từ khả năng tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước xã hội chủ nghĩa và đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế.

Vấn đề không phải là xóa bỏ hay ưu tiên thành phần kinh tế này hay thành phần kinh tế khác, mà điều quan trọng là phải nắm vững bản chất, vai trò của từng thành phần và sử dụng chúng đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Mỗi thành phần kinh tế có bản chất và những quy luật hoạt động riêng, dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất, có khả năng tái sản xuất một cách tương đối độc lập lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tương ứng. Khả năng tái sản xuất là điều kiện tồn tại và vận động của mỗi thành phần kinh tế. Chính xu hướng mở rộng hay thu hẹp khả năng tái sản xuất quy định vai trò và triển vọng của mỗi thành phần kinh tế trong nền sản xuất xã hội. Tuy nhiên, các thành phần kinh tế không tồn tại một cách biệt lập, mà có mối quan hệ và tác động qua lại, đan xen. Để bảo đảm nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong quá trình vận động vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác, thành phần kinh tế nhà nước phải tự vươn lên, làm sao để cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng cho nền kinh tế quốc dân.

Kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước và các yếu tố thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện, như đất đai, rừng, biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên, của cải, tài sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước, lực lượng dự trữ, kể cả một phần vốn của Nhà nước đưa vào các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Nghĩa là, hệ thống kinh tế nhà nước gồm hai bộ phận cấu thành: doanh nghiệp nhà nước và kinh tế nhà nước phi doanh nghiệp (đất đai, rừng, biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên, của cải, tài sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước, các quỹ quốc gia). Thành phần kinh tế không chỉ bao hàm giác độ sở hữu mà còn bao hàm sức mạnh tổ chức, sức mạnh hợp tác của các tổ chức kinh tế hoạt động dựa trên một chế độ sở hữu nhất định. Thành phần kinh tế nhà nước không chỉ bao hàm doanh nghiệp nhà nước, mà còn bao hàm sức mạnh kinh tế đứng đằng sau các chính sách và hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước, bao hàm khả năng tổ chức và hoạch định chính sách đúng đắn của Nhà nước, bao hàm sự gắn kết hợp lý của hệ thống doanh nghiệp nhà nước, tài chính nhà nước, luật pháp và hiệu lực quản lý của Nhà nước. Quan niệm như vậy về thành phần kinh tế nhà nước mang tính tổng hợp hơn so với quan niệm truyền thống.

Kinh tế nhà nước cần và có thể giữ vai trò chủ đạo vì những lý do sau đây:

Thứ nhất, kinh tế nhà nước chủ yếu dựa trên chế độ sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện về tư liệu sản xuất, vốn…, là chế độ sở hữu phù hợp với xu hướng xã hội hóa của lực lượng sản xuất. Ở đây, cần phân biệt hình thức sở hữu và chủ sở hữu. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân.

Thứ hai, kinh tế nhà nước nắm giữ những vị trí then chốt, yết hầu, xương sống của nền kinh tế, do đó có khả năng, có điều kiện chi phối hoạt động của các thành phần kinh tế khác, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba, kinh tế nhà nước là lực lượng bảo đảm cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế quốc dân; là lực lượng có khả năng can thiệp, điều tiết, hướng dẫn, giúp đỡ và liên kết, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển.

Thứ tư, kinh tế nhà nước có thể tác động tới các thành phần kinh tế khác không chỉ bằng các công cụ và đòn bẩy kinh tế, mà còn bằng cách gián tiếp, thông qua những thiết chế và hoạt động của kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa.

Thứ năm, kinh tế nhà nước dẫn đầu trong việc ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại, tiên tiến; do đó nó có nhịp độ phát triển nhanh, đóng góp phần lớn cho ngân sách nhà nước và tự tích tụ để có thể không ngừng tái sản xuất mở rộng.

Thứ sáu, kinh tế nhà nước là lực lượng nòng cốt hình thành các trung tâm kinh tế, đô thị mới; là lực lượng có khả năng đầu tư vào những lĩnh vực có vị trí quan trọng sống còn, nhưng đòi hỏi vốn lớn mà thời gian thu hồi vốn lại chậm…

Thứ bảy, thời gian qua có một số doanh nghiệp nhà nước, một số tập đoàn, tổng công ty làm thất thoát một lượng tài sản lớn của đất nước, của dân. Điều đó không phải là lỗi vốn có của bản thân doanh nghiệp nhà nước, càng không phải lỗi của thành phần kinh tế nhà nước, mà đó là hệ quả của sự yếu kém kéo dài trong quản lý kinh tế cả ở cấp vĩ mô và vi mô. Nếu khắc phục được sự yếu kém này và đưa kinh tế nhà nước trở lại đúng vị trí của nó trong nền kinh tế, thì tình hình đã khác.

Nhà nước phải có tiềm lực tài chính lớn, có nghĩa là vai trò của kinh tế nhà nước không giảm đi, ngược lại có thể tăng lên; doanh nghiệp nhà nước phải được tái cơ cấu nhanh và chuyển sang các hình thức hoạt động hiệu quả để có thể tồn tại và đem lại cho Nhà nước một công cụ định hướng, điều tiết tốt. Để làm được như vậy, Đảng ta chỉ rõ, phải “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty. Sớm hoàn thiện thể chế quản lý hoạt động của các tập đoàn, các tổng công ty nhà nước. Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh, đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối;

Bộ máy nhà nước phải thích ứng với vai trò mới theo hướng:

– Nhà nước tập trung làm tốt các chức năng vĩ mô, như định hướng bằng các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, cơ chế, chính sách có chất lượng trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường; tạo môi trường để các chủ thể phát huy tối đa các nguồn lực; hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội; bảo đảm tính bền vững và tích cực của các cân đối vĩ mô…

– Nhà nước tác động đến thị trường chủ yếu thông qua cơ chế, chính sách và các công cụ kinh tế;

– Thực hiện quản lý nhà nước bằng hệ thống pháp luật, giảm tối đa sự can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trường và doanh nghiệp;

– Tách chức năng quản lý hành chính của Nhà nước khỏi chức năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, xóa bỏ “chế độ chủ quản”;

– Tách hệ thống hành chính khỏi hệ thống cơ quan sự nghiệp.

Tóm lại, quan điểm của Đảng ta về kinh tế nhà nước vừa là sự kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, vừa phát triển lên một mức cao hơn và giải thích rõ hơn các nội dung liên quan đến kinh tế nhà nước, như mối quan hệ của nó với thành phần kinh tế khác; kết cấu của kinh tế nhà nước; vai trò và nội dung chủ đạo của kinh tế nhà nước; phương thức hoạt động của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường hội nhập và quan hệ giữa nhà nước kinh tế và nhà nước chính trị… Những điểm phát triển này tạo cơ sở lý luận và nhận thức đúng đắn cho các đảng viên, nhất là các đảng viên giữ vai trò lãnh đạo, quản lý trong thành phần kinh tế nhà nước. Song, có thể nhận thấy, thực tiễn vận hành kinh tế nhà nước sẽ còn đặt ra nhiều yêu cầu đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện về lý luận.

PHẦN 3: NỘI DUNG THẢO LUẬN PHẦN HỌC: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHŨ NGHĨA MÁC-LÊNIN (Lần 3)

1) Phân tích những điều kiện khách quan và chủ quan của sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân? Liên hệ sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân Việt nam hiện nay?
2) Phân tích quan điểm của Đảng: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”?
3) Phân tích quan điểm của Lênin: “Dân chủ vô sản so với bất cứ chế độ dân chủ tư sản nào tiến bộ nhất cũng dân chủ hơn gấp triệu lần”? Liên hệ nền dân chủ ở nước ta hiện nay?
4) Phân tích tính tất yếu và tầm quan trọng của liên minh Công- Nông- Trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay?

Câu 1: Phân tích những điều kiện khách quan và chủ quan của sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân? Liên hệ sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân Việt nam hiện nay?

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là phạm trù cơ bản nhất, xuất sắc nhất của CNXH khoa học. Phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một trong những cống hiến vĩ đại nhất của Chủ nghĩa Mác. Trước sự khủng hoảng và sụp đổ của CNXH ở Đông Âu và Liên Xô, nhiều người đã bộc lộ sự dao động và hoài nghi về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Các phần tử cơ hội, xét lại và các thế lực thù địch đã lợi dung để tuyên truyền nhằm phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhận và chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, vấn đề khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân vẫn giữ nguyên giá trị trong thời đại hiện nay đang đặt ra một cách bức thiết trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Khẳng định vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hiểu rõ ý nghĩa và nội dung căn bản cụ thể của giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn mới – giai đoạn phải thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

I. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là gì?
Sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của gccn là tổ chức lãnh đạo xã hội thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng Sản để đấu tranh giải phóng mình và giải phóng toàn xã hội khỏi ách áp bức, bất công, xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

II. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:

Chủ nghĩa Mác Lênin xác định giai cấp công nhân chính là giai cấp có sứ mệnh lịch sử hết sức to lớn là xoá bỏ chế độ bóc lột TBCN, thực hiện sự chuyển biến cách mạng từ XH TBCN lên xã hội XHCN và Cộng sản chủ nghĩa.Theo Mác và Ăngghen, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không phải do ý muốn chủ quan của giai cấp công nhân hoặc do sự áp đặt của các nhà tư tưởng mà do những điều kiện khách quan quy định.
Trước hết đó là do địa vị kinh tế xã hội của giai cấp công nhân quy định nên sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

+ CNTB ra đời đánh dấu một bước tiến vĩ đại và phát triển của lực lượng sản xuất. Sự ra đời của nền đại công nghiệp, một mặt tạo ra cơ sở vật chất, mặt khác sản sinh ra giai cấp công nhân, lực lượng xã hội đại diện cho lực lượng sản xuất mới, lực lượng sản suất hiện đại, tiên tiến.

Giai cấp công nhân xét về nguồn gốc ra đời là con của nền đại công nghiệp, sinh ra và phát triển theo đà phát triển của kỹ thuật và công nghiệp, họ chỉ trở thành một giai cấp ổn định khi sản xuất đại công nghiệp đã thay thế về cơ bản nền sản xuất thủ công.

Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của giai cấp công nhân, lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hóa ngày càng cao, trong khi đó quan hệ sản xuất TBCN lại dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Chính điều đó đã tạo ra mâu thuẫn cơ bản trong lòng XHTB và được biểu hiện ra ngoài bằng mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp công nhân – đại diện cho lực lượng sản xuất mới – với giai cấp tư sản – đại diện cho quan hệ sản xuất lỗi thời.

+ Theo quy luật khách quan, quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Một khi quan hệ sản xuất không phù hợp với lực lượng sản xuất sẽ xảy ra xung đột gay gắt trong xã hội, lúc đó giai cấp tiên tiến trong xã hội – đại diện cho lực lượng sản xuất mới – sẽ lãnh đạo cuộc đấu tranh lật đổ giai cấp thống trị, thiết lập quan hệ sản xuất mới, phù hợp với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất, tạo nên phương thức sản xuất mới, tiến bộ hơn phương thức sản xuất cũ bị thay thế. Khi ấy hình thái kinh tế xã hội cũ sẽ thay đổi bằng hình thái kinh tế – xã hội mới cao, tiến bộ hơn: đó là quy luật phát triển cơ bản của xã hội loài người đã được lịch sử chứng minh, không một học thuyết nào bác bỏ được

Giai cấp công nhân là giai cấp có khả năng giải quyết mâu thuẩn phương thức sản xuất TBCN

– Với mâu thuẫn trong xã hội tư bản, sớm hay muộn người đại diện cho lực lượng sản xuất mới sẽ lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh lật đổ giai cấp tư sản – đại diện cho quan hệ sản xuất lỗi thời – thiết lập quan hệ sản xuất mới, mở đường cho lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Giai cấp công nhân là lực lượng sản xuất tiên tiến, cơ bản nhất của phương thức sản xuất TBCN,vì vậy nó sẽ là người quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất TBCN, hình thành phương thức sản xuất mới: phương thức sản xuất Cộng sản chủ nghĩa, nền tảng cho xã hội CSCN ra đời

– Mặt khác, trong xã hội tư bản, giai cấp công nhân luôn luôn phát triển ngày càng đông về số lượng và tăng về chất lượng cùng với sự phát triển không ngừng của công nghiệp và quá trình CNH-HĐH nền kinh tế.

Về số lượng:
Theo thống kê của tổ chức lao động quốc tế
Năm 1950 thế giới có 290 triệu công nhân
1990 615
1998 800
2010 1,2 Tỷ công nhân
2012
2014
Về chất lượng:
Chất lượng công nhân được nâng lên cao, từ lao động bằng tay chân – giản đơn sang lao động bằng máy móc – trí óc – lao động bằng chất sám. Lao động ngày nay phát triển với trình độ tự động hóa cao kết hợp với sử dụng trang thiết bị khoa học kỷ thuật hiện đại. Đội ngũ công nhân trí thức ngày càng đông có bằng cấp và học vị cao ( sưu tầm số liệu )

Cùng với sự phát triển nhanh của khoa học-công nghệ, trình độ người lao động nói chung cũng được nâng lên đáng kể. Thể hiện ngay ở nước ta nhưng năm gần đây trình độ học vấn của công nhân đã tăng nhanh. Nếu như năm 1986 ta có khoảng 40% công nhân có văn hoá cấp PTTH thì đến nay số lượng đó là 70%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2005 chỉ 26%, năm 2006 khoảng 31%.

Ở các nước tư bản phát triển phần lớn công nhân có trình độ lành nghề. Chỉ có khoảng 10 % công nhân có trình độ thấp và không lành nghề.

Cơ cấu công nhân lao động ở các khu vực:
Nước Ngành nông lâm nghiệp Khai thác chế tạo dịch vụ, công nghệ cao
Mỹ 3% 28% 71%
Nhật 7% 34% 59%
Đức 4% 38% 58%
Anh 2% 29% 69%
Pháp 5% 29% 66%
Tuy nhiên, sự phát triển của giai cấp công nhân cũng đồng thời dẫn đến sự gia tăng mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản tất yếu dẫn đến cách mạng xã hội nhằm xóa bỏ CNTB, hình thành xã hội mới, xã hội XHCN và CSCN. Hiện nay, giai cấp tư sản đã và đang tìm mọi cách để điều chỉnh các quan hệ TBCN nhằm cứu vãn chế độ thống trị của giai cấp mình và trên thực tế giai cấp tư sản đã đạt được một số thành tựu và kết quả nào đấy nhưng vẫn không khắc phục được mâu thuẫn cơ bản của XHTB, vẫn phải thường xuyên đối đầu với các cuộc khủng hoảng nặng nề với nhiều cơn suy thoái và nạn thất nghiệp thường xuyên không tránh khỏi của hàng chục triệu người, những khoảng nợ công chồng chất. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân tuy đang đứng trước những thử thách hết sức nặng nề nhưng bức tranh toàn cảnh của sự phát triển lực lượng sản xuất thế giới vẫn đang chuẩn bị những tiền đề khách quan cho giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, dù có trãi qua những bước thăng trầm, quanh co nhưng nó vẫn tiếp tục diễn ra theo quy luật khách quan của lịch sử.

Do yêu cầu phát triển của thời đại: Nhu cầu phát triển nhanh nhân bản và bền vững của thế giới hiện đại cũng là điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

CNTB phát triển không bền vững ngày càng de dọa đến loài người : nguồn tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nghiêm trọng.

Mục tiêu cuối cùng của CNTB là lợi nhuận nên chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì càng nảy sinh ra những vấn đề bất ổn về xã hội , phát triển bất chấp hậu quả…

VD : Kinh doanh ma túy, mua bán nội tạng con người…
Đến nay địa vị nầy còn phù hợp không ? Còn Vì :

Vẫn còn là lực lượng sản xuất hàng đầu:
Ngày nay giai cấp công nhân phát triển ngày càng đông về số lượng và tăng về chất lượng:

Chất lượng về chính: bản lĩnh chính trị của giai cấp công nhân, có năng lực đề ra chính sách, tổ chức thực hiện , quy động được lực lượng..
Có còn là đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến:
III Liên hệ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam?
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời khi nước ta đang ở thời kỳ thuộc địa nửa phong kiến có nhiều có nhiều hạn chế yếu kém nhưng vẫn là lực lượng tiên tiến ở Việt Nam. Vừa ra đời đã nhận lấy sứ mệnh vĩ đại.
Nội dung sứ mệnh lịch sử giai cấp VN
+ Xóa bỏ chế độ thuộc địa, thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
+ Thông qua đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, lãnh đạo đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Phát triễn đất nước cùng với việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
+ Là lực lượng đi đầu trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển đội ngũ trí thức. GCCN là nồng cốt của liên minh công – nông – trí thức hiện nay.
+ GCCN VN có những điểm mạnh cơ bản và nhiều hạn chế yếu kém. về số lượng giai cấp công nhân còn ít , tỷ lệ cơ cấu công nhân trong dân cư quá thấp. Về chất lượng, giai cấp công nhân còn nhiều mặt hạn chế, biểu hiện ở sự giác ngộ về sứ mệnh lịch sử, vai trò, trách nhiệm của giai cấp còn yếu do trình độ nhận thức lý luận kém,. Một bộ phận công nhân chạy theo lối sống thực dụng, ít tha thiết chính trị.
Trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật còn thấp và bất cập so với yêu cầu thực tiễn, công nhân lành nghề ít, trình độ quản lý nhà nước, quản lý xã hội, đặc biệt quản lý kinh tế còn non kém. Ngoài ra công nhân Việt Nam còn có tính tổ chức kỷ luật chưa cao, mang nặng tâm lý tác phong, tập quán, lối sống của người nông dân sản xuất nhỏ, tiểu tư sản và còn bị ảnh hưởng của tàn dư thực dân phong kiến.
– Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh ( Nghị quyết TW6 năm 2008).
Hội nghị Ban chấp hành TW khóa X xác định mục tiêu xây dựng giai cấp công nhân VN đến năm 2012:
+ Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng; yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa dân tộc;
+ Nhạy bén và vững vàng trước những phức tạp của tình hình thế giới và những biến đổi của tình hình đất nước; có tinh thần đoàn kết dân tộc và hợp tác quốc tế;
+ Xứng đáng là giai cấp lãnh đạo cách mạng thộng qua đội tiền phong là đảng cộng sản vn, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước;
+ Là nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng;
+ Phát triển nhanh chóng về số lượng, nâng cao chất lượng, có cơ cấu đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước;
+ Ngày càng được trí thức hóa, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học – khoa học tiên tiến, hiện đại trong điều kiện phát triển kinh tế trí thức; có tác phong công ngiệp và kỷ thuật lao động cao; thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Các mục tiêu quan hệ chặt chẽ với nhau, để xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, thực hiện giai cấp lãnh đạo cách mạng , giai cấp tiên phong và đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc VN xhcn, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu , nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Câu 2: Phân tích quan điểm của Đảng: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”?

I CƠ SỞ ĐỂ ĐẢNG TA KHẲNG ĐỊNH VIỆT NAM ĐI LÊN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA BỎ QUA CHẾ ĐỘ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA:
Việt nam đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là phù hợp với lý luận của chủ nghĩa Mac – Lênin , xu thế của thời đại và quy luật phát triển khách quan của xã hội Việt Nam; nó không trái với tiến trình lịch sử tự nhiên:
A Về mặt lý luận:
+ Việt Nam đã tuân thủ đúng vận dụng một cách sáng tạo lý luận về hình thái kinh tế – xã hội mà chủ nghĩa Mác – Lenin đã vạch ra trong điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước.
+ Lịch sử cũng cho thấy , trên con đường phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc bao hàm cả việc tiến hóa tuần tự và bỏ qua một trong những hình thái kinh tế – xã hội nầy chuyển lên một trong những hình thái kinh tế – xã hội phát triển cao hơn.
Đó là biện chứng tự nhiên của cái chung và cái riêng , cái phổ biến và cái đặc thù, cái khách quan và cái chủ quan của lịch sử nhân loại, luôn diễn ra đa dạng sự tiến hóa, bao hàm cả tuần tự, bỏ qua và nhảy vọt.
B Về mặt thực tiễn:
+ Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 thắng lợi, mở ra thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tạo điều kiện cho giai cấp công nhân các nước giải phóng dân tộc sau khi giành được chính quyền có thể thực hiện chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
+ Lịch sử dân tộc đã cho thấy, trước khi Nguyễn Ái Quốc và Đảng ta tìm ra con đường cứu nước và giải phóng dân tộc đã có nhiều cuộc khảo nghiệm về con đường đi lên của dân tộc. Lịch sử đã không lựa chọn những con đường đó mà lựa chọn “ con đường cách mạng vô sản “ cho dân tộc ta. Con đường đó đã được Nguyễn Ái Quốc luận giải rất rỏ trong tác phẩm “ Đường cách mệnh” năm 1927.
+ Hiện nay , chủ nghĩa tư bản đang có điều chỉnh, thích nghi và có sự phát triển nhất định. Nhưng thực tiễn đó cho thấy chế độ đó không phải là tương lai mà loài người hướng tới. Những mâu thuẩn trong long chế độ tư bản ngày càng sâu sắt hơn, nó chỉ được giải quyết bằng cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, hướng xã hội loài người đi lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
C Việt Nam có đủ các điều kiện cần thiết cho phép bỏ qua:
+ Về khách quan:
Trước hết, do yếu tố thời đại. Thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới đã tác động và tạo điều kiện khách quan cho các dân tộc đi lên, lựa chon con đường xã hội chủ nghĩa, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã quốc tế hóa lực lượng sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam giao lưu và hợp tác quốc tế mà thực hiện bước “rút ngắn” ; cho các quốc gia dân tộc phát triển theo con đường phi tư bản chủ nghĩa; tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, xay dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
Ngoài ra, Việt Nam còn có sự đoàn kết, ủng hộ quốc tế rộng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ độc lập dân tộc , kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
+ Về chủ quan:
Có Đảng công sản lãnh đạo, có Nhà nước của dân, do dân , và vì dân.
Có hệ thống chính trị vững mạnh, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Có khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công – nông – trí dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Có nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao ổn định và phát triển tương đối toàn diện…
Những lí do trên chứng tỏ, Việt nam đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là quá trình lịch sử tự nhiên và sẽ thành hiện thực.
II NỘI DUNG BỎ QUA CHẾ ĐỘ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
Tổng kết quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đại hội lần thứ IX của đảng đã chỉ rõ: “Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu , kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặt biệt về khoa học công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”.
Biểu hiện cụ thể:
+ Đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa ở nước ta.
+ Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa không phải phủ định sạch trơn mà là tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, nhất là những thành tựu về khoa học và công nghệ, những kinh nghiệm quản lý.
+ Đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là con đường đi lên tạo sự biến đổi về chất trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng rất khó khăn, phức tạp. Đó là cuộc đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghiã rất gay ro quyết liệt , phức tạp trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.
+ Đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là phải trãi qua thời kỳ lâu dài, với những chặn đường, hình thức tổ chức kinh tế, xã hội cụ thể mới đi đến thắng lợi.
NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CNXH VIỆT NAM
Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu và lý tưởng của toàn Đảng và toàn dân ta. Từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo toàn dân đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, dựng nên nhà nước dân chủ cộng hòa, tiến hành công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhằm thực hiện lý tưởng cao đẹp của toàn Đảng, toàn dân: xây dựng Việt Nam thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh.
Tại Đại hội Đảng Lần Thứ XI “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (bổ sung, phát triển năm 2011) đã điều chỉnh, chuẩn hóa một số nội dung và cô đọng hóa một số đặc trưng. Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
1 – Đặc trưng bao quát nhất của xã hội xã hội chủ nghĩa do nhân dân ta xây dựng được Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định, là: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là những giá trị xã hội tốt đẹp nhất, ước mơ ngàn đời của loài người, cho nên cũng là mục tiêu phấn đấu của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, đây là đặc trưng phổ quát, có tính bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa, nó thể hiện sự khác nhau căn bản, sự tiến bộ hơn hẳn của chế độ xã hội chủ nghĩa so với các chế độ xã hội trước đó. Xã hội tư bản có đời sống vật chất và tiện nghi rất cao; dân có thể giàu, nước có thể mạnh, nhưng từ trong bản chất của chế độ xã hội tư bản, ở đó không thể có công bằng và dân chủ: nhà nước là nhà nước tư sản; giàu có là cho nhà tư bản; sự giàu mạnh có được bằng quan hệ bóc lột. Trong xã hội như vậy, người dân không thể là chủ và làm chủ xã hội.
2 – Xã hội “do nhân dân làm chủ”.
“Làm chủ” được coi là bản chất và quyền tự nhiên của con người, bởi xã hội là xã hội của loài người, xã hội đó do con người tự xây dựng, tự quyết định sứ mệnh của mình; tuy nhiên trong thực tiễn lại là chuyện khác. Lịch sử đấu tranh cho tiến bộ của nhân dân các dân tộc trên thế giới chính là lịch sử đấu tranh giành và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Chỉ đến chủ nghĩa xã hội, nhân dân mới thực sự có được quyền đó. Cho nên “nhân dân làm chủ xã hội” là đặc trưng quan trọng và quyết định nhất trong những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa. Đặc trưng này không thể tách rời những yêu cầu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
3 – “Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”.
Để có được một xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, điều tiên quyết là xã hội đó phải có một nền kinh tế phát triển. Bởi vì kinh tế là lực lượng vật chất, nguồn sức mạnh nội tại của cơ thể xã hội, nó quyết định sự vững vàng và phát triển của xã hội. Với các nội dung và lô-gíc vận động như đã luận giải trên, Đảng ta đã tập trung phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà trước mắt là hoàn thiện thể chế của nó; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, nhằm xây dựng một lực lượng sản xuất hiện đại để có một nền kinh tế phát triển cao – điều kiện bảo đảm cho sự phát triển bền vững xã hội xã hội chủ nghĩa.
4 – “Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Nếu như “nền kinh tế phát triển cao” là nội lực, là sức mạnh vật chất cho phát triển xã hội thì văn hóa là nguồn lực tinh thần bên trong của phát triển xã hội. Văn hóa là tinh hoa con người và dân tộc, tinh hoa xã hội và thời đại; bởi vậy, nó là sức mạnh con người và dân tộc, sức mạnh xã hội và thời đại.
Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chúng ta cần kế thừa và phát huy những giá trị, tinh hoa văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc; đồng thời, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và văn hóa thời đại để phát triển văn hóa Việt Nam thực sự là nền văn hóa vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc. Xã hội xã hội chủ nghĩa là một vườn hoa muôn sắc các phẩm chất, các giá trị, ở đó bản sắc văn hóa các dân tộc, cộng đồng người khác nhau phải được độc lập tồn tại, tôn vinh, phát huy, phát triển. Chính vì vậy, Đảng ta chủ trương phát triển nền văn hóa vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc; thống nhất trong đa dạng, làm phong phú diện mạo văn hóa Việt Nam.
5 – “Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.
Nói đến cùng, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, quá trình phấn đấu đạt tới những giá trị của xã hội xã hội chủ nghĩa đều là vì con người. Con người là thực thể cao nhất của giới tự nhiên, nó là sản phẩm của thiên nhiên nhưng cao siêu và bí ẩn gấp ngàn lần thiên nhiên. Bởi con người có trí tuệ và tình cảm, có khát vọng và khả năng chiếm lĩnh những đỉnh cao hiểu biết để tạo cho mình một thế giới Người – thế giới Văn hóa. Cho nên lịch sử của loài người là lịch sử con người đấu tranh xóa bỏ mọi lực cản thiên nhiên và xã hội để vươn tới một xã hội cao đẹp nhất – xã hội đó chính là xã hội xã hội chủ nghĩa. Đặc trưng người nhất của khát vọng con người là hạnh phúc. Bởi có thể người ta giàu có, đầy đủ tiện nghi, được phát triển, song vẫn bất hạnh. Hạnh phúc là trạng thái yên lành, hài hòa, là tinh thần thoải mái biểu hiện sự mãn nguyện thanh cao nhất của con người. Phấn đấu đạt tới một xã hội bảo đảm hạnh phúc cho con người, đó là một xã hội văn hóa cao.
6 – “Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển”.
Nếu như các đặc trưng nêu trên (kinh tế, văn hóa, con người) là những yếu tố thuộc phẩm chất bên trong tạo nên một chỉnh thể xã hội, thì ở đặc trưng này đòi hỏi những yếu tố thiết yếu cho sự tồn tại bền vững của xã hội lành mạnh. “Bình đẳng” là một phẩm chất và giá trị nhân quyền thể hiện trình độ phát triển và chất nhân văn cao của xã hội. “đoàn kết” là sức mạnh – đó là một chân lý. Hồ Chí Minh đã khái quát một chân lý: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. Đồng thời đây cũng là một giá trị đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa. “Bình đẳng” và “đoàn kết” chính là nền tảng của sự “tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển”. Đoàn kết toàn dân, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc đã làm nên thành công của cách mạng Việt Nam. Và giờ đây, tinh thần đó, phương châm đó đang là những nét đặc sắc của giá trị xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

7 – “Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo”.
Nhà nước pháp quyền là một hình thức quản lý nhà nước trên một trình độ cao và hiệu quả. Nó điều hành hoạt động của các cơ quan nhà nước và xã hội bằng pháp luật. Nhưng vấn đề ở đây là pháp luật nào? Pháp luật của ai và vì ai?
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước quản lý và điều hành đất nước và xã hội bằng pháp luật thể hiện quyền lợi và ý chí của nhân dân; vì vậy, là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Đây là nhà nước mà tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân với nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân không thể nào khác là dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản – đảng mang bản chất, lý tưởng, nội dung xã hội chủ nghĩa, là đảng thực hiện mục tiêu và lý tưởng xã hội chủ nghĩa.
8 – “Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới”.
Theo nguyên lý phát triển xã hội, đặc biệt trong thế giới hiện đại, mỗi quốc gia là một bộ phận hợp thành cộng đồng quốc tế. Sự phát triển quốc gia xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ có được khi đẩy mạnh “quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”. Quan hệ hữu nghị và hợp tác chính là thể hiện bản chất hòa hảo, thiện chí và tạo điều kiện cho các quốc gia hội nhập, tiếp thu những thành quả phát triển của mỗi bên, tích lũy kinh nghiệm và rút ngắn quá trình phát triển của mỗi nước. Điều có ý nghĩa lớn lao hơn là ở chỗ, “hữu nghị”, “hợp tác”, “phát triển” chính là bản chất, là khát vọng hòa đồng theo bản chất trí tuệ và tình cảm nhân văn cao cả có tính nhân loại của con người, của loài người; điều thể hiện bản chất cao đẹp nhất của xã hội xã hội chủ nghĩa.
Với tinh thần và tư duy biện chứng về phát triển xã hội, Đảng ta quan niệm: Tiến lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình vận động, chuyển hóa liên tục, không ngừng phát triển từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Các đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa cũng luôn luôn vận động, chuyển hóa và phát triển. Mười, mười lăm, hai mươi năm tới, các đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa hiện nay chắc chắn sẽ có những bổ sung mới đáp ứng đòi hỏi mới của phát triển xã hội. Điều đó đặt ra cho Đảng ta trọng trách là phải không ngừng đổi mới tư duy, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận để vừa tiếp tục khám phá ra những vấn đề, những nội dung, những đặc trưng mới, vừa sáng suốt lãnh đạo toàn dân ta xây dựng xã hội đạt tới các phẩm chất và các giá trị, vươn tới các đặc trưng mới của xã hội xã hội chủ nghĩa trong tương lai.

Câu 3: Phân tích quan điểm của Lênin: “Dân chủ vô sản so với bất cứ chế độ dân chủ tư sản nào tiến bộ nhất cũng dân chủ hơn gấp triệu lần”? Liên hệ nền dân chủ ở nước ta hiện nay?

I THEO QUAN ĐIỂM CỦA LENIN – SO SÁNH DÂN CHỦ VÔ SẢN VÀ DÂN CHỦ TƯ SẢN:
Sự khác nhau căn bản giữa hai nền dân chủ là;
A. Dân chủ thuộc về ai?
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của đại đa số nhân dân lao động, đại diện và phục vụ cho lợi ích của nhân dân lao động.
Còn dân chủ tư sản là nền dân chủ của thiểu số giai cấp tư sản, đại diện và phục vụ cho lợi ích của thiểu số bóc lột.
B. Bản chất giai cấp của dân chủ:
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ mang bản chất của giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, thông qua sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa; là nền dân chủ nhất nguyên bảo đảm vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng macxit-leninnit.
Còn dân chủ tư sản là nền dân chủ mang bản chất của giai cấp tư sản, thông qua sự quản lý của nhà nước tư sản; dù có nhiều đảng thay nhau cầm quyền dưới hình thức đa nguyên, nhưng về bản chất nó vẫn phục tùng sự lãnh đạo của giai cấp tư sản bóc lột.
C. Cơ sở khách quan quy định bản chất giai cấp dân chủ:
Cơ sở khách quan quy định bản chất của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu, phù hợp với tính chất, trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất, cho phép tạo nên sự bình đẳng về quyền lực của đại đa số nhân dân lao động.
Còn cơ sở khách quan quy định bản chất của chế độ dân chủ tư sản là chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, thừa nhận chế độ người bóc lột người, tạo nên sự bất bình đẳng, đối kháng sâu sắc về lợi ích trong xã hội .
D. Cơ sở chính trị – xã hội của chế độ dân chủ:
Cơ sở chính trị – xã hội của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của giai cấp công nhân, khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và các tầng lớp nhân dân lao động khác dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính đảng cộng sản.

Còn cơ sở chính trị – xã hội của giai cấp tư sản là bản chất của giai cấp tư sản.
E. Hình thức , cơ chế thực hiện dân chủ
Dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện thông qua nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Còn đối với dân chủ tư sản là đó là nhà nước pháp quyền tư sản.
F. Mục tiêu dân chủ:
Mục tiêu dân chủ xã hội chủ nghĩa là hướng tới giải phóng xã hội, giải phóng con người nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phù hợp với nguyện vọng lợi ích chính đáng của nhân dân. Thực hiện một nền dân chủ thật sự trên mọi mặt đời sống xã hội.
Còn mục tiêu dân chủ tư sản là nhằm duy trì thiết lập, bảo vệ lợi ích , sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản, sự bất công trong xã hội, sự bất bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc, kìm hãm sự tiến bộ, văn minh của nhân loại. Thực hiện một nền dân chủ giả hiệu, giả dối và cắt xén.
II NỀN DÂN CHỦ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY:
Với sự mở cửa hội nhập quốc tế, sau khi Việt Nam ký kết Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Chương trình hành động Vienna 1993, Việt Nam tiến hành sửa đổi Hiến Pháp (1992), công nhận các quyền con người theo các thỏa thuận đã ký. Nhà nước Việt Nam cho rằng nền dân chủ ở Việt Nam do Đảng Cộng sản và nhân dân xây dựng sẽ tiếp tục hoàn thiện, mở rộng và phát huy. Xây dựng và hướng tới một xã hội xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong Quốc hội đã có những tiếng nói phản biện, nghi ngại về hiệu quả hoạt động của chính phủ. Đặc biệt sau những vấn đề trong quản lý của Chính phủ (vụ Vinashin, vụ cho thuê rừng, vụ tham nhũng PCI…), có nhiều tiếng nói của đại biểu yêu cầu thay đổi cơ chế quản lý hiện nay trong kinh tế. Lần đầu tiên một đại biểu quốc hội yêu cầu Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm Chính phủ, yêu cầu Chính phủ xin lỗi nhân dân.
Trước đó, lần đầu tiên Quốc hội bỏ phiếu bác bỏ một dự thảo Xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam của chính phủ, dù đã được coi là nghị quyết của Bộ Chính trị. Nhiều cán bộ cao cấp lên tiếng đề nghị chính phủ thận trọng trong dự án Bauxite Tây Nguyên.
Một số tờ báo vạch rõ nguy cơ của việc thiếu dân chủ,dân chủ hình thức qua đó kiến nghị những giải pháp để Đảng Cộng sản Việt Nam đổi mới, mở rộng dân chủ trong và ngoài Đảng, trong bầu cử, trong lựa chọn lãnh đạo, trong ra quyết định
Chính phủ Việt Nam khẳng định luôn quan tâm đến dân chủ và tìm cách mở rộng, phát huy dân chủ ở Việt Nam, tuy nhiên cũng nhìn nhận rằng Hoa Kỳ và các nước phương Tây đã sử dụng vấn đề dân chủ làm một chiêu bài, “vũ khí” trong chiến lược Diễn biến hòa bình nhằm mục đích chuyển hóa, lật đổ, và thay thế các nhà nước xã hội chủ nghĩa. Chính phủ Việt Nam luôn nhấn mạnh việc không chấp nhận các lực lượng ngoại quốc lấy lý do dân chủ để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, cũng như việc một số cá nhân trong nước “Đội lốt dân chủ” để tiến hành vu cáo, xuyên tạc, bóp méo thông tin, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam.
1. Nội dung chủ yếu của dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một trong những nhiệm vụ lâu dài và trọng yếu, bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Muốn vậy, vấn đề trung tâm là phải xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhà nước pháp quyền không phải cái riêng có của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa xã hội cũng cần thực hiện nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa khác về bản chất với nhà nước pháp quyền tư sản ở chỗ: pháp quyền dưới chủ nghĩa tư bản thực chất là công cụ của giai cấp tư sản để thống trị và bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động; pháp quyền dưới chủ nghĩa xã hội là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Nhà nước pháp quyền quản lý xã hội bằng pháp luật và các công cụ khác, nhưng việc sử dụng bất cứ công cụ nào cũng phải trong khuôn khổ pháp luật. Thông qua thực thi pháp luật, nhà nước thể hiện nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị, thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.
Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Sau gần 25 năm đổi mới, về cơ bản nước ta đã chuyển đổi thành công từ mô hình kinh tế quan liêu bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tiến từ dân chủ nhân dân lên dân chủ xã hội chủ nghĩa. Hiện nay đang từng bước phát triển và hoàn thiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để tiến lên kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và xây dựng, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa hướng tới tương lai tốt đẹp.

2. Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong sự nghiệp cách mạng xây dựng, phát triển đất nước ta để tiến lên CNXH
Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Dân chủ phải được thực hiện trong cuộc sống thực tế ở từng cấp và trên tất cả các lĩnh vực thông qua hoạt động của Nhà nước do nhân dân bầu ra và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm. Cách mạng Việt Nam từ khi có Ðảng lãnh đạo, bất kỳ ở giai đoạn lịch sử nào, dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Nước ta đi theo con đường xã hội chủ nghĩa cần xây dựng, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa vì đây là một mục tiêu quan trọng của cách mạng. Không có dân chủ thì không có chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội mà không thực hiện quyền dân chủ rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực của đời sống với quảng đại quần chúng thì chỉ là chủ nghĩa xã hội hình thức.

Trong công cuộc đổi mới đất nước, Ðảng ta đã chỉ rõ một trong những nguyên tắc cơ bản để chỉ đạo đổi mới là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa để phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội không ngừng tiến lên. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do đại hội Ðảng toàn quốc lần thứ VII thông qua năm 1991 đã ghi: ‘Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân’. Hiến pháp năm 1992 cũng khẳng định, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và phải được thể chế hóa quyền lực đó bằng pháp luật, được pháp luật bảo hộ. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và công bằng xã hội đòi hỏi phải được thực hiện trong thực tế cuộc sống trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Trải qua gần 25 năm đổi mới và 20 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, nền dân chủ XHCN ở Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng và được thế giới thừa nhận.

Ðể tiến lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HÐH đất nước, mở rộng hội nhập quốc tế, phát triển bền vững, thực hiện thành công mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của Ðảng đề ra, chúng ta phải coi trọng phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa vì nó là một mục tiêu cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ðến lượt nó, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát triển và hoàn thiện lại trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy xã hội không ngừng phát triển. Chủ nghĩa xã hội ở nước ta từ chỗ chưa chín muồi đến chín muồi, từ chỗ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ chỗ chưa phát triển đến phát triển. Quá trình này cần có thời gian và môi trường ổn định, đặc biệt là ổn định chính trị, nếu không có sự ổn định thì không thể làm được việc gì. Muốn duy trì ổn định xã hội để tiến lên phải phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa và lấy đó làm động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện xã hội.

Câu 4: Phân tích tính tất yếu và tầm quan trọng của liên minh Công- Nông- Trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay?

1. Nội dung chính trị của liên minh:
Liên minh công- nông- trí thức trên lĩnh vực chính trị cần thể hiện ở những điểm sau đây:
Một là: mục tiêu, lợi ích chính trị cơ bản nhất của GCCN, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và của cả dân tộc ta là: Độc lập dân tộc và CNXH. Nhưng để đạt được mục tiêu, lợi ích chính trị cơ bản đó khi thực hiện liên minh lại không thể dung hòa lập trường chính trị của 3 giai tầng mà phải trên lập trường tư tưởng chính trị của GCCN. Bởi vì, chỉ có phấn đấu thực hiện mục tiêu lý tưởng của GCCN thì mới thực hiện được đồng thời cả nhu cầu lợi ích chính trị cơ bản của công nhân, nông dân, trí thức và của dân tộc là lập dân tộc và CNXH.

Hai là: Khối liên minh chiến lược này phải đo Đảng của GCCN lãnh đạo thì mới có đường lối chủ trương đúng đắn để thực hiện liên minh, thực hiện quá trình giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng CNXH thành công. Do đó, Đảng Cộng sản từ trung ương đến cơ sở phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức để lãnh đạo khối liên minh và lãnh đạo xã hội là vấn đề có ý nghĩa như 1 nguyên tắc về chính trị của liên minh. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, liên minh công- nông- trí thức ở nước ta còn làm nòng cốt cho liên minh chính trị rộng lớn nhất là Mặt trận Tổ quốc, là cơ sở để xây dựng nền dân chủ XHCN, đồng thời là nền tảng cho nhà nước XHCN ngày càng được củng cố lớn mạnh để bảo vệ tổ chức và xây dựng CNXH.

Ba là: nội dung chính trị của liên minh không tách rời nội dung, phương thức đổi mới hệ thống chính trị trên phạm vi cả nước. Dưới góc độ của liên minh, cần cụ thể hóa việc đổi mới về nội dung tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị trong GCCN, nông dân và trí thức. Nội dung chính trị cấp thiết nhất hiện nay là triển khai thực hiện “Quy chế dân chủ ở cơ sở”, nhất là ở nông thôn.

2. Nội dung kinh tế của liên minh:
Nội dung kinh tế là nội dung cơ bản, quyết định nhất, là cơ sở vật chất kỹ thuật vững chắc của liên minh trong thời kỳ quá độ. Nội dung kinh tế của liên minh ở nước ta trong thời kỳ quá độ được cụ thể hóa ở những điểm sau đây:
– Phải xác định đúng thực trạng, tiềm năng kinh tế của cả nước và của sự hợp tác quốc tế, từ đó mà xác định đúng cơ cấu kinh tế gắn liền với những nhu cầu kinh tế của công nhân, nông dân, trí thức và của toàn xã hội. Đảng ta xác định cơ cấu kinh tế chung của nước ta là “Công- nông nghiệp- dịch vụ”. Trong điều kiện hiện nay, Đảng ta còn xác định “Từng bước phát triển kinh tế tri thức, từ đó ma tăng cường liên minh công- nông- trí thức”

– Trên cơ sở kinh tế, các nhu cầu kinh tế phát triển dưới nhiều hình thức hợp tác, liên kết, giao lưu… trong sản xuất, lưu thông phân phối giữa công nhân, nông dân, trí thức; giữa các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, khoa học công nghệ và các lĩnh vực khác; giữa các địa bàn, vùng, miền dân cư trong cả nước, giữa nước ta và các nước khác.

– Từng bước hình thành QHSX XHCN trong quá trình thực hiện liên minh. Việc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phải được thể hiện qua việc đa dạng và đổi mới các hình thức hợp tác kinh tế, hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình, trang trại, dịch vụ ở nông thôn. Trong quá trình hình thành QHSX phải trên cơ sở công hữu hóa các TLSX chủ yếu, kinh tế nhà nước vươn lên giữ vai trò chủ đạo, cùng kinh tế tập thể làm nền tảng cho nền kinh tế cả nước, theo định hướng XHCN.

– Nội dung kinh tế của liên minh ở nước ta còn thể hiện ở vai trò của Nhà nước. Nhà nước có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện liên minh. Vai trò của Nhà nước đối với nông dân thể hiện qua chính sách khuyến nông, các tổ chức khuyến nông, các cơ sở kinh tế Nhà nước, Nhà nước có những chính sách hợp lý thể hiện quan hệ của mình với nông dân, tạo điều kiện cho liên minh phát triển. Nông nghiệp và nông thôn không chỉ là một ngành kinh tế, một khu vực kinh tế mà còn là một lĩnh vực mang ý nghĩa sinh thái xã hội.

Đối với tri thức, Nhà nước cần phải đổi mới và hoàn chỉnh các luật, chính sách có liên quan trực tiếp đến sở hữu trí tuệ như chính sách phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, về bản quyền tác giả, về báo chí, xuất bản, về văn học nghệ thuật… Hướng các hoạt động của trí thức vào việc phục vụ công- nông, gắn với cơ sở sản xuất và đời sống toàn xã hội.

3. Nội dung văn hóa, xã hội của liên minh:
Liên minh về văn hóa, xã hội thể hiện qua các nội dung cụ thể sau đây:
– Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.

– Nội dung xã hội mang ý nghĩa kinh tế và chính trị cấp thiết trước mắt của liên minh là tạo nhiều việc làm có hiệu quả, đồng thời kết hợp các giải pháp cứu trợ, hỗ trợ để xóa đói, giảm nghèo cho công nhân, nông dân và trí thức.

– Đổi mới và thực hiện tốt các chính sách xã hội, đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ xã hội trong công nhân, nông dân, trí thức cũng là nội dung xã hội cần thiết, đồng thời còn mang ý nghĩa giáo dục truyền thống, đạo lý, lối sống… cho toàn xã hội và thế hệ mai sau.

– Nâng cao dân trí là nội dung cơ bản, lâu dài. Trước mắt tập trung vào việc củng cố thành tựu xóa mù chữ, trước hết là đối với nông dân, nhất là ở miền núi. Nâng cao kiến thức về khoa học công nghệ, về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Khắc phục các tệ nạn xã hội, các hủ tục lạc hậu, các biểu hiện tiêu cực như tham nhũng, quan liêu. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

– Gắn quy hoạch phát triển công nghiệp, khoa học công nghệ với quy hoạch phát triển nông thôn, đô thị hóa, công nghiệp hóa nông thôn với kết cấu hạ tầng ngày càng thuận lợi và hiện đại.Xây dựng các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, các công trình phúc lợi công cộng 1 cách tương xứng, hợp lý ở các vùng nông thôn, đặc biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Có như vậy, nội dung liên minh mới toàn diện và đạt mục tiêu của định hướng XHCN và mới làm cho công- nông- trí thức cũng như các vùng, miền, dân tộc xích lại gần nhau trên thực tế.
Tất yếu liên minh công nông trí trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta
Vấn đề liên minh giai cấp công nhân vì giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động xã hội khác trong cuộc cách mạng của giai cấp công nhân đấu tranh chống giai cấp tư sản, do Mác, Ăng – ghen phát hiện, xây dựng, được Lê – nin vận dụng phát triển trong quá trình cách mạng XHCN và bước đầu xây dựng CNXH ở nước Nga, là một nguyên lý căn bản trong lý luận CNXH KH. TB và xây dựng thành công xã hội mới, XH XHCN, tiến lên CNCS thì giai cấp công nhân phải coi việc xây dựng liên minh công – nông – trí thức là vấn đề có tính chiến lược; nhất là trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH và đặc biệt hơn đối với các nước tiền tư bản, bỏ qua chế độ TBCN đi lên CNXH.
Qua phân tích cơ cấu xã hội TBCN và kinh nghiệm lịch sử đấu tranh của giai cấp công nhân, từ những tổn thất, thất bại trong cuộc đấu tranh đó, các nhà kinh điển đã chỉ ra rằng, vì đã không tổ chức liên minh với “người bạn tự nhiên” của mình đó là nông dân Lê – nin đã vận dụng và phát triển lý luận về liên minh công nông và các tằng lớp lao động khác của Mác trong giai đoạn CNTB phát triển cao – giai đoạn ĐQCN, đã tổ chức liên minh và nhờ đó giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Mười vĩ đại. Trong hoàn cảnh lịch sử mới, giai cấp công nhân đã xoá bỏ được chế độ xã hội cũ, bước đầu xây dựng xã hội mới, Lê nin lãnh đạo Đảng cộng sản tiếp tục mở rộng liên minh, không chỉ chủ yếu công – nông trước đây mà các tầng lớp lao động, đặc biệt nhấn mạnh hơn vai trò của tầng lớp trí thức.

Trung thành với Chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam, do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, đã vận dụng một cách sáng tạo nguyên lý đó, từng bước xây dựng được khối liên minh công – nông – trí thức ngày càng vững chắc và góp phần to lớn vào thắng lợi trong trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng. Từ Đại hội lần thứ II năm 1951, Đảng ta đã xác định rõ vị trí, vai trò của “liên minh công nhân với nông dân và lao động trí thức”.
Tính tất yếu khách quan về sự liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức trong thời kỳ quá độ lên CNXH, không phải xuất phát từ ý chí chủ quan của các nhà kinh điển hay của các ĐCS mà nó đặt trên cơ sở chín muồi của những yếu tố, điều kiện khách quan.
Khi phân tích cơ cấu xã hội – giai cấp trong CNTB, C.Mác chỉ ra, ngoài giai cấp công nhân là giai cấp đang phát triển mạnh mẽ cùng với nền công nghiệp hiện đại thì còn các giai cấp và tầng lớp lao động xã hội khác thống nhất với lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân và cùng đối lập với lợi ích cơ bản với giai cấp tư sản. Từ những cuộc đấu tranh mang tính đối đầu đầu tiên của giai cấp công nhân với giai cấp tư sản bị thất bại, theo Mác là do công nhân chiến đấu đơn độc, chưa liên hệ được với nông dân nên trở thành “bài ca ai điếu”. Trong Cách mạng tháng Mười và sau khi giai cấp công nhân đập tan chính quyền của giai cấp thống trị bóc lột, Lênin khẳng định “Chuyên chính vô sản là một hình thức đặc biệt của liên minh giai cấp giữa giai cấp vô sản, đội tiền phong của những người lao động với đông đảo những tầng lớp lao động không phải vô sản (tiểu tư sản, tiểu chủ, nông dân, trí thức)”
Công cuộc xây dựng xã hội mới trong thời kỳ quá độ lên CNXH là công việc hoàn toàn mới, đầy khó khăn gian khổ, phức tạp, lâu dài, diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, vì sự nghiệp giải phóng không chỉ cho giai cấp công nhân, mà cho toàn xã hội. Trong cơ cấu xã hội của thời kỳ quá độ còn tồn tại nhiều giai cấp tầng lớp, trong đó nông dân còn chiếm đa số, tầng lớp trí thức có xu hướng ngày càng phát triển. Mỗi giai cấp tầng lớp còn có những đặc điểm, vị trí kinh tế – xã hội, vai trò khác nhau. Để thực hiện được vai trò lãnh đạo tiên phong của mình, giai cấp công nhân mà đứng đầu là ĐCS phải tổ chức tập hợp được mọi lực lượng xã hội, trong đó chủ yếu là nông dân, trí thức. Muốn thế phải nắm bắt được đặc điểm, vai trò, nhu cầu của các giai cấp tầng lớp.
Đối với giai cấp công nhân: do vị trí lịch sử quy định, là giai cấp ngày càng đông đảo theo sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp trong nước cũng như trên thế giới. Họ có những đặc điểm riêng có, ưu việt mà không có giai cấp nào có được. Trong thời đại ngày nay, thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi thế giới, là giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến, có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo, đi đầu trong việc giải phóng con người, giải phóng xã hội. Giai cấp công nhân phải tổ chức lực lượng cách mạng, vì sự nghiệp cách mạng nào cũng là sự nghiệp của quần chúng. Việc tìm đến với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức là một nhu cầu tự thân.
Giai cấp nông dân là một tập đoàn xã hội đông đảo sinh sống trên địa bàn nông thôn, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu với tư liệu sản xuất đất rừng, sông biển, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trường về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu. Nông dân có tính hai mặt, vừa là người lao động, đồng thời là người tư hữu nhỏ. Trong mọi chế độ xã hội nông dân không có hệ tư tưởng độc lập, luôn luôn phụ thuộc vào hệ tư tưởng của giai cấp thống trị đương thời. Luôn có nguyện vọng được giải phóng khỏi chế độ áp bức bóc lột nhưng chưa bao giờ tự làm nổi cuộc cách mạng tự giải phóng của mình. Tuy nhiên, nông dân luôn có vai trò to lớn trong mỗi chế độ xã hội, là lực lượng cách mạng của giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất tiến bộ của các giai đoạn lịch sử. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, về cơ bản nông dân được giải phóng khỏi chế độ áp bức bóc lột, nhưng đa số nông dân vẫn có đời sống còn thấp kém hơn các giai tầng xã hội khác. Mặt khác nông dân lại có vai trò to lớn trong cuộc cách mạng xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Họ là lực lượng sản xuất đông đảo đầy tiềm năng, là nguồn cung cấp nhân lực cho công nghiệp hóa, là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm chủ yếu cho xã hội, thị trường đầy tiềm năng trong nền kinh tế thị trường của thời kỳ quá độ. Giai cấp nông dân đã được giai cấp công nhân giải phóng khỏi chế độ áp bức bóc lột, nhu cầu tìm đến với giai cấp công nhân cũng là nhu cầu tự thân của họ, nên là người bạn tự nhiên, gần gũi nhất của giai cấp công nhân. Đây chính là mối quan hệ đồng hành, gắn bó khách quan tạo ra sự cố kết chặt chẽ công – nông.
Tầng lớp trí thức, ta thường gọi là đội ngũ trí thức, là một tập đoàn những người lao động xã hội đặc biệt bằng trí óc, phương thức lao động chủ yếu là lao động trí tuệ cá nhân, tạo ra những sản phẩm khoa học, trí tuệ, tinh thần. Nói chung họ là những người có trình độ học vấn và chuyên môn cao, am hiểu sâu rộng lĩnh vực chuyên môn của mình. Họ không phải là giai cấp mặc dù số lượng ngày càng đông, mà chỉ là một tầng lớp vì họ không trực tiếp sở hữu tư liệu sản xuất, họ chỉ sở hữu trí tuệ, lại xuất thân từ nhiều giai tầng khác nhau trong xã hội, không có hệ tư tưởng độc lập. Dưới các chế độ thống trị trước đây, trí thức bao giờ cũng bị các giai cấp thống trị nắm lấy, làm công cụ trong tay mình. Họ cũng là người bị bóc lột về cơ bản, và cũng luôn có nguyện vọng được giải phóng. Cũng như giai cấp nông dân, họ chưa bao giờ tự làm nổi cuộc cách mạng giải phóng mình thành công. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, trí thức cũng đã được giải phống, càng có điều kiện để phát huy vai trò của mình. Ở mọi quốc gia, trí thức là bộ phận tiêu biểu cho trí tuệ, văn hoá của đất nước. Họ có vai trò nghiên cứu khoa học, phát minh sang chế, vận dụng, ứng dụng, chuyển giao các thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến phù hợp để xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Họ có nhiều ý kiến đóng góp vào việc hoạch định đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, của Nhà nước để phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Trí thức nói chung rất nhạy cảm về mặt chính trị xã hội, nên khi đã thấy được vị trí vai trò tiên phong, lãnh đạo của giai cấp công nhân thì họ sẵn sàng tự giác đứng về phía công nhân và dân tộc để thực hiện sự nghiệp giải phóng xã hội chung, trong đó có bản thân mình.
Như vậy, cả giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức đều là những lực lượng lao động sản xuất, lực lượng chính trị – xã hội với những đặc điểm, vai trò xác định. Họ là những giai cấp, tầng lớp đông đảo nhât trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Đặc biệt đối với các nước tiền tư bản, nông nghiệp lạc hậu quá độ bỏ qua chế độ TBCN đi lên CNXH đây là lực lượng cách mạng chủ yếu. Với tư cách là giai cấp lãnh đạo, giai cấp công nhân mà đứng đầu là Đảng cộng sản phải nắm bắt được những yếu tố khách quan từ các giai cấp tầng lớp, để tổ chức thành liên minh vững chắc, khi đó không chỉ giành được sự thắng lợi mà cũng “không có thế lực nào phá vỡ nổi”
Chủ nghĩa Mác – Lênin bàn về tính tất yếu của liên minh công – nông – trí thức, không chi trong giai đoạn giành chính quyền, mà còn đặc biệt lưu ý trong giai đoạn xây dựng CNXH “trong thời đại chuyên chính vô sản”. Trong cuộc cách mạng giành chính quyền, cần phải liên minh thì trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới liên minh càng phải được tiếp tục duy trì và củng cố. “Nguyên tắc cao nhất của CCVS là duy trì khối liên minh…để giai cấp vô sản có thể giữ được vai trò lãnh đạo và chính quyền nhà nước”. Trên cơ sở đó để giai cấp công nhân thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã hội mới, như mục tiêu Đảng ta đã đề ra là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vai trò đó chỉ được giữ vững và thực hiện có kết quả tốt khi tổ chức tốt liên minh công, nông và trí thức. Xét về lợi ích cơ bản và mục tiêu của Nhà nước XHCN là xây dựng thành công CNXH, vì lợi ích của toàn thể nhân dân, nhưng nhân dân lại tập trung chủ yếu trong công nhân, nông dân, trí thức. Đó là tất yếu về chính trị – xã hội. Vì mục têu chung cũng như lợi ích chính trị của từng giai cấp, tầng lớp là bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và những thành quả của cách mạng XHCN, các giai cấp tâng lớp không được tách rời nhau hoặc hoạt động tự phát mà phải gắn bó hữu cơ với nhau thành một khối liên minh vững mạnh. Liên minh phải được Đảng cộng sản – đội tiền phong của gia cấp công nhân lãnh đạo và tổ chức hoạt động, thống nhất cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức thì mới làm cơ sở cho Nhà nước XHCN và nòng cốt của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc. Cơ sở gắn kết của các giai cấp tầng lớp công – nông – trí thức ở nước ta còn tất yếu chính trị từ trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Nhờ sự lãnh đao của Đảng, họ đã đoàn kết lại trong mặt trận dân tộc thống nhất, trong đó liên minh công nông là nòng cốt. Lợi ích, niềm tin của công nhân, nông dân, trí thức đối với Đảng đã được thiết lập vững chắc. Bước vào thờI kỳ quá độ, mối liên kết chính trị đó tiếp tục được phát huy cao độ hơn. Sự phân tích trên cho thấy cơ sở khách quan, là diều kiện chính tri- xã hội để liên minh công – nông – tri thức ngày càng bền chặt hơn.
Lê – nin đặc biệt nhấn mạnh khi chuyển từ giai đoạn giành quyền sang giai đoạn “ chuyên chính vô sản”, chính trị đã chuyển sang chính trị trong lĩnh vực kinh tế, liên minh muốn được phát huy và củng cố hơn phải lấy kinh tế làm cơ sở. Phải xuất phát từ yêu cầu khách quan về kinh tế – kỹ thuật của một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH, mà nhiệm vụ trung tâm là CNH, HĐH. Do đó phải gắn công nghiệp với nông nghiệp và khoa học công nghệ hiện đại. Về tất yếu kinh tế – kỹ thuật, Lênin chỉ rõ: nếu không có kinh tế nông nghiệp làm cơ sở thì một nước nông nghiệp không thể xây dựng được nền công nghiệp. Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ về tính tất yếu này: biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế XHCN với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến. Tư tưởng đó tiếp tục được thể hiện qua các kỳ Đại hội.
Tóm lại, khi liên minh công – nông – trí – thức được thiết lập, củng cố trên cơ sở các điều kiện khách quan đó thì liên minh trở thành nền tảng chính trị – xã hội vững chắc cho sự lãnh đạo của ĐCS, cho Nhà nước. Để tập hợp lực lượng rộng rãi quần chúng nhân dân trong khối Đại đoàn kết toàn dân cũng phải lấy liên minh công – nông – trí làm nòng cốt. Có liên minh cũng là điều kịên bảo đảm ổn định chính trị cho công cuộc đổi mới, cải cách của CNXH./.

By ThanhVL

Leave a Reply