Tải trọn bộ IELTS nội dung tại đây hoặc link GoogleDrive
Học IELTS có 7 phần sau cần chia ra học đều mỗi ngày:
1- VOCABULARY:
-
- Mua bộ flash card IELTS mỗi ngày học 10 từ hoặc 10 phút.
-
- Từ điển bằng hình (xem file đính kèm)
-
- Từ điển Lingoes portable không cần install, dùng từ điển này click & see để look up từ mới khi đọc báo, luyện đọc rất nhanh và hiệu quả: (tải trong file đính kèm)
- Tra từ online : http://www.oxfordlearnersdictionaries.com/
2- GRAMMAR
Mỗi ngày 20 phút xem lý thuyết và tự đặt câu tập thực hành nói những thì chủ yếu sau : Present & Present Continuous, Past, Future, Present Perfect, IF, WISH, Passive Voice, Relative Clause, Reported Speech, Not Only…But Also, Conjunction, because…and…so…, so that-such that-in order to-so as to… Tra Google các ngữ pháp cần học với từ khóa “cách dùng…ABCXYZ” sẽ có lý thuyết và ví dụ song ngữ minh họa.
3-PRONUNCIATION
Tập đọc to thành tiếng (không phải đọc thầm trong đầu) và phát âm rõ mỗi ngày 30 phút với bộ American Accent Training và BBC Pronunciation. Ghi âm và nghe lại. Chú ý phát âm đuôi final sounds, quá khứ –ed và –s, nối âm, âm điệu lên xuống, nhấn giọng chỗ thông tin quan trọng.
4- LISTENING
Nghe và chép chính tả mỗi ngày 30 phút, trước khi thi 2 tháng hãy luyện đề.
Nhiều người bị nhầm lẫn giữa “Khả năng nghe” và “Kỹ năng làm đề nghe”. Bạn có kỹ năng làm đề không có nghĩa là bạn sẽ nghe ra được câu trả lời và làm đúng, nhưng nếu bạn luyện “Khả năng nghe” tốt thì điểm IELTS Listening 6.5~7.5 hoàn toàn đạt được trong 3~6 tháng (tùy thời gian đầu tư học).
Vậy thì bạn đừng lo làm đề IELTS Listening nữa, chỉ nên làm nó 1 tháng trước ngày thi mỗi ngày 1 đề với 3 lần nghe. Việc luyện nghe là khổ luyện và dễ nản nhưng hãy cứ kiên trì, đạt được thành quả nhìn lại bạn sẽ thấy hoàn toàn xứng đáng. Bắt tay luyện nghe nào:
– Nguyên liệu: Nguồn nghe chuẩn British hoặc American đều tốt, nhưng phải có tapescript hay subtitle để bạn chép lại bài nghe và so sánh, tài liệu như sau:
(1) Các Podcasts của British Council.
(2) Bộ đề Cambridge 11 cuốn (ở bên trên)
(3) Trang TED: http://www.ted.com/
– Phương tiện: nếu có điều kiện các bạn nên sắm 1 cái máy ghi âm chuyên dụng của Sony có chức năng nghe vòng lặp A-B cho dễ học và cũng tiện ghi âm giọng nói mình luyện Pronunciation. Còn nếu không thì có thể dùng điện thoại hoặc PC-Laptop để học nhưng sẽ không tiện dụng bằng, nhiều thao tác hơn.
– Cách học nghe :
Bước 1: bấm nghe vòng lặp A-B trọn 1 câu audio nói, và ghi lại tất cả những gì native speaker nói, để ý phát âm cuối đuôi s,z,-ed,ch,t,f,d…Cho đến khi không nghe ra được từ nào nữa để ghi thì nghe tiếp câu tiếp theo với vòng lặp mới A1-B1, cứ thế cho đến hết bài nghe (lựa bài nào tầm 2~5 phút thôi chép ra cũng cả tờ A4 rồi đấy)
Bước 2: Check lại với tapescript & subtitle xem mình ghi sai những chỗ nào, hoặc từ nào nghe không ra…nghe lại những chỗ đó đến khi nhắm mắt nghe audio nói là từ đó hiện lên trong đầu mình hiểu ngay là ok.
Bước 3: Nghe lại toàn bộ bài audio cùng lúc xem tapescript & subtitle xem họ nói lên xuống giọng, ngừng nghỉ chỗ nào để bắt chước theo, vừa nghe vừa ráng hiểu nghĩa ngay trong đầu mà không cần dịch.
Bonus: Ghi âm lại giọng đọc của mình bài tapescript & subtitle đó, nghe lại và so lại với native speaker xem phát âm, nhấn nhá lên xuống giọng, ngừng nghỉ đúng chỗ chưa, sau đó điều chỉnh lại cho gần đúng, chỉ cần 7/10 phần là ổn.
Những lần đầu nghe giọng của chính mình sẽ bị ác mộng khi ngủ nhưng sau 1 tháng sẽ khá ngay thôi. Làm việc này mất thời gian hơn, 1 bài chừng 3 ngày~1 tuần là hợp lý, nhưng hiệu quả thật tuyệt vời.
Nguồn để nghe và chép chính tả : British Podcast đã download ở trên.
Cách làm bài thi Listening IELTS
Trước khi bắt tay vào quy trình làm bài thi Nghe thì các bạn nên lưu ý là các Tips chỉ chiếm 10~15% kết quả thi thôi nhé, 80% còn lại là kết quả của quá trình mình học nghe chăm chỉ mỗi ngày 1~2 tiếng, phần còn lại là yếu tố tâm lý và may mắn. Bạn phải luyện Pronunciation thật là kỹ vì phát âm của bạn sai sẽ dẫn đến bạn không nghe ra từ đúng. Nào, vào phòng thi làm thủ tục xong hết thì để tờ Answer Sheet qua một bên, nhận đề thi (nghe ra câu nào thì điền nháp lên đề thi này luôn ), mở ra và:
1- Speaker nói gì kệ nó, lao vào làm keywords cho Section 1 và Section 4 ( vì đa phần Section 4 khó nhất nên phải xem sơ qua trước ) thiệt nhanh sao cho Băng vừa kết thúc phần Example của Section 1 ( chỉ có Section 1 có Example ). Cái này phải luyện tập nhiều nhằm làm quen không bị rối, giữ bình tĩnh và tăng tốc độ đọc lướt gạch keywords ( Reading bổ trợ ) vì keywords rất quan trọng trong bài thi Listening ( và cả Reading ), nó giúp bạn nếu nghe bị miss hay lạc lối thì cũng catch-up lại khi Speaker đọc đến keywords. Trong quá trình làm keywords thì nên đoán 2 thứ : nội dung của Section đó nói về cái gì ( dựa vào heading và keywords ) và những từ loại nào khả dĩ có thể điền vào ( cái này làm đề nhiều thì sẽ có kinh nghiệm ). Ví dụ thấy made of/from…thì biết ngay “…” chỉ có thể là plastic/wood/metal/gold/silver…Guessing giúp bạn làm đúng đến 50%, nhớ là trong quá trình làm hãy guess all the time.
2- Vừa làm keywords vừa để ý khi nào Băng đọc xong Example và nói blah blah blah “We shall begin…” thì quay lại tập trung làm bài Section 1 ( make sure là bạn đã hoàn thành xong Keywords của Section 1 & 4 rồi nhé ). Từ lúc này hãy dồn toàn lực 80% chú ý vào đôi tai, còn 20% mắt thì dòm 2 câu hỏi liên tiếp để nếu lỡ có miss câu 1 thì cũng có thể nghe được Speaker đọc đến câu 2, rồi nhìn keywords để làm câu 3 tiếp tục. Nhớ là luôn nhìn và sẵn sàng trả lời 2 câu hỏi liên tiếp vì Speaker đôi khi muốn tricky giới hạn band điểm 7~8 bằng cách đọc liền 2 câu trả lời. Quan trọng nhất là nếu miss nghe không ra thì đừng xoáy vào câu đó nữa sẽ dẫn đến miss cả bài nghe, cứ tiếp tục bình tĩnh bám lấy Speaker và Keywords để nghe và làm tiếp.
3- Làm xong Section 1, Speaker sẽ kêu bạn check. Đừng dại mà check gì hết nhé, dành thời gian nhỏ nhoi quý báu đó mà làm tiếp keywords của Section 2 (chú ý Maps và Multiple Choices bạn phải đọc kỹ và hiểu nội dung của cả câu hỏi và trả lời vì Speaker họ sẽ đọc tất cả câu trả lời rồi mới eliminate từ từ, phải nghe đến cuối cùng để chọn cho đúng final decision ). Speaker nó nói bắt đầu làm Section 2, thì lại quay lại tập trung bình tĩnh làm Section 2.
4- Tương tự bước 3, làm xong Section 2 Speaker nó kêu check thì khỏi check lại vì không có đủ thời gian, cứ làm tiếp Keywords Section 3. Cuối bài nghe nó sẽ cho bạn 10 phút để điền vào Answer Sheet lúc đó câu nào nghe chưa ra thì nhớ lại, đoán ý và lụi thôi, hên xui. Đừng bỏ trống vì lỡ ăn ở tốt sẽ đúng câu đó và bạn được lên band điểm. 1 câu trong IELTS rất quý giá, đúng 29 câu chỉ 6.5, làm đúng thêm 1 câu nữa thôi là được lên band 7 rồi cho nên đừng bỏ trống câu nào. ( Lưu ý có trường hợp rush quá điền bị lệch câu trả lời vì bỏ trống, sẽ dẫn đến sai hàng loạt đấy nhé )
5- Tương tự bước 4, Làm xong Section 3 thì làm tiếp keywords Section 4 nếu lúc đầu làm chưa xong. Nếu làm xong keywords rồi thì ráng đọc kỹ lại nội dung câu hỏi Section 4 vì phần này khó nhất hay có dạng bài Summary rất khó follow theo, nghe liên tục không nghỉ, bạn phải điền từ vào 10 chỗ trống. Đừng lo lắng nếu bạn không hoàn thành Part 4 vì tùy vào mục tiêu của bạn là gì thì số câu phải làm đúng sẽ phân bổ bậc thang theo độ khó của bài thi.
Ví dụ mục tiêu của bạn là 6.0 Listening thì phải làm đúng 23/40 câu. Vậy hãy ráng luyện tập làm đúng được như sau :
– Part 1 : 9 câu ( vì dễ nhất, 2 Speakers nói với nhau )
– Part 2 : 6~7 câu ( vì khó hơn, độc thoại 1 Speaker )
– Part 3 : 5~6 câu ( khó hơn nữa vì 3~4 Speakers đọc nhanh, multiple choices sẽ làm bạn confuse vì đa phần nó sẽ đọc hết câu trả lời và eliminate từ từ, nhiệm vụ của bạn phải loại suy và nghe ra lựa chọn đúng của Speakers ).
– Part 4 : 3~4 câu ( chú ý điền từ dễ sai vì số ít/nhiều, quá khứ-ed, lỗi chính tả, lẫn lộn giữa danh từ/động từ…)
Tóm lại bạn luyện tập ở nhà phải làm đúng 26~27 câu thì mới tự tin đi thi đạt 23/40 câu lấy band 6.
Các phần dễ lấy điểm nhưng hay sai trong thi IELTS Listening là số phone number hay address, tên đánh vần và nơi chốn, các bạn nghe và luyện thêm.
Rảnh thì nghe thêm giải trí : www.ted.com và các kênh hài hoặc bất cứ thứ gì bạn thích về khoa học (Discovery ) muôn thú ( Animals ), du lịch và khám phá ( Reality shows ). Hai stand-up comedians mình hay coi là Trevor Noah và Stephen Colbert, lúc đầu nghe chưa quen thì nhìn phụ đề, sau quen rồi thì dẹp phụ đề qua một bên. Tuyệt đối đừng nhìn phụ đề Vietnamese vì nó không giúp bạn cải thiện được Listening bao nhiêu đâu.
5- READING:
Cách làm bài IELT phần Reading như sau:
Cách làm 2 dạng khó nhất của Reading và cách luyện Reading
a. Dạng bài Matching (match heading hoặc match content như nhau): Khi gặp cả 2 dạng này thì mình nên để sau cùng (làm những dạng khác trước). Tuyệt đối không đọc bài đọc, nhảy vào đọc câu hỏi và tìm keywords ngay. Sau đó đọc dần dần vào bài đọc.
b. Dạng bài True-False-Not Given ( hoặc Yes/No/Not Given ): Ghi đúng ký tự đề cho, không ghi tắt.
1) True ( Yes ) khi : tất cả keywords trong câu hỏi được synonyms và paraphrase lại cùng ý với bài đọc.
2) Fasle ( No ) khi: nội dung câu hỏi trái ngược rõ ràng với một ý nào đó trong đề bài ( phủ định ), hoặc sai về số lượng của cùng 1 chủ thể đang đề cập. Thường khi câu hỏi có các chữ (every, all, none, no one)
3) Not Given khi: nội dung câu hỏi dù đúng hay sai thì cũng không thấy có liên hệ nào với đoạn văn trong bài. Not sure –> Not Given
VD: một bài đọc chỉ phân tích thành phần hoá học độc hại của Thuốc Lá. Nhưng câu hỏi có ghi: “Smoking is bad for your health” –> câu này là Not Given.
Tương tự trong bài đọc nói là ngồi từ 6~8 tiếng sẽ dễ bị bệnh tim mạch. Nhưng câu hỏi ghi là : “Sitting less than 6 hours is safe” là Not Given.
Tuyệt đối bám sát bài đọc, đừng tự mình suy luận theo ý mình. (mà đề sẽ bẫy các bạn theo hướng này).
Cách làm chung cho những dạng khác :
1-Đọc câu hỏi, gạch keywords
2-Tìm keywords trong bài đọc và bám sát nội dung bài đọc.
3-Đọc hiểu đoạn vừa tìm thấy keywords và quay lại trả lời câu hỏi.
Cách luyện Reading:
1-Lấy Đáp án ra xem câu trả lời cho câu hỏi.
2-Tìm câu trả lời của đáp án trong bài đọc.
3-Gạch dưới những keywords trong bài đọc đã được paraphrase lại trong câu hỏi để hiểu vì sao họ chọn câu trả lời đó.
4-Học thuộc những synonyms và kiểu paraphrase giữa câu hỏi và bài đọc. Nếu có thời gian nhiều hơn thì học từ vựng của cả bài đọc đó.
Đừng vội làm đề nhiều, hãy học & luyện theo cách trên mỗi ngày chừng 3 tháng bạn sẽ thấy lấy điểm 7 cho Reading là “like a piece of cake” vì chỉ cần siêng là đạt.
Nên đọc báo mỗi ngày 30p trong 2 trang sau:
http://www.bbc.com/
http://www.nytimes.com/
Cách làm bài thi:
Trái ngược với nghe, Reading phụ thuộc rất nhiều vào tips, cách làm bài và kỹ năng quen làm đề thi. Giải càng nhiều đề, học lại synonyms & paraphrases đề vừa làm ( xoáy vào những câu làm sai ), tốc độ hoàn thành bài thi của bạn đọc & làm sẽ nhanh hơn.
Sau 40 phút thi xong Listening thì sẽ đến Reading, để tờ Answer Sheet ( kết quả Listening và Reading ghi chung tờ này nên coi chừng nhầm trang ) kế bên để làm ra được câu nào thì điền ngay vào (Reading không có 10mins để transfer như Listening ), nhận đề thi, mở ra và:
1- Đọc Topic Part 1 ( tuần tự sau khi xong Part 1 thì đến Part 2-3 cũng đọc tiêu đề trước ) để nắm ý tổng, lao vào làm keywords cho câu 1 (tuyệt đối không đọc bài đọc trước ). Nếu keywords là : số, năm sinh/mất/sự kiện, tên riêng (hoặc tên đặc biệt như tên gì đó dài ngoằng abc-xyz-fashfahsfjah chẳng hạn ) thì hẵng scan trong Paragraph và skim lại ý chính rồi trả lời câu hỏi số 1 ( làm tuần tự cho đến câu 40, câu nào khó làm 90s rồi mà chưa trả lời được thì bỏ qua làm tiếp câu kế ).
2- Nếu keywords là những từ/cụm bình thường thì 99% là không tìm ra được trong paragraph vì họ đã dùng synonyms và paraphrases lại để test bạn ( Đề thi Reading thực chất là kiểm tra cái này ). Hãy bình tĩnh đọc với tốc độ bình thường và đoán xem những synonyms và paraphrases nào họ sẽ dùng trong paragraph để locate được vị trí câu trả lời, sau đó đọc nhóm 3 câu : 1 câu trước đó, câu đã located được, câu sau đó. Cuối cùng lại hãy ráng Understanding cả cụm và trả lời câu hỏi. (Áp dụng Scan&Skim trong trường hợp này sẽ làm bạn rối khi scan không ra. Hãy cứ đọc bình thường rồi Locate&Understand ). Ví dụ trong câu hỏi bạn thấy cụm: “become a common topic of conversation” thì trong bài đọc họ sẽ paraphrase lại thế này: “ignited public debate”. Câu trả lời sẽ nằm lòng vòng khoảng đó thôi.
3- Thời gian không đủ là vấn đề của nhiều bạn, các bạn band 6 thông thường làm bài sẽ không làm kịp 4~6 câu (đành đánh lụi thôi). Cố gắng luyện tập khoảng 2 tháng sẽ cải thiện được vấn đề không kịp giờ, còn lại vẫn là áp dụng synonyms và paraphrases để làm bài và tăng độ chính xác (số câu đúng) lên. Làm nhiều sẽ có kinh nghiệm và tránh bị người ra đề gài bẫy (hook). Ví dụ : câu đúng là solar energy/power chứ không phải là sun energy/power. Nếu dùng sun thì phải là the energy of/from the sun hoặc the sun’s energy.
4- Hãy luyện tập làm bài thi theo thang thời gian sau cho 3 Parts của Reading ( mức độ Part 1 dễ nhất đến Part 3 khó nhất ) : 15-20-25 ( 15 phút cho Part 1, 20 phút cho Part 2 và 25 phút cho Part 3 ). Sau 15p dù chưa xong Part 1 thì cứ nhảy qua Part 2 làm, tương tự cho Part 3. Vì mỗi Part đều có câu dễ để mình lấy điểm. Trong mỗi Part, thấy dạng câu hỏi Heading thì làm sau cùng vì nó khó và mất thời gian nhiều nhất, tuần tự cứ làm điền từ trước, trả lời câu hỏi, rồi multiple choices, và True/False/Not Given ( Yes/No/Not Given ). Hãy nhớ mục tiêu của bạn là gì? ( Tương tự như Listening ). Bạn không cần phải làm đúng 40/40, chỉ cần 23/40 bạn sẽ đạt Band 6.0
Tài liệu học : https://drive.google.com/…/0BwJBdJZw3IDncW5qQi1qTk5vU…/view…
6- WRITING:
6 cách paraphrase để viết tốt mở bài & kết luận:
Sau đây là 6 cách thường dùng để Paraphrase bất kỳ đề bài nào trong Writing để làm nhanh phần mở bài Introduction nhanh nhất:
Cách 1 : dùng từ đồng nghĩa Synonyms
E.g: Therefore, the effect was an increase in student examination results.
–> Consequently, the result was a rise in educatee test marks.
Cách 2 : Đổi từ Thể Chủ Động sang Bị Động và ngược lại
E.g: Millions of tourists have visited the Eiffel Tower since this January.
–> The Eiffel Tower has been visited millions of times since this January.
Cách 3 : Đổi loại từ Word Family – Noun thành Verb hoặc Adj và ngược lại.
E.g: The police conducted an investigation of the robbery.
–> The police investigated the robbery.
Cách 4 : Dùng liên từ Conjunctions : and, but, so, although, if…
E.g: Some university classes are challenging. Others classes are boring.
–> Some university classes are challenging while others classes are boring.
Cách 5 : Dùng mệnh đề quan hệ Relative Clauses
E.g: Viruses are dangerous programs. They usually enter a computer secretly.
–> Viruses are dangerous programs which usually enter a computer secretly.
Cách 6 : Dùng định nghĩa Definition của từ bằng cách tra từ điển Anh-Anh
E.g: Lifting heavy cartons all day will aggravate your sore back.
–> Lifting heavy paper boxes all day will damage your sore back significantly ( hoặc dùng…make your sore back worse )
Áp dụng cả 6 kỹ thuật trên cho topic sau:
Some people think that government should give financial support to artists. Others believe that it is a waste of money.
–> There is a common belief that people who work in art fields should be provided with financial assistance by the state, while other people argue that this type of governmental spending is worthless.
Cách 1 : support = assistance ; government = state
Cách 2 : Đổi thành bị động với chủ từ Artists
Cách 3 : Đổi từ loại Government thành Governmental, hoặc bạn có thể paraphrase cách khác bằng đổi từ financial thành finance
Cách 4 : Dùng liên từ While/Whereas ( dùng nhiều trong dạng 2 sides )
Cách 5 : Dùng mệnh đề Who : artists = people who work in art fields
Cách 6 : Định nghĩa từ a waste = that is worthless
Vẫn còn nhiều cách khác để paraphrase 1 câu, bạn hãy luyện tập và thử vận dụng hiệu quả nhé vì trong bài thi writing task 2 mình chỉ nên dành 2 phút cho việc này thôi thì mới viết kịp 250 từ trong 40 phút.
Cách đọc văn mẫu:
Cách đọc văn mẫu/báo và tự học nâng trình Writing
Bất kể khi nào bạn đọc một bài văn mẫu hoặc bài báo bằng English, bạn phải đọc ít nhất 3 lần để có thể chuyển hóa những con chữ kia thành kiến thức và vốn văn của mình. Ví dụ bạn đọc được 1 đoạn văn thế này :
“This morning I witnessed a girl who was typing on her smartphone while driving her car through a bustling residential area and I don’t really know whether these types of drivers tend to lack conscious control over themselves or they have a mental health disorder. No wonder that Vietnam is one of the countries with the highest car accident death rates in the world, close behind India and China. With that being said, automobile users should be aware that their acts would pose a threat to other commuters and pedestrians, drivers therefore need to stay alert for the entire time they are behind the wheel.”
1-Đọc Lần 1 : đọc hiểu nội dung bài viết, tra từ điển hết những từ mình không biết và học ngay những từ đó, bạn có thể quên, đừng lo, lấy ra tra lại nếu cần. Sẽ có những từ bạn tra đi tra lại đến lần thứ 5 và nhớ mang máng là mình đã search nghĩa nó rồi, an tâm là lần 6 bạn sẽ nhớ thôi.
2-Đọc lần 2 : trích ra những cụm từ hay mình có thể dùng được
– No wonder that : hèn chi mà
– With that being said : như đã nói ở trên ( 1 cụm khác cũng hay dùng để nói những ý khác ngoài ý đã nói ở trên : Apart from the things mentioned above )
– commuters and pedestrians : những người lưu thông trên đường và khách bộ hành.
– Những cụm less common vocab band 8 : through a bustling residential area, tend to lack conscious control over themselves, have a mental health disorder, the highest car accident death rates
– Những cụm đồng nghĩa : automobile users thay cho drivers hoặc có thể dùng these people trong bài writing của bạn.
3-Đọc lần 3 : lấy bút highlight tô những câu nào có ideas hay hoặc dùng grammar câu phức dài để có thể dùng cho những trường hợp tương tự
– Grammar câu phức : This morning I witnessed a girl who was typing on her smartphone while driving her car through a bustling residential area and I don’t really know whether these types of drivers tend to lack conscious control over themselves or they have a mental health disorder : S + V + O who/whom/which/that + present/past V-ing while V-ing + AND + S + V + whether S+V+O or S+V+O.
– Ví dụ tốt cho bài writing task 2 chủ đề Transportation và Road Safety : Vietnam is one of the countries with the highest car accident death rates in the world, close behind India and China.
– Phrase này thuộc lòng luôn : automobile users should be aware that their acts would pose a threat to other commuters and pedestrians ( pose a threat to S.O : có thể gây nguy hiểm cho ai đó ), drivers therefore need to stay alert for the entire time they are behind the wheel. ( need to stay alert for S.T : cần phải đề cao cảnh giác việc gì đó )
Giờ bạn đã có đủ nguyên liệu cần thiết, hãy nấu món ăn này bằng cách “Learn by heart” ( học thuộc lòng ) và cố gắng áp dụng trong các dịp bạn có thể viết hoặc nói về chủ đề using mobile phone while driving hoặc là road safety trong Transportation nhé. Như vậy, sau vài lần áp dụng bạn sẽ nhớ những ideas, vocab và grammar này ngay, vô thi nếu gặp lại chủ đề này bạn sẽ không còn phải nao núng và tốn thời gian quá nhiều để brainstorm ideas và sắp xếp ý lẫn câu chữ nữa. Các bạn làm tương tự vầy cho những bài báo hoặc đoạn English nào mình đọc được trên web cho những chủ đề khác nhé. Dần dần, ý tưởng-vốn từ-ngữ pháp của bạn sẽ được trau dồi và bồi đắp ngày càng nhiều đủ để có thể trao đổi các chủ đề English trong writing & speaking.
*NOTE : Để biết liệu mình viết như thế là đúng hay sai, có hợp lẽ tự nhiên như người bản xứ dùng hay không có 1 cách rất đơn giản và hiệu quả mà mình thấy các bạn chưa tận dụng được tối ưu, đó là anh GOOGLE thông tuệ. Mình lấy ví dụ có một bạn viết về chủ đề Children and Education thế này : “Children like the bank page, so we can write anything we want on it.” ( Câu này tối nghĩa và sai thậm tệ vì dịch từ Vietnamese sang English word by word, ý bạn ấy là trẻ em rất hồn nhiên tính bổn thiện như trang giấy trắng, trẻ xấu hay tốt là do mình dạy nó điều hay lẽ phải hay xấu xa )
Bạn lấy cụm đó search trên Google để xem những bài articles người bản xứ họ viết tương tự thì sẽ như thế nào. Kết quả mình search ra đây :
“A child’s mind consists of blank pages, and parents are the first to write on them. Even though they don’t always seem to, our children learn exactly what we teach them”
“I view the mind of a child as blank pages in the book that will chronicle their lives. We, as parents, are co-authors of this book and we will write the prologue and several of the early chapters.”
Việc còn lại các bạn cứ áp dụng 3 bước như trên để chuyển hóa kiến thức này thành của bản thân mà dùng thôi.
Vậy đấy, viết đúng như người bản xứ không khó nhỉ Quan trọng bạn thực sự muốn thay đổi hay không? Nếu bạn lười không muốn học, không có phương pháp kỳ diệu hay liều thuốc thần tiên nào có thể giúp bạn cải thiện khả năng English.
+ Writing Task 1 : thời gian viết 20 phút (viết sau Task 2 )
General: viết thư – Formal và Informal: https://www.ieltstutor.me/blog/formal-informal
Academic: tài liệu hướng dẫn viết Report (xem file đính kèm Simon Writing Task 1)
Video hướng dẫn viết thư: https://www.youtube.com/watch?v=PgwmAUJx248
+ Writing Task 2 : thời gian viết essay 40 phút ( làm trước tiên )
Tài liệu học: (xem file đính kèm Simon Writing Task 2)
Những lỗi hay sai khi Writing và cách triển khai ý: Để đạt Writing 6.5 không khó, bạn chỉ cần phân tích đề kỹ ( loại gì đế có cách viết phù hợp ), triển khai ý rõ ràng ( Idea–>Explain–>Examples–>Results/Effects ) và hạn chế tối đa các lỗi phổ biến khi Writing ( sai chính tả, sai thì quá khứ/hiện tại/bị động, lộn số ít/số nhiều, dùng sai loại từ Noun/Verb/Adj/Adv, thiếu Object và mạo từ a/an/the, dùng văn nói “kids”/”Moreover” thay vì văn viết “children”/”Furthermore” giống trong tiếng Việt chữ Phụ Nữ dùng trang trọng cho văn viết ).
Ngoài những lỗi căn bản đã kể trên, sau đây là một số lỗi mình hay gặp trong quá trình chấm bài Writing của các bạn :
1- Đừng ghi ba chấm “…” hoặc viết tắt “etc” “btw” “anw” “don’t” “aren’t” “can’t”. Hãy ghi rõ ra là “do not” và “cannot”
2- Liệt kê list theo form sau : A,B and C hoặc A, B, C and D chứ đừng ghi A and B, C and D.
3- Đừng ghi câu hỏi trong bài Writing đại loại : How do you think we can solve blah blah blah?
4- Đừng dùng so sánh nhất kiểu “this is the best solution”
5- Các cụm “more and more” hay “bigger and bigger” dùng trong văn nói nhiều hơn, thay vì vậy hãy dùng “much more” hoặc “a great deal of”, thay large, sizeable hay significant cho “big”.
6- Tuyệt đối không dùng “And” “But” “Because” “Or” ở đầu câu, các từ đó chỉ dùng giữa câu sau dấu phẩy “,”. Hãy dùng các cụm nối khác như “In addition”, “Additionally”, “However”, “Since”, “As a result”, “Furthermore”.
7- Dùng từ lẫn lộn giữa Most/Almost ; Effect/Affect
8- Chỉ nên đưa opinion vào Mở bài và Kết luận, tuyệt đối không đề cập Opinion trong 2 khổ Thân bài, và đưa ví dụ Global chứ đừng chỉ nói về Vietnam.
9- Thay vì viết you/we hãy dùng đại từ nào chung chung như “people” “students” “society”. Nhưng khi ví dụ hay nói vấn đề gì thì hãy nêu rõ ra chứ đừng ghi mơ hồ như “thing” hay “something”
10- Một số từ dù dùng ở số nhiều vẫn không có “s” như : information, equipment, advice, knowledge, furniture, behavior.
Hạn chế tối đa phạm các lỗi này, viết đủ chữ ( tối thiểu 240 từ ), và khai triển ý trả lời phù hợp đề bài là các bạn có thể achieve 6.5 Writing, nếu dùng thêm cụm từ Vocab hay hơn như valuable experience hay countless opportunity, hoặc các từ vựng có liên quan đến chủ đề writing như commits a crime hay breaking the law, các bạn hoàn toàn có thể đạt >band 7. Hình đính kèm là ví dụ về một số lỗi hay sai và cách triển khai ý cho 1 đoạn văn thân bài. Để hiểu rõ hơn và muốn có ý để viết nhiều hơn bạn nên đọc thêm nhiều bài Writing band>7~8.0 khác.
Cách luyện viết IELTS Writing
Nhiều bạn không đạt điểm Writing cao vì lấy Vietnamese mindset ( ghi lòng vòng không trả lời trực tiếp câu hỏi, viết mông lung không có dẫn giải và dẫn chứng cụ thể…etc.) để viết bài essay, điều này làm bạn mất điểm nhiều ở 2/4 tiêu chí chấm Writing : Task Achievement và Coherence & Cohesion. Vậy để viết tốt 1 bài essay bạn hãy delete ngay những suy nghĩ Á Đông của mình và tập thói quen nghĩ straightforward và trả lời directly.
Sườn 1 bài Essay Writing ( 250 từ ) đơn giản sẽ thế này :
+ Introduction : Câu thứ 1 ( hoặc 2 câu đầu ) dùng synonyms và paraphrase lại topic ( tuyệt đối không chép y nguyên lại đề bài ). Câu cuối trả lời ngay câu hỏi opinion ( agree hay disagree; positive hay negative; advantages hay disadvantages; benefits hay drawbacks; pros hay cons; “A” better hay worse so với “B” trong discuss both views & give your opinion ).
Việc trả lời ngay này giúp bạn đạt được 2 ý : đúng văn phong English trong IELTS ( hỏi trả lời ngay, sau đó dẫn giải và dẫn chứng ) và đáp ứng được Task Achievement ngay cả khi bạn không đủ giờ để hoàn tất bài essay ( chỉ bị trừ điểm thiếu từ )
( Empty Line ) : Bỏ trống 1 dòng ra đừng ghi luôn tuồn, ta tạo cho bài essay được rõ ràng từng phần và có vẻ dài hơn. Ngoài ra, nếu cần bổ sung thêm 1 câu văn thì cũng có chỗ trống để viết. Đặc biệt 2 phút cuối dùng để check, đọc lướt lại bài văn của mình bạn phát hiện ra bài mình bị conflict : phần đầu đồng ý, diễn giải đồng ý, cho ví dụ không đồng ý, kết luận không đồng ý…etc. Hãy nhanh chóng chỉnh sửa cho đồng nhất quan điểm vào những dòng trống này hợp lý.
+ Body 1 : Câu 1 là heading và summary của cả đoạn này để reader biết ý chính Body 1 muốn nói gì ( Cause gì? Tại sao Agree/Disagree? Discuss view thứ 1; Nếu là dạng 2 câu hỏi thì Body trả lời câu số 1, Body 2 trả lời câu số 2…etc.) Kế đến cứ theo “công thức đi tè-PEE” : Point of view – Explain – Examples là bạn có thể viết được 1 body chừng 8~10 dòng. ( Công thức này bạn cũng dùng tốt trong Speaking Part 3 khi được hỏi về opinion nhé
( Empty Line )
+ Body 2 : Tương tự Body 1 ( Lý do Agree/Disagree hoặc Discuss View thứ 2 ở dạng Discuss both views ). Cứ đưa ra Point of view – Explain – Examples. Đôi khi bạn có thể đưa ra Results hoặc Effects của Idea đó nữa sao cho đủ 8~10 dòng.
( Empty Line )
+ In conclusion : Câu 1 bạn tổng hợp lại ý chính của Body 1 và Body 2. Câu 2 bạn confirm lại opinion của mình ( nếu được hỏi ), đề không hỏi opinion hoặc solutions tuyệt đối đừng đưa vô dễ lạc đề, đề bài hỏi cái gì trả lời cái đó thôi nhé.
Vậy là ổn, bạn đừng nên viết quá 2 khổ body và cũng đừng viết nhiều hơn 260 từ. Why? vì không đủ thời gian Bạn chỉ có 40p để làm Task 2 first, dành 20p còn lại cho Task 1 nữa. Hãy balance : [Điểm(task2) x 2 + Điểm(Task1)] / 3 = Điểm Writing cuối cùng đấy.
Vậy cách học thế nào : Đừng vội viết, hãy đọc thiệt nhiều bài writing mẫu band >8.0 để lấy ideas, examples, vocab, grammar, cách trình bày và khai triển ý.
– Bước 1 : đọc bài mẫu dùng highlight pen tô những keywords trong đề bài để hiểu đề bài thuộc dạng nào, đọc mở bài của văn mẫu xem họ paraphrase lại keywords như thế nào, học ngay những vocab và cách viết mở bài cho dạng này. Tiếp tục đọc đến thân bài để học cách triển khai ideas và examples. Trong quá trình đọc thấy cụm từ/grammar nào hay thì có thể ghi lại học ngay ví dụ như : gain valuable knowledge, strengthen the relationship, achieve countless opportunities…etc.
– Bước 2 : tập brainstorm ideas của mình mỗi khi đọc xong 1 đề trong vòng 10 phút. Task 2 làm trong 40 phút thì đừng vội ghi ngay, hãy dành ra 10 phút để brainstorm ideas và những cụm từ synonyms và paraphrase lại keywords trong đề bài.
– Bước 3 : viết thử trong vòng 40 phút, từ từ quen dạng đề rồi thì ráng ghi nhanh hơn và cố gắng ghi trong 30 phút.
– Bước 4 : check lại bài mình ghi, để ý những lỗi hay sai như : sai chính tả, sai số ít/số nhiều, thiếu a/an/the, sai giới từ, ý trong bài mâu thuẫn…Sau đó so lại với bài văn mẫu xem mình triển khai ý có dễ hiểu và đã có ví dụ chưa.
– Bước 5 : đọc lại bài mẫu 1 lần nữa và thống kê lại những lỗi mình hay sai, dạng đề đó topic đó có những ideas gì và ví dụ gì cần nhớ. Sau khoảng 2~3 tháng bạn sẽ thấy bạn viết quen tay hơn và sử dụng từ & ngữ pháp tốt hơn và quan trọng nhất là không bị kẹt ý & ví dụ mỗi khi đọc đề bài
Cách làm bài thi:
Sau 60 phút thi xong Reading thì sẽ đến Writing ( viết bằng bút chì hay bút mực/bi đều được không bị bắt buộc viết chì như 2 phần thi trước ), mở đề ra và làm theo 5 bước Writing ( Outside-Inside-Plan-Write-Check ) :
1- Outside : Lao vào đọc và phân tích đề Task 2 ( Dành 40p làm Task 2 trước vì nó chiếm 2/3 số điểm ), bạn có 2 phút cho việc xác định đây là loại đề gì ( 4 loại : 2-questions; agree/disagree; advantage/disadvantage; discuss both views ), gạch chân keywords những từ/câu bạn có thể thay thế bằng synonyms và paraphrase lại được.
2- Inside & Plan : Tại sao gộp 2 bước này lại? vì plan sẽ có ngay khi bạn xong 2 bước Outside-Inside rất nhanh, chừng 5~10s thôi. Bạn có 6 phút để brainstorm ideas, examples, và làm dàn ý ( dựa trên việc xác định loại Writing nào ở bước 1 Outside ). Nếu bạn lao vào viết ngay mà bỏ qua bước quan trọng nhất này thì bạn sẽ bị kẹt ý tưởng trong quá trình viết và ngồi cắn bút thôi.
3- Write : Bạn có 30p để viết 240~260 từ dựa trên outside và inside đã có sẵn, lúc này chỉ còn ghi thôi chứ không cần phải nặn óc ra nữa.
+Introduction Mở bài 2 câu : câu đầu giới thiệu vấn đề và paraphrase lại phần Outside của đề bài. Câu sau đưa ra vấn đề thảo luận ( 4 loại Writing, nếu đề bài hỏi Your Opinion thì bạn phải ghi ngay quan điểm của bạn để lấy điểm Task Achievement và đúng văn phong English ). Viết xong Introduction nhớ xuống dòng chừa 1 dòng ra rồi mới viết Body 1 để lỡ có cần bổ sung ý gì thì ghi thêm và cũng để trình bày cho giám khảo thấy rõ ràng ý tứ bài văn của mình.
+Body 1 : Linking words, Idea 1, Explain 1, Example 1 hỗ trợ cho opinion/issue đã có từ Inside ở trên chép xuống và thêm râu ria mắm muối vô thôi không tốn thời gian suy nghĩ nữa thì câu văn mình ghi mới liền mạch lưu loát. Linking words, Idea 2, Explain 2, Example 2 tương tự hỗ trợ cho ý của Body 1 này. Viết xong Body 1 cũng xuống dòng cách dòng ra như trên để lỡ có thiếu chữ thì thêm example vào.
+Body 2 : Linking words, Idea 3, Explain 3, Example 3. Tương tự cho 4 ( nếu có ) và cách dòng ra. Nếu còn 5 phút ( của 30 phút Write ) mà chưa viết xong Body 2 thì lập tức chừa dòng ra viết ngay phần Kết luận như bên dưới.
+Conclusion Kết luận : Tóm tắt lại ý ở 2 Body, confirm lại lần nữa Opinion của bạn nếu đề có hỏi Opinion. Nếu đề không hỏi Opinion/Solutions/Effects, tuyệt đối đừng đưa vào ở cả Mở bài lẫn Kết luận.
4- Check : dành ra 2 phút cuối để xem lại : Opinion của mình đã mạch lạc và có bị conflict không. Nhiều bạn viết mở bài agree, Body thì toàn đưa idea và example disagree nên đến kết luận thấy vậy quýnh quá phang là I completely disagree thì toi đấy nhé. Kiểm tra thêm số ít/số nhiều đã đúng chưa, có từ nào sai chính tả hoặc viết ngoáy quá gây khó đọc cho giám khảo không. Nếu Body 2 chưa viết xong thì nên bổ sung ngay.
Sau 40 phút phải xong Task 2 để dành 20 phút còn lại làm Task 1 nữa.
Linking words và ngữ pháp hay dùng trong writing : (xem file đính kèm Linking words)
5- Task 1 làm tương tự 5 bước như Task 2, viết 140~160 từ. Cả 2 task đừng viết nhiều hơn vì không kịp giờ để hoàn thành bài thi và viết nhiều thì ý lan man dễ sai/lạc đề, hoặc không đủ ý ( Task 2 phải có ít nhất 2 ideas trong bài, nếu thiếu chữ, hãy ghi nhiều examples vào, examiners cực kỳ thích đọc ví dụ, đừng lấy ví dụ VN không, hãy nghĩ những vấn đề chung global hoặc ở nước khác như Europe, Singapore hay Japan ). Task 1 tuyệt đối không ghi opinion của bạn vào nhé. Nguyên tắc văn phong English: hỏi trả lời ngay rồi diễn giải và ví dụ minh họa, không hỏi thì không cần trả lời.
7- SPEAKING:
Cách trả lời Par 1 & Part 3 : idea + explain + example
Nghe và luyện nói theo chủ đề Part 2: (Xem file Speaking part2-Audio)
Những tài liệu khác: (Xem file Speaking)
——————————————————-
Những trang web các bạn có thể nghiên cứu tự học thêm mình chỉ mention những thế mạnh, ưu điểm mạnh nhất của từng trang, mặc dù trang nào cũng có tips và tricks cho cả 4 kỹ năng.
1. IELTS-Advantage.com
Trang này của thầy Christopher Pell. Theo ý quan điểm riêng của mình thì cái mạnh nhất của trang này đó chính là phần Writing (cả 2 tasks). Thầy share rất rất rõ các tiêu chí chấm điểm, làm sao để đạt điểm cao và rất nhiều tips như paraphrasing, example. Nói chung mình thấy bao nhiêu đây đã rất rất đủ với các bạn đang ôn Writing band 6.5-
Task 1: http://ieltsadvantage.com/writing-task-1/
Task 2: http://ieltsadvantage.com/writing-task-2/
2. IELTS-Mentor.com
Đây là một tài nguyên khủng về đề Reading… Có cả trăm cái sample Reading (mỗi sample là 1 passage trong 1 test), được sưu tầm rất công phu. Cuối mỗi bài có phần đáp án, nên việc check lại rất nhanh. Mình hay download (mỗi lần 1-2 sample) rồi in và làm.
Link: http://www.ielts-mentor.com/reading-sample/academic-reading
3. IELTSSpeaking.co.uk
Kho Vocabulary dùng cho Speaking, thêm vào đó là course online cho những bạn có điều kiện.
Link: http://www.ieltsspeaking.co.uk/
4. IELTS-Blog.com
Mình dùng trang này để học Writing (check grammar và vocabulary). Mình vào mục sample Writing của các IELTS Test takers đã được sửa, và đọc học hỏi từ những lỗi sai đó. Các bạn nên đi từ band thấp đến cao nhé.
5. Những trang khác có thể tham khảo:
IELTS-Simon.com
IELTSLiz.com
IELTSBuddy.com
IpassIELTS.com
(Nguồn sưu tầm từ Google + Facebook Phil Le)