Tải file tại đây:

  1. Bài giảng Thành phố Hồ Chí Minh học
  2. Bài giảng TPHCM học – toàn bộ
  3. Bài giảng TPHCM học – Văn hóa con người Sài Gòn
  4. Đề cương thảo luận chi tiết


 

ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN

 MÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HỌC

Câu 1: Đồng chí hãy phân tích một yếu tố tạo ra nguồn lực phát triển thành phố Hồ Chí Minh và liên hệ thực tiễn địa phương, cơ quan đơn vị công tác?

  1. CHỦ ĐỀ: Nguồn lực của TP. Hồ Chí Minh
  2. TRỌNG TÂM:
  • Phân tích một yếu tố tạo ra nguồn lực chính của TP. Hồ Chí Minh, gồm 2 yếu tố: địa lý tự nhiên; kinh tế xã hội, trong đó nguồn nhân lực chiến vai trò quan trọng, quyết định nhất.
  • Suy nghĩ bản thân về nguồn nhân lực hiện nay: giữ vai trò quan trọng, quyết định nhất.
  • Giải pháp để phát triển nguồn nhân lực của thành phố
  1. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
  2. Nguồn lực của thành phố Hồ Chí Minh
  3. Các yếu tố địa lý tự nhiên
  • Vị trí – địa hình.
  • Khí hậu.
  • Sông ngòi – kênh rạch.
  • Hệ thống Hệ sinh thái – thổ nhưỡng.
  1. Các yếu tố địa lý kinh tế – xã hội.

2.1 Hạ tầng cơ sở.
2.2 Con người – nguồn nhân lực.
2.2.1. Đặc điểm:
– Dân số: Dân số đông, 70% dân số trong độ tuổi lao động là điểm mạnh thành phố Hồ Chí Minh vì tạo ra lực lượng lao động dồi dào.
– Nguồn lao động: TP Hồ Chí Minh là đô thị có nguồn nhân lực lớn nhất nước. Ðội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trên địa bàn chiếm tới 40% so với cả nước. Số lao động đã qua đào tạo tăng từ 40% năm 2005 lên 55% năm 2010. Đáp ứng kịp thời nhu cầu cho các ngành, các lĩnh vực của thành phố.Trình độ dân trí cao, mà đặc biệt là trình độ chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng lao động luôn ở vị trí đứng đầu của cả nước, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, được đào tạo bài bản; đội ngũ trí thức đông đảo, được đào tạo từng nhiều nguồn, từ nhiều lĩnh vực ở trong nước, cũng như ở nhiều nước có nền khoa học hàng đầu của thế giới; ý thức tổ chức kỷ luật cao.
– Con người – nguồn nhân lực TP HCM có sức cạnh tranh rất lớn so với các đô thị, tỉnh thành trong cả nước vì con người – nguồn nhân lực thành phố có những ưu thế là cần cù, siêng năng, thông minh, sáng tạo, khả năng tiếp thu, nắm bắt nhanh kỹ thuật mới hiện đại, mạnh dạn ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất và đời sống.
– TP HCM là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động chuyên môn tay nghề giỏi.
– Với số dân đông tạo cho thành phố trở thành nơi tiêu thụ lớn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ.
2.2.2. Vị trí, vai trò:
– Nguồn nhân lực TP. HCM giữ vai trò quyết định cho sự phát triển thành phố. Đây là động lực quan trọng hàng đầu, là nguồn lực quan trọn nhất thúc đẩy TP. HCM phát triển nhanh, liên tục, toàn diện và bền vững.
Chất lượng nguồn nhân lực không chỉ có vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế, mà chất lượng nguồn nhân lực càng cao thì sẽ dẫn đến ý thức xã hội càng phát triển, mối quan hệ giữa người với người tốt hơn và thúc đẩy sự phát triển nhanh của xã hội. Chính vì vậy cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng đã chỉ rõ: Con người là nguồn lực quan trọng nhất, là nguồn lực của mọi nguồn lực, quyết định sự hưng thịnh của đất nước. Do đó việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn là quốc sách của Việt Nam qua nhiều thời kỳ. Tại TP.HCM, Chương trình nâng cao nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015 được xác định là 1 trong 6 chương trình đột phá
– Nguồn lực khác như tài nguyên thiên nhiên nếu khai thác nhiều sẽ cạn kiệt chỉ nguồn nguồn lực con người, đây là tài sản vô giá của TP
– Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triển kinh tế như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học – công nghệ, con người … Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay.
III. Giải pháp để phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố
Các biện pháp cần làm để thúc đẩy và phát triển nguồn nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh :
– Đẩy mạnh việc đầu tư, phát triển giáo dục đào tạo:
+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục và đào tạo: Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các hoạt động giáo dục là một trong những nội dung quan trọng của tiến trình đổi mới giáo dục nâng cao chất lượng đào tạo.
+ Đội ngũ giáo viên: Chất lượng người thầy là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo. Thực tế từ lâu đã đúc kết “Thầy tốt sẽ có sách tốt”, “Thầy giỏi sẽ giúp cho trò trở thành trò giỏi”. Người thầy phải là người có lòng yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục; có trình độ cao, có phẩm chất đạo đức tốt, nếp sống giản dị, khiêm tốn luôn biết tôn trọng lợi ích tập thể và quốc gia, thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn và coi đó là trách nhiệm bản thân.
+ Nội dung chương trình: Đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo: Với sự phát triển nhanh chóng của tri thức trong mọi lĩnh vực, nhất là khoa học công nghệ thì nhất thiết phải cải tiến đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy. Cần xúc tiến nhanh việc xây dựng chương trình cho phù hợp với yêu cầu của thời kỳ đổi mới, cập nhật nội dung, tri thức mới vào bài giảng, chú trọng nội dung khoa học cơ bản, gắn chặt cơ bản với thực tiễn, giới thiệu cho người học  những thông tin mới gắn với đời sống xã hội đang diễn ra.
+ Chương trình và nội dung mới phải sát thực tế, đáp ứng nhu cầu của xã hội, sát với thực tiễn sử dụng lao động của các doanh nghiệp
+ Đào tạo những ngành còn yếu và thiếu như các ngành; quản lý điều hành, tin học, kế toán, sư phạm, y tế, tài chính – ngân hàng,…
+ Kết hợp đào tạo trong nước và nước ngoài
– Chế độ, cơ chế, chính sách đãi ngộ để thu hút nhân tài, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để người lao động phát huy năng lực của mình.
– Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao  ngoài nhận thức và nỗ lực cá nhân, cần phải có được sự nhận thức và quan tâm đúng mức của toàn xã hội, của các cấp lãnh đạo và đặc biệt là lãnh đạo ngành, tạo điều kiện thuận lợi  như:
+ Có điều kiện làm việc thuận lợi
+ Tiền lương: công bằng, hợp lý, theo năng lực đóng góp đảm bảo đủ để có thể tái tạo sức lao động và các chi phí hỗ trợ gia đình.
+ Nhà ở: Các chương trình nhà ở xã hội, khu lưu trú cho công nhân, nhà ở cho người có thu nhập thấp,… nhằm giúp người lao động ổn định chổ ở, an tâm công tác
+ Môi trường làm việc: là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả làm việc, do vậy cần xây dựng môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp.
Câu 2 : Quá trình mở đất, lập chính quyền của người Việt Nam trên đất Sài Gòn diễn ra như thế nào? Đồng chí có suy nghĩ, nhận định như thế nào về vấn đề này?

  1. CHỦ ĐỀ : Quá trình hình thành Sài Gòn – Gia Định
  2. TRỌNG TÂM:

Quá trình mở đất, lập chính quyền của người Việt Nam (Sài Gòn trước năm 1698).
Suy nghĩ, nhận định của cá nhân.

  1. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
  2. Quá trình mở đất, lập chính quyền của người Việt Nam trên đất Sài Gòn:

1.1. Mở đất:
– Bối cảnh lịch sử (cuối Thế kỷ 16)
– Niên đại
– Diễn biến
– Vai trò của lưu dân người Việt
– Vai trò của phong kiến họ Nguyễn
1620: chúa Nguyễn lập được quan hệ mật thiết với triều đình Chân Lạp (chúa Nguyễn Phúc Chu gã công cúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp)
1623: Lập trạm thuế thương chính ở SG
1679: Lập Đồn dinh Tân Mỹ ở SG
Ý nghĩa các mốc thời gian
1.2. Lập chính quyền:
– 02/1698: Nguyễn Hữu Cảnh lập thành Gia Định
– Diễn biến
– Ý nghĩa bộ máy nhà nước đầu tiên
– Vai trò vị trí trung tâm của Dinh phiên Trấn: Chấm dứt thời kỳ tự phát của lưu dân; chế độ ruộng đất được hình thành; có chính sách tổ chức chiêu mộ lưu dân; chính sách quản lý tích cực, tiến bộ; Dinh phiên Trấn trở thành dinh quân sự.

  1. Suy nghĩ, nhận định của cá nhân:

– Ý thức, ý chí mở mang bờ cõi của cha ông ta về phương Nam, khẳng định chủ quyền
– Công lao, mồ hôi nước mắt, xương máu của cha ông
Câu 3 : Đồng chí hãy phân tích, đánh giá đặc điểm nổi bật của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh? Liên hệ với những đặc điểm của Đảng bộ địa phương hoặc cơ quan, đơn vị công tác của mình?

  1. CHỦ ĐỀ : Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh.
  2. TRỌNG TÂM:
  • Đặc điểm nổi bật của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh.
  • Liên hệ thực tiễn
  1. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
  2. Đặc điểm nổi bật của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh (3 thời kỳ,12 đặc điểm) :

1.1. Thời kỳ hình thành, tham gia sự nghiệp đấu tranh giành chính quyền cách mạng (1930-1945).
Đảng bộ TP ra đời vào tháng 3/1930 với 3 đảng bộ, khoảng 150 đảng viên
– Đảng bộ TP là cơ sở, chỗ dựa cho TW Đảng dừng chân, đóng quân để lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp cách mạng cả nước.
– Đảng bộ TP giữ vai trò là hạt nhân chính trị, hạt nhân cách mạng của cả nước.
– Đảng bộ TP đóng góp công sức của mình để góp phần đưa đến thắng lợi CMT8 ở Sài Gòn.
1.2. Thời kỳ tham gia sự nghiệp chiến tranh cách mạng chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ (1945-1975).
Đảng bộ TP lãnh đạo nhân dân anh dung kiên cường, chủ động tích cực, năng động sáng tạo, đi trước mở đầu trong cuộc cách mạng chống thực dân Pháp.
– Đảng bộ TP lãnh đạo nhân dân trong 9 năm kháng chiến chống Pháp 1946-1954, đã hoàn thành vai trò đấu tranh cách mạng ngay tại “chiến trường phối hợp” để đánh bại thực dân Pháp trên chiến trường chính.
– Đảng bộ TP lãnh đạo nhân dân trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ đã hoàn thành xuất sắc đấu tranh cách mạng ngay tại “chiến trường chiến lược”, quyết định thành bại trong cuộc chiến tranh cách mạng tại miền Nam.
– Đảng bộ TP về sau với đại thắng mùa xuân 30/4/1975.
1.3. Thời kỳ tham gia sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, đổi mới xã hội chủ nghĩa; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ 1975 đến nay.

– Lãnh đạo thành phố luôn giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội .
– Lãnh đạo phát triển thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm kinh tế hàng đầu của cả nước, hạt nhân vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
– Lãnh đạo thành phố không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân.
– Lãnh đạo xây dựng, củng cố hệ thống chính trị thành phố ngày càng vững mạnh, hoàn thiện hơn

  1. Liên hệ với những đặc điểm của Đảng bộ địa phương hoặc cơ quan, đơn vị công tác của mình

– Đảng bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư luôn giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội.
– Không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn Thành phố.
Câu 4 : Đồng chí trình hãy phân tích một tính cách văn hóa nổi trội của con người Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh mà mình tâm đắc? Cho biết suy nghĩ của đồng chí về thực trạng đời sống văn hóa của cư dân thành phố Hồ Chí Minh hiện nay?

  1. CHỦ ĐỀ: Văn hóa, con người Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh.
  2. TRỌNG TÂM:
  • Phân tích một tính cách văn hóa nổi trội của con người Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh.
  • Suy nghĩ của cá nhân về thực trạng đời sống văn hóa của cư dân thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
  1. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
  2. Khái quát những tính cách văn hóa nổi trội
  • Yêu nước nồng nàn, kiên cường chống ngoại xâm.
  • Tính linh hoạt, năng động, sáng tạo.
  • Tính trọng nghĩa, khinh tài.
  • Tính phóng khoáng, hiếu khách.
  • Tính thực tế.
  • Tính cách dung hợp, hài hòa.
  1. Tính cách văn hóa nổi trội của người Sài Gòn mà tôi tâm đắc: tính phóng khoáng, hiếu khách.
  • Cuộc sống tự do, không thích bon chen trong vòng danh lợi.
  • Khoan dung, chấp nhận sự khác biệt trong lối sống, cách sống của người khác.
  • Trong giai đoạn hiện nay, phóng thoáng và hiếu khách là một tính cách trất có ý nghĩa trong việc xây dựng đại đoàn kết dân tộc, trong việc đề xuất và thực hiện nhiều chính sách, phong trào xã hội, trong việc kêu gọi và tiếp nhận đầu tư.
  • Tuy nhiên quá phóng thoáng sẽ dễ rơi vào lối sống tùy tiện, không chú ý đến khuôn phép nguyên tắc.
  1. Suy nghĩ của cá nhân về thực trạng đời sống văn hóa của cư dân thành phố Hồ Chí Minh hiện nay:

3.1. Thực trạng:

  • Đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên.
  • Những giá trị văn hóa truyền thống được phát huy (lá lành đùm lá rách).
  • Các phong trào xã hội được khởi xướng, thực hiện và tan tỏa.
  • Phát triển văn hóa chưa tương xứng với phát triển kinh tế.
  • Tình trạng suy thoái đạo đức lối sống đáng lo ngại .
  • Nếp sống văn minh đô thị còn kém.
  • Chất lượng sinh hoạt văn hóa còn thấp.

3.2. Giải pháp:
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội đã thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư; vào mọi lĩnh vực sinh hoạt, vào quan hệ con người, tạo ra trên thành phố ta, đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, thông qua việc xây dựng các tiêu chí, chuẩn mực về văn hóa để thực hiện được mục tiêu trên cần phải:

  • Phát triển văn hóa của thành phố theo hướng văn minh, hiện đại.
  • Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là các giá trị văn hóa mang nét đặc trưng của nhân dân thành phố
  • Tập trung xây dựng môi trường văn hóa đô thị, nếp sống thị dân.

Giảm dần khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa nội thành và ngoại thành.
Câu 5: Đồng chí hãy phân tích, chứng minh vai trò, vị trí của nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đối với sự phát triển kinh tế Nam Bộ và cả nước?

  1. CHỦ ĐỀ: Kinh tế Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh.
  2. TRỌNG TÂM:
  • Vai trò, vị trí quan trọng của nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đối với Nam Bộ và cả nước: là trung tâm kinh tế lớn nhất nước, đầu tàu kinh tế quốc gia.
  • Những việc cần làm để phát huy vị trí trung tâm kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh.
  1. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
  2. Đặc điểm, vai trò vị trí của nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đối với Nam Bộ và cả nước.
  • Kinh tế thành phố sớm đi vào kinh tế hàng hóa, phát triển kinh tế thị trường.
  • Phát triển liên tục trong hơn 310 năm qua (tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng liên tục trên 10%; năm 2011 tăng 10,58% cao nhất cả nước)..
  • Nền kinh tế có tính hội nhập quốc tế cao.
  • Có sự phát triển toàn diện, phong phú và đa dạng trên từng loại ngành nghề, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng ( 2 lĩnh vực trên chiếm khoang 98%GDP thành phố).
  • Kinh tế thành phố là nền kinh tế “mở” gắn kết chặt chẽ với khu vực và quốc tế.
  • Trong nền kinh tế thành phố lĩnh vực thương mại, xuất – nhập khẩu giữ vai trò hết sức quan trọng, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế những vùng xung quanh phát triển theo.
  1. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất nước, đầu tàu kinh tế quốc gia:
  • Thành phố nằm ở vị trí hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với 8 tỉnh thành : TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang.
  • Thành phố là trung tâm về nhiều mặt của Nam Bộ và cả nước : trung tâm chính trị hành chính, Trung tâm kinh tế, trung tâm Khoa học công nghệ, trung tâm lưu thông hàng hóa, trung tâm xuất nhập khẩu.
  • Thành phố có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển tương đối quy mô và đồng bộ : đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không.
  • Thành phố có nhiều kinh nghiệm trong phát triển kinh tế hàng hóa.
  • Thành phố có điều kiện địa lí tự nhiên hết sức thuận lợi tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế: ít bão, khí hậu ôn hòa, giữa vùng Đông Nam Bộ giàu tài nguyên và vùng Tây Nam Bộ giàu lương thực, …
  • Nguồn nhân lực đa dạng và phong phú, tập trung đội ngũ lao động có chất xám cao chiếm trên 40% cả nước.
  • Thành phố có tiềm năng rất lớn về huy động các loại nguồn vốn : vốn đầu tư từ nước ngoài FDI, vốn từ kiều bào ở nước ngoài gửi về, vốn huy động từ trong dân qua ngân hàng, vốn từ Trung ương đầu tư lại cho thành phố.
  1. Những việc cần làm để phát huy vị trí trung tâm kinh tế của thành phố:
  • Khai thác tốt nhất tiềm năng lợi thế của TP, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh
  • Tiếp tục phát triển 9 nhóm ngành dịch vụ: tài chính-tín dụng-ngân hàng-bảo hiểm; thương mại, vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng – hậu cần hàng hải và XNK; bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin- truyền thông; kinh doanh tài sản – bất động sản; dịch vụ thông tin tư vấn; khoa học công nghệ; du lịch; y tế; giáo dục đào tạo.
  • Tiếp tục tập trung phát triển 4 ngành CN có hàm lượng KH-CN và giá trị gia tăng cao: cơ khí; điện tử – công nghệ thông tin; hóa dược-cao su; chế biến tinh lương thực thực phẩm và các ngành công nghệ sinh học; công nghiệp sạch, tiết kiệm năng lượng; công nghiệp phụ trợ.
  • Phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học.
  • Tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng để phát triển các thành phần kinh tế. Phát triển đồng bộ 5 loại thị trường chính yếu: tài chính, hàng hóa-dịch vụ, công nghệ, bất động sản, lao động.
  • Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là đội ngũ trí thức để khoa học công nghệ thực sự là động lực nâng cao chất lượng tăng trưởng.
  • Tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật.

Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, tổ chức hoạt động khoa học công nghệ, gắn kết giữa các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và sản xuất – kinh doanh.

By ThanhVL

Leave a Reply